spot_img
19 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Phóng tên lửa thường xuyên: Những con bài mặc cả của Triều Tiên?

Phóng tên lửa thường xuyên - Kế hoạch và con bài mặc cả của Triều Tiên
Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc đánh giá rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 mà Triều Tiên thử nghiệm vào tháng 11/2017 có thể nhắm tới bất kỳ đâu trên lục địa Mỹ. (Ảnh: KCNA/Getty Images)

Ông Kim Jong-un đã phóng tên lửa tổng cộng 6 lần trong 12 ngày vừa qua. Vào thời điểm mà cuộc chiến Nga-Ukraine đang gây ra những xáo trộn về địa chính trị, các vụ phóng này được coi như những con bài mặc cả của Bình Nhưỡng.

Theo tờ Wall Street Journal, Bình Nhưỡng đã đẩy việc thử nghiệm vũ khí lên một tầm cao mới trong năm nay. Vào ngày 24/3, nước này đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, một lần nữa chứng tỏ khả năng của Bình Nhưỡng trong việc tấn công lục địa Hoa Kỳ. Vào ngày 4/10, Nhật Bản đã phóng thử một tên lửa tầm trung vào Nhật Bản, khiến Tokyo phải phát đi cảnh báo yêu cầu người dân tìm nơi trú ẩn.

Vào ngày 6/10, nước này tiếp tục phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm đáp trả các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn đang diễn ra. Bình Nhưỡng cho rằng chính các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn với sự phô trương khí tài hiện đại bậc nhất mới đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực

Triều Tiên coi chương trình vũ khí hạt nhân của mình là tối quan trọng trong việc chặn đứng một cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu. Vì vậy các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, trừng phạt kinh tế và phản ứng ngoại giao trong nhiều thập kỷ cũng không thể khiến ông Kim Jong-un rút khỏi Hiệp ước phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons – NPT) vào năm 2003.

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Triều Tiên cho đến nay đã tiến hành hơn 110 vụ thử tên lửa và hạt nhân, trong đó hơn 80 vụ được ông Kim Jong-un tiến hành kể từ khi ông lên nắm quyền vào cuối năm 2011.

Mặc dù Bình Nhưỡng chỉ thử nghiệm tên lửa tầm ngắn trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng vào năm 2022, nước này đã bắt đầu chiến lược khiêu khích trở lại. Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết, Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân đầu tiên sau 5 năm.

Năng lượng hạt nhân của Triều Tiên có gì?

Vào tháng 7/2020, quân đội Mỹ nhấn mạnh rằng, Triều Tiên có thể sở hữu từ 20 đến 60 quả bom hạt nhân với khả năng sản xuất 6 quả một năm. Vào tháng 5/2021, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Mark Milley, đã nói trong văn bản làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng, việc Triều Tiên phô trương sức mạnh là để chứng minh rằng nước này có thể gây ra mối nguy hiểm thực sự cho Hoa Kỳ, các đồng minh và các đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được rằng họ có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Điều này đòi hỏi Triều Tiên cần phải phát triển một đầu đạn có thể chịu được nhiệt độ cao và áp lực khi thâm nhập khí quyển. Hiện tại, các tên lửa liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên vẫn đang được thử nghiệm ở các góc cao để tính toán tầm bắn nhắm vào đất liền Mỹ nhằm ngăn tên lửa rơi xuống vùng biển của Washington. Điều này cũng làm dấy lên nghi ngờ về việc, liệu công nghệ của Bình Nhưỡng có cho phép nước này phóng tên lửa thành công hay không. Ngoài ra, Triều Tiên cũng thiếu một hệ thống xác định mục tiêu đáng tin cậy để đánh giá độ chính xác của tên lửa sau khi phóng.

Cho đến nay, Triều Tiên đã tiến hành tổng cộng 6 vụ thử hạt nhân, lần gần đây nhất là vào tháng 9/2017. Thời điểm đó, tên lửa được ước tính có sức công phá gấp khoảng 5 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nagasaki ở Nhật Bản vào năm 1945. Trong chính sách vũ khí chiến lược kéo dài 5 năm của Triều Tiên, ông Kim Jong-un hy vọng Bình Nhưỡng có thể phát triển khả năng tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Triều Tiên đã thông qua luật mới vào tháng 9 cho phép nước này có quyền tự vệ bằng một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu. Vào thời điểm đó, ông Kim Jong-un tuyên bố rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân để đối đầu với Mỹ.

Triều Tiên có con bài mặc cả gì?

Theo đánh giá của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 mà Triều Tiên thử nghiệm năm 2017 có thể đánh trúng toàn bộ nước Mỹ. Theo ước tính của các chuyên gia tên lửa, Hwasong-15 có tầm bắn 13.000 km và có thể tấn công đất liền Hoa Kỳ chưa đầy 30 phút sau khi phóng.

Vào tháng 1/2021, ông Kim Jong-un đặt mục tiêu tăng tầm bắn của ICBM lên khoảng 15.000 km. Theo báo cáo của quân đội Hàn Quốc trước Quốc hội nước này, vào tháng 3/2022 để thử nghiệm toàn bộ tầm bắn của tên lửa xuyên lục địa, số liệu cho thấy quả thực có thể đạt tầm bắn 15.000 km, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa chắc chắn rằng đó một phiên bản cải tiến của tên lửa Hwasong-15 hay là thế hệ mới Hwasong-17.

Tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên nhiều lần cho thấy khả năng tấn công nơi quân đội Mỹ đóng quân ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Tên lửa tầm trung bay qua Nhật Bản vào ngày 4/10 có tầm bắn khoảng 4.600 km, trong khi căn cứ của Mỹ trên đảo Guam cách Triều Tiên khoảng 3.200 km.

Các chuyên gia vũ khí cho biết phần lớn các vụ phóng thử của Triều Tiên trong những năm gần đây đều nhằm tăng cường sức mạnh cho các tên lửa tầm ngắn, khiến hầu hết chúng có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Bình Nhưỡng tuyên bố đã phóng thành công tên lửa từ tàu ngầm và tàu hỏa để tránh các cuộc tấn công của Mỹ và Hàn Quốc. Nước này cũng tuyên bố đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh khó bị đánh chặn. Nhiều tên lửa mới được tiết lộ của Triều Tiên cũng đã được chuyển đổi sang nhiên liệu rắn, cho phép tên lửa cơ động hơn và triển khai nhanh hơn.

Bất ổn Đông Bắc Á leo thang vào thời điểm Triều Tiên nối lại các vụ thử hạt nhân

Theo báo cáo của tờ Washington Post, vụ thử tên lửa của Triều Tiên tích hợp nhiều mục đích, bao gồm cải thiện về phương diện kỹ thuật, cũng như gửi một tín hiệu chính trị đến thế giới rằng tiến trình đàm phán hạt nhân đã bị đình trệ trong một thời gian dài, nhưng trong khoảng thời gian này, năng lực quân sự của Triều Tiên đã tăng lên đáng kể.

Mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc cùng với việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á trở nên bất ổn. Sau chiến tranh Nga-Ukraine, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Nga trở nên thân thiết hơn, trong khi mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga trở nên xấu đi. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng xích lại gần nhau hơn, đồng thời mâu thuẫn giữa Hàn Quốc cùng với Triều Tiên cũng ngày một gay gắt.

Ông Robert Ward, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chuyên về các vấn đề an ninh của Nhật Bản, cho rằng với bối cảnh nói trên, Bình Nhưỡng sẽ coi bất ổn khu vực hiện nay là một cơ hội to lớn.

Tờ Reuters dẫn lời “Cơ quan Tình báo Quốc gia” Hàn Quốc nói trong một cuộc họp báo trước Quốc hội nước này rằng, Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân, và thời điểm có khả năng cao nhất là từ ngày 16/10 đến ngày 7/11. Đây có thể là vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên kể từ năm 2017. Theo thông tin tình báo, bãi thử hạt nhân Punggye-ri đã sẵn sàng, và Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 ở Punggye-ri.

Nguồn Visiontimes

Đăng theo NTDVN

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều