spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

12 bệnh hoạn và 14 dị thường của xã hội Trung Quốc

12 bệnh hoạn và 14 dị thường của xã hội Trung Quốc
Một giáo viên đang giám sát học sinh tại trường tiểu học Yang Dezhi “Hồng quân” ở Wenshui, huyện Xishui, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. (Fred Dufour / AFP qua Getty Images)

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc xưa, con người thể hiện ra những ưu điểm như thành thật, thiện lương, hòa vi quý, bao dung… Khi văn hóa truyền thống của một dân tộc bị phá hủy, thì dân tộc đó đã đánh mất cội nguồn. Thế nên, xã hội Trung Quốc hiện nay, đạo đức luân lý đã tuột dốc không phanh.

12 hiện tượng xã hội bệnh hoạn ở Trung Quốc hiện nay

Trung tâm Điều tra Diễn đàn Nhân dân thông qua điều tra phỏng vấn, đã sơ bộ đưa ra 12 hiện tượng xã hội bệnh hoạn ở Trung Quốc hiện nay.

  1. Giải trí đến chết: Sùng chuộng chủ nghĩa hưởng lạc cá nhân, cam tâm tình nguyện trở thành kẻ cuồng giải trí.
  2. Tâm lý ‘xấu xí’: Thích tạo sự nổi tiếng bằng những hành vi độc ác xấu xí, hiện tượng giả dối, độc ác, xấu xí, càng mắng chửi thô tục thì càng ‘hot’.
  3. Chứng bạo lực, ngông cuồng, nóng nảy: Thô bạo dã man, tàn bạo nghênh ngang, dễ nổi giận, thích cực đoan, thậm chí gây nguy hại cho người khác và cho xã hội.
  4. Chứng già sớm: Chưa già đã suy bại, tâm hồn lão hóa còn nhanh hơn tuổi tác, vứt bỏ hoài bão quá sớm, thỏa hiệp quá sớm.
  5. Chứng lo lắng xã hội: Căng thẳng lo lắng bất an lâu dài vì công việc, cuộc sống, dưỡng già và những thứ không thể nào dự tính trước được.
  6. Tâm thái đà điểu: Trốn tránh hiện thực, ‘bịt tai trộm chuông’, trước áp lực và khó khăn thì lựa chọn thái độ né tránh.
  7. Tâm thái thờ ơ: Thờ ơ lãnh đạm kiểu AQ, vô cảm đứng nhìn, sùng chuộng triết lý ‘việc không liên quan đến mình thì chỉ nhìn mà mặc kệ’.
  8. Hoài nghi tất cả: Thiếu thành tín xã hội dẫn đến giữa người với người thiếu sự tin tưởng và cảm giác an toàn, từ đó hoài nghi tất cả.
  9. Chứng lệ thuộc vào mạng Internet: Nghiện mạng Internet và điện thoại di động, trở thành lệ thuộc, chìm đắm trong thế giới ảo, không thể tự dứt ra được.
  10. Chứng sợ suy nghĩ: Học như con vẹt, người ta nói sao thì cũng nói vậy, đối với tin đồn hoặc quan điểm cá nhân của người khác, không biết suy nghĩ lý trí, phụ họa theo trào lưu.
  11. Thiếu tín ngưỡng: Đa nguyên giá trị không tồn tại, có vấn đề tinh thần liên quan đến đạo đức và tín ngưỡng. Sự thiếu hụt đạo đức và hành vi xấu nổi cộm.
  12. Tâm thái khoe giàu: Trưng bày, khoe khoang của cải. Tâm hư vinh nổi bật chính là một loại phản ánh khác của tâm lý tự ti, khoe khoang là để có được cảm giác thỏa mãn.
ntdvn phat 6 7730 1631543311
Những đồ hàng hiệu được các hotgirl Trung Quốc khéo léo khoe trong các bức ảnh, nhằm phô trương sự giàu có. (Ảnh: Xiaohongshu)

14 hiện tượng xã hội dị thường ở Trung Quốc

Giá trị quan luân lý của một xã hội, một dân tộc, một quốc gia, thường được thể hiện và phản ánh ra thông qua văn hóa. Sau khi tiến hành Cách mạng Văn hóa, những hiện tượng xã hội bất thường sinh sôi nảy nở như cỏ dại.

  1. Người thiếu nợ vênh vang như ông kễnh, người cho vay nợ nơm nớp sợ sệt như cháu nội.
  2. Ngày càng nhiều cô gái thích nói chuyện tình cảm với đàn ông giàu, nhưng lại nói chuyện tiền bạc với những chàng trai nghèo.
  3. Sau khi kết hôn, con dâu sống an nhàn như quý bà, mẹ chồng sống vất vả như con ở.
  4. Có những người tiền lương 3000 tệ (khoảng 10 triệu VNĐ), bớt ăn giảm tiêu để thưởng tiền cho những MC livestream có tiền tỷ.
  5. Những đứa trẻ được nuông chiều ngày càng nhiều, thế là ông nội sống như cháu nội, cháu nội sống như cụ nội.
  6. Người nói lời chân thật bị người ta cho là EQ thấp. Kẻ bẻm mép nịnh hót được người ta coi là EQ cao.
  7. Rất nhiều người đau buồn chết đi sống lại với những nhân vật trong phim ảnh, nhưng trước những khổ nạn của những người xung quanh lại coi như không thấy.
  8. Người bán rau không ăn rau mình bán, người bán trái cây không ăn trái cây mình bán, chủ quán ăn không ăn đồ ăn nhà hàng của mình.
  9. Một bên là: Mấy chục triệu trai trẻ không lấy được vợ. Một bên là: Các thành phố lớn, các cô gái ‘dư thừa’ thành tai họa.
  10. Cha mẹ nhà càng nghèo càng thích ‘lấy giàu nuôi con’ (nuông chiều con). Cha mẹ nhà càng giàu càng thích ‘lấy nghèo nuôi con’ (nghiêm khắc với con cái).
  11. Rất nhiều ‘chuyên gia’ càng ngày càng ‘vớ vẩn’, toàn nêu ra những kiến nghị không thiết thực, do đó người dân kiến nghị các chuyên gia đừng kiến nghị nữa.
  12. Đàn ông ẻo lả như đàn bà, đàn bà mạnh mẽ như đàn ông.
  13. Nhiều thanh niên không kính trọng người già, chỉ yêu chó mèo, cho chó mèo mặc quần áo, gọi chó mèo là con, nhưng chẳng quan tâm đến cha mẹ mình, chẳng bao giờ mua quần áo cho cha mẹ.
  14. Khi bạn thất bại, sẽ có một đám người quan tâm đến bạn, hỏi han đã xảy ra chuyện gì, sau một hồi an ủi, họ hài lòng mãn nguyện rời đi, tìm những người khác để kể chuyện bất hạnh của bạn, nói rằng bạn rất khó khăn, là người tốt, là cần cù cố gắng, chỉ là vận khí không tốt.

Khi bạn thành công, đám người quan tâm đến bạn này lại chẳng hỏi bạn đã thành công như thế nào, trước mặt bạn chỉ nói mấy lời khách sáo qua loa, sau lưng bạn lại nói: Thật không thể tưởng tượng nổi, người như nó mà cũng phát đạt, nó chẳng thông minh, làm việc cũng tầm thường, chỉ là may mắn có vận khí tốt mà thôi.

Thanh Hà – NTDVN
Theo Visiontimes

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều