Hôm thứ Ba (4/4) – Đồng USD chao đảo sau khi hoạt động sản xuất của Mỹ sụt giảm vào tháng trước, cho thấy những dấu hiệu tiếp theo về sự chậm lại của nền kinh tế. Vấn đề này còn vượt qua cả những lo ngại về lạm phát mới, sau việc “Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia đối tác” (OPEC+) bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu.
Ngày 3/4, Cuộc khảo sát của Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho thấy – Vào tháng 3, hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm qua, khi các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm.
Điều đó khiến đồng USD giảm xuống trên diện rộng, kéo theo sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, khi các nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về việc phải duy trì đưa lãi suất vào “lãnh thổ hạn chế” đến bao giờ.
Để chống lại sự trượt giá của đồng USD, vào đầu phiên giao dịch châu Á hôm thứ Ba, đồng bảng Anh và đô-la Úc (Aussie) cùng đô-la New Zealand (Kiwi) đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần.
Đồng bảng Anh đang ở mức 1,2425 USD – đạt đỉnh cao nhất kể từ cuối tháng 1, và kéo dài mức tăng 0,7% của phiên trước đó.
Kiwi tăng từ 0,2% lên 0,6310/USD, mức cao nhất kể từ giữa tháng 2. Trong khi chỉ số USD Mỹ thấp hơn một chút ở mức 102.02, giảm hơn 0,5% vào thứ Hai.
Các nhà kinh tế tại Wells Fargo cho biết: “Báo cáo sản xuất của ISM cho tháng 3 là một điều tồi tệ. “Thứ tốt nhất mà chúng tôi nhận được trong (báo cáo) là: sự chậm lại trong lĩnh vực nhà máy đang đẩy giá xuống thấp hơn, và được hưởng lợi từ tình trạng trì trệ nên chuỗi cung ứng đang tiếp tục phục hồi.”
“Ngoài ra, phần còn lại của báo cáo là những chủ đề thường xảy ra trước suy thoái kinh tế.”
Đồng euro cuối cùng đã tăng 0,06% ở mức 1,0905 USD, đã tăng hơn 0,5% vào thứ Hai. So với đồng yên Nhật, đồng đô la giảm 0,09% xuống 132,35.
Định giá hợp đồng tương lai cho thấy – thị trường kỳ vọng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất là từ tháng 9 cho đến cuối năm, với tỷ lệ ở mức trên 4,3% vào tháng 12.
Hôm thứ Hai, lợi tức trái phiếu kho bạc hai năm đã giảm gần 10 điểm cơ bản và cuối cùng dừng ở mức 3,9841%.
Dữ liệu kinh tế trì trệ của Hoa Kỳ đã làm lu mờ nỗi lo lạm phát mới, khi nhóm OPEC+ gây chấn động thị trường với kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu nhiều hơn, và đây là động thái khiến giá dầu chuẩn tăng vọt 6% vào thứ Hai.
Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho cho biết: “Ngoài tác động chi phí trực tiếp của việc giá dầu tăng 6-7%, thì những “cơn gió ngược” về kinh tế có thể xuất hiện, bởi triển vọng lạm phát cao hơn kéo dài chu kỳ thắt chặt (tiền tệ) toàn cầu (và) tăng cường đánh đổi chính sách”.
Ở những nơi khác, trước quyết định chính sách tiền tệ quan trọng của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cuối ngày thứ Ba, đồng Aussie đã ổn định sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng, với mức 0,67935 USD vào đầu phiên.
RBA sẽ tạm dừng thắt chặt chính sách trong một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà phân tích, mặc dù một số ít người vẫn dự báo sẽ tăng lãi suất.
Dữ liệu được công bố tuần trước cho thấy, vào tháng 2 lạm phát của Australia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng qua, một phần là do giá du lịch và chỗ ở giảm mạnh.
Theo Reuters
Hoàng Dung biên dịch