spot_img
19 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Điều gì sẽ xảy nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ trên thế giới?

Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt và vô nhân đạo nhất, cả về mức độ tàn phá lẫn gây tổn hại về mặt di truyền từ bụi phóng xạ độc nhất vô nhị mà chúng tạo ra. 

Một quả bom hạt nhân phát nổ trong một thành phố lớn có thể giết chết hàng triệu người. Việc sử dụng hàng chục hoặc hàng trăm quả bom hạt nhân có khả năng sẽ  phá vỡ khí hậu toàn cầu và gây nạn đói trên diện rộng.

Điều gì sẽ xảy nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ trên thế giới?
Hậu quả chiến tranh hạt nhân. Ảnh: interestingengineering

Một vũ khí hạt nhân duy nhất có thể phá hủy cả một thành phố đồng thời giết chết hầu hết người dân ở đó. Và một số vụ nổ hạt nhân trên các thành phố hiện đại sẽ giết chết hàng chục triệu người.

Thương vong trong cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa Mỹ và Nga sẽ có thể lên tới hàng trăm triệu người và khiến hệ thống lương thực toàn cầu bị xóa sổ, với hơn 5 tỷ người chết vì đói.

Trong đánh giá nghiêm khắc nhất của mình, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố rằng thế giới đang ở gần thảm họa hạt nhân nhất trong 60 năm qua, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong chúng ta lo lắng.

Điều đó càng trở nên nghiêm trọng khi Putin cùng các quan chức của ông ta đưa ra lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh, nhằm mục đích theo đuổi cuộc chiến với Ukraine.

Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân đen tối và đáng buồn khiến nhiều người tò mò về hậu quả của nó. 

Ngoài việc một vụ nổ hạt nhân có thể giết chết những người ở gần mặt đất và tạo ra bức xạ ion hóa, đồng thời gây bệnh và làm nguy hiểm đến tính mạng cho những người tiếp xúc, khiến môi trường bị ô nhiễm cũng như để lại hậu quả sức khỏe lâu dài, thì gần đây, một nghiên cứu do các nhà khoa học khí hậu Rutgers dẫn đầu, đã đưa ra dự đoán về các tác động của vụ nổ hạt nhân đến môi trường toàn cầu.

Tác giả chính là Lili Xia – Trợ lý Giáo sư Nghiên cứu tại Khoa Khoa học Môi trường tại Rutgers, và đồng tác giả Alan Robock – Giáo sư nổi tiếng về khoa học khí hậu tại Khoa khoa học môi trường tại Đại học Rutgers, đã xây dựng các dữ liệu dựa trên những nghiên cứu trước đây để xác định điều gì sẽ xảy ra nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân bùng nổ.

Alan Robock bình luận: “Dữ liệu này cho biết một điều, đó là: Chúng ta phải ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân để nó không bao giờ xảy ra.”

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân bùng nổ?

1. Sản lượng calo trung bình toàn cầu sẽ giảm khoảng 90%
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình mô phỏng các loại cây trồng chính và cá biển đánh bắt tự nhiên cùng với những thay đổi ước tính trong sản xuất thực phẩm và chăn nuôi khác, để đánh giá tác động của chiến tranh hạt nhân đối với nguồn cung calo toàn cầu.

Ngay cả trong kịch bản hạt nhân nhỏ nhất, chẳng hạn như một cuộc chiến tranh cục bộ giữa Ấn Độ và Pakistan, thì sự tàn phá là vô cùng lớn. Sản lượng calo trung bình toàn cầu sẽ giảm 7% trong vòng 5 năm sau xung đột.

Nhóm cũng đã thử nghiệm điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Nga. Trong trường hợp này, sản lượng calo trung bình toàn cầu sẽ giảm khoảng 90% từ ba đến bốn năm sau cuộc chiến.

Những thay đổi này sẽ gây ra sự gián đoạn thảm khốc đối với thị trường lương thực toàn cầu.

Điều gì sẽ xảy nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ trên thế giới?
Biểu đồ minh họa ‘Lượng calo tiêu thụ trung bình toàn cầu hai năm sau một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm ẩn’. Ảnh: nature.com
2. Mất mùa nghiêm trọng ở các quốc gia có vĩ độ trung bình và cao

Sau chiến tranh hạt nhân, mùa màng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở các quốc gia có vĩ độ trung bình và cao, bao gồm các nước xuất khẩu lớn như Nga và Mỹ.

Mùa màng sụt giảm có thể dẫn đến hạn chế xuất khẩu và gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng ở những nơi phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực như Châu Phi và Trung Đông.

Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng những thay đổi này sẽ gây ra sự gián đoạn thảm khốc đối với thị trường thực phẩm toàn cầu.

Trên thực tế, năng suất cây trồng toàn cầu giảm 7% trong  mô  hình  phỏng  đoán  nghe có vẻ không nhiều, nhưng tác động của nó sẽ rất lớn. Nó sẽ vượt quá mức bất thường lớn nhất từng được ghi nhận kể từ khi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp bắt đầu ghi chép vào năm 1961.

Và theo kịch bản chiến tranh lớn nhất – cuộc chiến giữa Mỹ và Nga – trong vòng hai năm hơn 75% hành tinh sẽ chết đói .

Nhóm nghiên cứu đã cân nhắc liệu việc sử dụng cây trồng cho gia súc để  làm thức ăn cho con người, hoặc giảm lãng phí thực phẩm có thể bù đắp lượng calo bị mất ngay sau chiến tranh hạt nhân hay không. Nhưng kết luận đưa ra là giảm lãng phí thực phẩm theo hộ gia đình có thể giúp ích trong các trường hợp chiến tranh hạt nhân nhỏ, nhưng không giúp ích gì trong các cuộc chiến tranh hạt nhân lớn hơn do giảm sản lượng tổng thể do tác động của khí hậu.

TTK 4 01

Tác giả Xia cho biết: “Công việc trong tương lai sẽ mang lại độ chi tiết cao hơn nữa cho các mô hình cây trồng. Ví dụ, tầng ôzôn sẽ bị phá hủy do sự nóng lên của tầng bình lưu, tạo ra nhiều bức xạ cực tím hơn trên bề mặt và chúng ta cần hiểu tác động đó đối với nguồn cung cấp thực phẩm”

Tóm lại, việc giảm ánh sáng, giảm nhiệt độ trên toàn thế giới và khả năng hạn chế thương mại sau chiến tranh hạt nhân sẽ là một thảm họa toàn cầu đối với an ninh lương thực. Hơn 2 tỷ người có thể chết trong kịch bản chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, và hơn 5 tỷ người có thể chết vì chiến tranh giữa Nga và Hoa Kỳ.

Vũ khí hạt nhân phải bị cấm

Ông Robock chứng thực rằng các nhà nghiên cứu đã biết mức độ nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân. Một cuộc tấn công hạt nhân ở bất kỳ quy mô nào cũng sẽ phá hủy hệ thống lương thực toàn cầu, đồng thời giết chết hàng tỷ người trong quá trình này.

Giải pháp duy nhất là cấm vũ khí hạt nhân, giáo sư giải thích: “Nếu vũ khí hạt nhân tồn tại, chúng sẽ có thể được sử dụng và thế giới đã nhiều lần suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân.”

Robock nói: Cấm vũ khí hạt nhân là giải pháp lâu dài duy nhất. “Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân” ký kết vào năm 2017 của Liên hợp quốc đã được 66 quốc gia phê chuẩn, nhưng trong đó không có quốc gia nào trong số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vì vậy ông nhấn mạnh “Công việc của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng đã đến lúc 9 quốc gia đó phải lắng nghe ý kiến khoa học và phần còn lại của thế giới để ký hiệp ước này.”

Theo OAG

Hoàng Dung biên dịch

Xem thêm:

> 8 lần thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân

> Mặc kệ vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc tuyên bố trả đũa các hành động khiêu khích của Triều Tiên

Cháy nhà máy sản xuất động cơ tên lửa hạt nhân ở Nga, hàng trăm công nhân sơ tán

VIDEO CHỌN LỌC

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều