Trung Quốc nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh mang đậm nét văn hóa truyền thống 5000 năm lịch sử. Bên cạnh những thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ kinh tâm động phách, đất nước Trung Hoa còn sở hữu những địa danh thơ mộng, nhẹ nhàng khiến người ta lỡ đến thì lưu luyến chẳng muốn rời.
Đây là 4 địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Trung Quốc.
1.Hoành Thôn – ngôi làng như trong tranh vẽ
Hoành thôn (tiếng Trung: 宏村; bính âm: Hóngcūn; nghĩa đen: “Làng Hoành”) là một ngôi làng nằm tại thị trấn Hoành Thôn, Y huyện, thành phố Hoàng Sơn, trong khu vực lịch sử Huệ Châu, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc, gần sườn tây nam của dãy núi Hoàng Sơn.
Theo Wikipedia hiện nay, thôn Hoành có khoảng 150 ngôi nhà cổ có niên đại từ đời nhà Minh – Thanh được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, mỗi một ngôi nhà có một phong cách khác nhau. Một trong số đó là một bảo tàng trưng bày nhỏ.
Là một trong 10 ngôi làng đẹp nhất xứ Trung, Hoành Thôn nằm ở phía nam tỉnh An Huy đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2000.
Cảnh của bộ phim Ngọa hổ tàng long được quay ở Hoành thôn.
2.Giang Tô được thắp sáng bởi làng hoa cải Oianduo nổi trên mặt nước
Làng hoa cải Qianduo tọa lạc tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Nơi đây nổi bật với những ụ đất trồng cải nổi trên mặt nước, được trải dài trên một diện tích mặt nước rộng lớn khoảng 4,3km2. Khởi thủy của việc trồng cải trên sông này là người dân địa phương thiếu đất nông nghiệp, họ đào đất dưới lòng sông, bồi đắp lên những cái láng để trồng trọt.
Khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5 là thời điểm hoa cải nở rực rỡ nhất.
3.Ngôi đền đôi trên chóp đá treo leo
Núi Phạm Tịnh Sơn (Fanjingshan) được biết đến qua hình ảnh 2 ngôi đền nhỏ nằm trên chóp đá cheo leo ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Phạm Tịnh Sơn (tiếng trung: 梵净山, Bính âm: Fàn Jìng Shān) là một ngọn núi thuộc các huyện Ấn Giang, Tùng Đào và Giang Khẩu, địa cấp thị Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Đỉnh núi chính của nó, Phượng Hoàng sơn (2.570 mét) là điểm cao nhất của Dãy Núi Vũ Lăng.
Chóp đá chẻ tự nhiên này có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ).
Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở đó hơn 500 năm, từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ.
Để đến được chốn thiên đường này, trước tiên phải leo hơn 8.000 bậc thang để đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi bộ qua cầu để tới thăm công trình còn lại ở phía bắc.
Hàng trăm triệu năm trước, núi Phạm Tịnh từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương. Những cảnh quan tuyệt đẹp như vách đá dốc đứng, thung lũng sâu và thác nước hình thành từ 1 đến 1,4 tỷ năm trước còn tồn tại nguyên vẹn đến nay.
Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy những dãy núi là nơi có nhiều chùa Phật giáo xây từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn đều bị phá hủy trong thế kỷ 16, ngày nay còn lại ít nhất 50 ngôi chùa.
4. Hồ muối xanh lớn nhất Trung Quốc
Hồ Sát Nhĩ Hãn chứa hơn 50 tấn natri clorua (muối ăn), có thể cung cấp cho 6 tỷ người trên thế giới sử dụng trong 1.000 năm.
Hồ muối Sát Nhĩ Hãn có tổng diện tích 5.856 km², là nơi hội tụ của các hồ muối khác như Đạt Bố Tôn (Dabuxun Lake), Hoắc Bố Tôn Nam và Hoắc Bố Tôn Bắc (Hulsan Lake), Sáp Niếp (Senie Lake)… Còn có thêm những nhánh nhỏ của sông Cách Nhĩ Mộc (Golmud), sông Sài Đạt Mộc… đổ vào.
Hồ Sát Nhĩ Hãn chứa hơn 50 tấn natri clorua (muối ăn), có thể cung cấp cho 6 tỷ người trên thế giới sử dụng trong 1.000 năm. Nơi đây còn sản xuất đá Cacnalit nổi tiếng. Loại đá này trong suốt gần như pha lê, phát sáng lấp lánh dưới ánh nắng, trông vô cùng bắt mắt. Đá Cacnalit được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất tinh xảo.
Tại Sát Nhĩ Hãn, nước không ngừng bốc hơi khiến muối kết tinh được hình thành trên mặt hồ. Hoa muối là trạng thái kết tinh của muối sau quá trình nước bốc hơi. Tùy vào nồng độ Natri Clorid trong nước mà thời gian hình thành và độ cứng của hoa muối sẽ không giống nhau.
Trên hồ muối Sát Nhĩ Hãn có 32 km đường sắt và xa lộ chạy xuyên qua. Con đường này được ví là “Cầu muối vạn trượng” nổi trên hồ muối mênh mông.
Sát Nhĩ Hãn cũng là nơi mà đất trời như hòa làm một.
Dưới bàn tay của Đấng Sáng tạo, mỗi một địa danh xinh đẹp, thơ mộng, trù phú là sự gắn kết hòa hợp giữa đất trời và vạn vật. Cảnh vật bao la mang đến cho con người sự tĩnh lặng, bình an trong tâm, và giải thoát tinh thần khỏi những bộn bề, đua chen của trần tục.
An Thanh (t/h)
Bài viết liên quan:
> Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thung lũng thần tiên xứ Giang Tây
> Ghé thăm 4 địa danh bí ẩn ở Trung Quốc
> Dạo quanh địa cầu: 9 khu rừng đẹp nhất thế giới