spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

74 tuổi, đông con nhưng chẳng được nhờ: Tôi làm 1 việc khiến các con phải ân hận

Tân Thế Kỷ – Đông con nhưng không ai muốn chăm sóc, người bố Trung Quốc làm một việc khiến các con phải thay đổi suy nghĩ. Khi chúng ta về già, cuộc sống của chúng ta sẽ xảy ra muôn hình vạn trạng, và không ai biết được sẽ như thế nào. Nếu không muốn cảnh buổi “chiều tà hoang vắng” thì phải để lại hai “lối đi” này cho mình.

Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Đặng Giả Phong, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).

Tôi năm nay 74 tuổi, đang dưỡng già tại một viện dưỡng lão ở Thâm Quyến. Vợ tôi đã qua đời được 2 năm. Cả hai chúng tôi có 4 người con, 3 trai, 1 gái. Hiện tất cả đã có gia đình và cuộc sống riêng. Ngày trước, vợ chồng tôi rất vui vì nhà đông con, lúc nào cũng vui vẻ. Hai chúng tôi cố gắng làm lụng để nuôi các con nên người, cũng mong mỏi sau này về già sẽ có thể được nương nhờ. Ấy vậy mà mọi chuyện lại đi theo chiều hướng khác.

Đông con nhưng chẳng được nhờ

Sau khi con gái út đi lấy chồng, vợ chồng tôi bắt đầu cuộc sống không còn các con bên cạnh. Dẫu vậy vào thời điểm đó, chúng tôi vẫn còn công việc để khỏa lấp đi nỗi trống vắng. Đến tuổi nghỉ hưu, nỗi buồn của hai người già bắt đầu nhiều thêm. Các con bận chuyện cơm áo gạo tiền, bận việc gia đình nên hiếm khi về thăm. Điều đó chúng tôi đều hiểu, thế nhưng đến mấy cuộc điện thoại gọi điện hỏi han cũng không có khiến vợ chồng tôi rất buồn lòng. Thi thoảng vì quá nhớ con cháu, vợ chồng tôi lại bắt xe tới nhà thăm các con.

Cuộc sống về hưu đối với vợ chồng tôi khá nhàn rỗi. Ngoài đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt câu lạc bộ với những người già trong khu phố, chúng tôi cũng không còn niềm vui nào khác. Lương hưu hai vợ chồng tổng cộng 7.000 NDT (gần 23 triệu đồng), với cuộc sống người già thì cũng được gọi là đầy đủ. Vì thế, chúng tôi cũng không cần con cái phải chu cấp thêm.

Thế nhưng 2 năm trước, vợ tôi đổ bệnh rồi qua đời. Cú sốc mất đi người bạn đời khiến tôi tựa như không thể vượt qua nổi, cần người chăm sóc. Lúc đó 4 người con của tôi thường xuyên thay nhau về nhà chăm tôi. Có lần, tôi nghe thấy cả 4 bàn nhau chuyện ai nên đón tôi về nhà sống bởi lo tôi ở 1 mình không sẽ không an tâm. Lúc đó, tôi cũng khá mừng vì các con không vô tâm như mình vẫn nghĩ. Tuy nhiên, kết quả lại khiến tôi phải nhìn lại vào thực tế.

image12
Cú sốc mất đi người bạn đời khiến tôi tựa như không thể vượt qua nổi, cần người chăm sóc, nhưng thực tế thì không như mong đợi. – Ảnh: Toutiao

Sau khi thảo luận, không đứa con nào muốn đón tôi về sống cùng gia đình. Con trai cả lấy lý do nhà đông người, kinh tế không vững nên không dám để mẹ ở cùng. Con trai thứ 2 đang ở rể, đón tôi về cũng không tiện. Con trai thứ 3 lại lấy lý do hai vợ chồng bận rộn công việc, suốt ngày đi công tác, dù đón tôi về cũng không thể chăm sóc tốt cho tôi.

Nghe thấy vậy, tôi thấy hơi buồn nhưng vẫn dành hy vọng cuối cùng cho cô con gái út. Nó là đứa thương tôi nhất nhà, ở với tôi cũng lâu nhất, có lẽ nó sẽ đón tôi về ở cùng. Thế nhưng niềm hy vọng của tôi cũng bị dập tắt khi con gái út bảo con rể không thoải mái khi tôi về ở cùng. Nghe đến đây, tôi biết tuổi già của mình sẽ chẳng thể dựa dẫm vào con cái. Tôi biết mình phải mạnh mẽ hơn và phải có kế hoạch cụ thể cho chuỗi ngày 1 mình sau này.

Có tiền dưỡng già, tôi không phải phụ thuộc con cái

Sau khi lấy lại tinh thần, tôi tính toán số lương hưu của mình và số tiền tiết kiệm của vợ chồng tôi lúc trước. Sau khi chạy chữa cho vợ, chúng tôi vẫn còn một khoản tiền tiết kiệm kha khá. Tôi cũng biết tuổi già sẽ có những biến cố bất thường mà tôi không thể nào biết và kiểm soát được. Ví dụ như bệnh tật sẽ ập đến bất ngờ, khiến mình không còn đủ tỉnh táo hoặc không thể làm chủ hoàn toàn cơ thể, suy nghĩ của mình. Lúc đó, nếu không có người bên cạnh thì sẽ không ổn.

Tôi nghĩ, nếu các con đã không muốn chăm sóc mình, vậy tôi sẽ thuê người tới chăm sóc hoặc đến viện dưỡng lão sống nốt phần đời còn lại. Tôi lên kế hoạch bán căn nhà đang ở lúc đó và nhờ các con tìm người mua nhà giúp. Thấy vậy, cả 4 đứa con của tôi đều không đồng ý việc tôi lấy tiền bán nhà để vào viện dưỡng lão ở.

image7
Tôi nghĩ, nếu các con đã không muốn chăm sóc mình, vậy tôi sẽ thuê người tới chăm sóc hoặc đến viện dưỡng lão sống nốt phần đời còn lại. – Ảnh: Toutiao

Ngày nào, các con cũng bớt thời gian về nhà thăm tôi, khuyên tôi nên giữ lại ngôi nhà nhưng cũng chẳng ai nhắc đến việc đón tôi về chăm sóc hay chu cấp. Tôi hiểu ra rằng thứ mà 4 đứa con của mình quan tâm là ngôi nhà chứ không phải tôi. Có lẽ, nếu giữ lại ngôi nhà, sau này khi tôi qua đời, các con có thể chia nhau khoản thừa kế này. Đến cuối cùng dù muốn hay không, tôi vẫn phải tự mình sắp xếp cuộc sống của mình.

Tôi vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Sau khi bán nhà được 2,1 triệu NDT (gần 7 tỷ đồng), tôi đến viện dưỡng lão ở.  Số tiền đó được gửi vào sổ tiết kiệm, được tôi dùng để trang trải chi phí tại nơi ở mới này. Cuộc sống ở viện dưỡng lão không nhàm chán như tôi từng lo sợ. Tại đây, tôi được chăm sóc rất tốt, lại có nhiều bạn bè cùng hoàn cảnh nên dễ trải lòng mình.

Lúc này, 4 đứa con của tôi vì để tôi sống ở viện dưỡng lão nên thường bị họ hàng đàm tiếu những điều không hay, cũng đã bắt đầu thấy hối hận. Tất cả bàn nhau sắp xếp thời gian, hàng tuần chia lượt đến thăm tôi. Quả thực, cuộc sống về già không cần vướng bận chuyện tiền bạc khiến tôi thấy lòng mình thoải mái đến lạ, việc ở đâu cũng chẳng còn quan trọng nữa.

Có thể thấy, tuổi già ai cũng nên có một khoản tiền dự trữ cho riêng mình. Nếu như không thể nhờ vả con cái, chúng ta vẫn có thể tự làm chủ được cuộc sống của mình.  Có như vậy, những năm tháng sau này mới đỡ muộn phiền, âu lo.

Từ câu chuyện của người bố trên, chúng ta có thể nhận ra bài học cho mình.

Khi về già để tránh thấy cảnh “chiều tà hoang vắng”, hãy để lại 2 “lối đi” cho mình

Khi chúng ta về già, cuộc sống của chúng ta sẽ xảy ra muôn hình vạn trạng, và không ai biết được sẽ như thế nào. Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều thứ, chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại. 

Frédéric Amiel là một triết gia, nhà thơ và nhà phê bình đạo đức người Thụy Sĩ đã từng nói: “Biết cách già đi là kiệt tác của trí tuệ, và là một trong những chương khó nhất về nghệ thuật sống”. Sau khi về già, nếu không muốn cảnh buổi “chiều tà hoang vắng” thì phải để lại hai “lối đi” này cho mình.

sohucom
Sau khi về già, nếu không muốn cảnh buổi “chiều tà hoang vắng” thì phải để lại hai “lối đi” cho mình. – Ảnh minh họa. – Nguồn: Sohu

Để lại một số tài sản

Không ai biết trước và chúng ta không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống tuổi già. Để yên tâm, ta phải để lại tài sản cho bản thân, chỉ bằng cách này bạn mới có thể đảm bảo cuộc sống cho mình, phải biết rằng không có của cải thì không có cách nào tồn tại được.

Đôi khi chỉ có tiền bạc mới giải quyết được vấn đề, thực tế cuộc sống là như vậy. Đừng dồn hết tất cả tiền bạc vào con cái. Hãy để chúng độc lập và tự kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình chúng. Việc của bạn là dành 1 số tiền để lo cho mình lúc về già.

Ngoài có ý thức xây dựng kế hoạch hưu trí và duy trì thói quen tiết kiệm, ta nên đa dạng hóa nguồn thu nhập, đặc biệt là thu nhập thụ động. Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

Để lại một số kết nối xã hội

Sau tuổi già, chúng ta phải rời khỏi những mối liên hệ cá nhân nhất định, trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu rõ sự thật này. Đừng cảm thấy cuộc sống rất khó khăn, cũng đừng cảm thấy cuộc sống không như ý, thực tế có rất nhiều điều là do chúng ta không nhìn nhận bản thân dưới góc độ đúng đắn.

Trên thực tế, miễn là chúng ta có kết nối với mối quan hệ nào đó, chúng ta không cần phải quá lo lắng về những thứ khác. Nếu chúng ta không có kết nối, cuộc sống sẽ rất khó khăn khi ta cần ai đó bên cạnh. Thực tế thì không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta chỉ có thể để lại một lối thoát cho bản thân, khi người khác không ưa chúng ta thì chúng ta vẫn có một số bạn thân.

Người già có thể gầy dựng đời sống hạnh phúc với các tiêu chí: sức khỏe, tài chính, không gian chung và không gian riêng.

Không gian chung là những chỗ có thể gặp gỡ gia đình, họ hàng, bè bạn; là những nơi dù già vẫn phải lui tới như công viên, nhà hát, tiệm sách, quán xá, siêu thị… để tránh lạc nhịp với xã hội.

Không gian riêng là nơi ở riêng, thoáng đãng gọn gàng, đủ chỗ cho những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hay tiếp một vài người bạn; sâu xa hơn là kiến tạo một thế giới riêng cho tâm hồn, để tự chủ và tự do, để bớt dòm ngó và thôi xéo xắt.

sunlifecomvn
Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. – Nguồn ảnh: sunlife.com.vn

Người già nhất định phải thiết lập “khoảng cách an toàn” với người thân và người trẻ để vẫn có thể gần gũi, quan tâm họ nhưng không tạo cảm giác gánh nặng, phụ thuộc, bu bám. Và còn để “rút lui” đúng lúc đúng nhịp mà vẫn thanh thản, hài lòng.

Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân. Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Có ai đó từng nói: “Đừng để cát chảy qua trong chiếc đồng hồ thời gian xóa đi niềm vui sống”. Già một cách tự tin, độc lập và nhẹ nhõm, phải chuẩn bị từ khi chưa già mới kịp!

Tịnh Yên (t/h)

Hanhtrinh140x72 1 1

Người mẹ nuôi dạy 13 con là tiến sĩ được tổng thống Mỹ vinh danh là ai?

Giáo dục thấm nhuần từ bên trong là như thế nào?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều