Nhân dân Nhật báo là 1 trong 3 cơ quan truyền thông trung ương lớn của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời tờ báo này cũng tự nhận mình là 1 trong 10 tờ báo hàng đầu thế giới. Ngày 30 tháng 3, hơn 3 triệu tờ báo này đã bất ngờ bị thu hồi và huỷ. Lý do bị tiêu huỷ chỉ vì thiếu 3 chữ “Tập Cận Bình” trong tiêu đề một bài báo quan trọng. Được biết, chi phí cho lần tiêu huỷ này lên tới 1 triệu nhân dân tệ.
Thông tin trên được tiết lộ từ một số cư dân mạng. Những người này tiết lộ trên mạng xã hội trực tuyến rằng họ đã nhận được thông báo từ Nhân dân Nhật báo rằng số báo ngày hôm đó bị yêu cầu niêm phong và tiêu huỷ tại chỗ. Từ ảnh chụp màn hình của cuộc trò chuyện được chia sẻ, có thể thấy rằng báo ngừng phát bị yêu cầu niêm phong và tiêu hủy tại chỗ. Một cuộc trò chuyện khác bị nghi ngờ là tin nhắn thông báo từ bộ phận giao hàng trong một nhóm nội bộ. Cũng trong ngày hôm đó, tờ Nhân dân Nhật báo được in lại và phát hành cùng ngày. Tuy nhiên, chính quyền và truyền thông Trung Quốc im lặng về việc này.
Vào này 31/3, một số cư dân mạng cho biết lý do mà tờ Nhân dân Nhật báo tiêu huỷ 3 triệu bản in là vì trang thứ năm tờ báo ngày 30/3 có một bài báo với tiêu đề: “Đoàn kết và đấu tranh là cách duy nhất để nhân dân Trung Quốc tạo nên lịch sử vĩ đại”.
Theo “bằng chứng” mà dân cư mạng chia sẻ, có vẻ như trong bài báo đó, có một câu được gạch chân bằng bút đỏ “Trung ương Đảng với các đồng chí cốt cán đánh giá tình hình”, câu này thiếu 3 chữ quan trọng là “Tập Cận Bình”.
Không chỉ thông tin từ dân cư mạng, một nguồn tin nội bộ nói với Đài Châu Á Tự do rằng vụ việc huỷ 3 triệu bản in của Nhân dân Nhật báo thực sự là do họ đã bỏ sót 3 từ “Tập Cận Bình” trong một bài báo.
Theo kích thước trang và số lượng in của tờ báo ngày hôm đó, tất cả các vụ thu hồi sẽ dẫn đến thiệt hại ít nhất một triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên, trong hệ thống tuyên truyền chính thức của ĐCSTQ, thiệt hại kinh tế không phải là điều quan trọng nhất, điều họ sợ hơn đó là những rủi ro chính trị mà nó mang lại, và thậm chí còn là sự chỉnh đốn.
Theo mô tả của người nắm được tình hình, theo thông lệ, sau một tuần sẽ có kết quả xử lý, quan sát từng tầng lãnh đạo của Nhân dân Nhật báo có thay đổi hay không, để quan sát thái độ của tầng cao hơn về việc này.
Tính đến ngày 31/3, Nhân dân Nhật báo có sự im lặng tập thể hiếm hoi. Hai điện thoại của tờ báo ở văn phòng tổng biên tập, điện thoại trực ban, điện thoại ở ban bình luận, hai điện thoại báo cáo, thậm chí cả điện thoại ở các chi nhánh Tứ Xuyên, Giang Tô, Sơn Tây và Trùng Khánh đều không có ai trả lời.
Kể từ khi thành lập ĐCSTQ, các biện pháp kiểm soát tư tưởng nghiêm ngặt đã được áp đặt đối với dư luận. Trong số đó, báo chí đưa tin chính thống có quy định chặt chẽ về họ tên, chức vụ, cấp bậc, chức vụ của cán bộ. Việc đưa tin về các vị lãnh đạo quốc gia lại càng được coi là nhiệm vụ chính trị, nếu nhầm họ tên, chức vụ thì coi như là một tai nạn chính trị. Trong thời đại Mao Trạch Đông, họ thậm chí sẽ bị trừng dán nhãn “tội phản cách mạng”, một tội có thể dẫn đến án tử hình.
Dĩ nhiên, sau thời đại của Mao, sự cực đoan và tàn nhẫn này đã giảm bớt. Một tờ báo từng in sai tên thủ tướng Ôn Gia Bảo. Phản ứng của thủ tướng chỉ đơn giản là gọi điện và nhắc nhở; không có bất cứ sự trừng phạt nào.
Nghi Vân tổng hợp (Vision Times, NTDVN)