spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Những bức ảnh mang thông điệp chấn động thế giới 

Kể từ bức ảnh đầu tiên được chụp trên thế giới vào năm 1826. Máy ảnh dường như đã trở thành công cụ phổ biến nhất để lưu lại những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử với độ chân thực cao. 

Sau mỗi bức ảnh, không chỉ ghi lại nhân vật hay cảnh tượng mà còn chất chứa các câu chuyện hay thời khắc lịch sử quan trọng tại thời điểm nó được chụp lại. Dưới đây là một số bức ảnh gây chấn động, không chỉ bởi yếu tố thị giác mà còn bởi những câu chuyện không thể xoá nhoà đằng sau nó.

1. The Falling Man – bức ảnh cho thấy sự tuyệt vọng của nước Mỹ

Anh 1
Bức ảnh chụp lại người đàn ông rơi xuống từ Tòa tháp bốc cháy ngày 11/9. Ảnh: Richard Drew/AP

Lần đầu tiên nhìn vào bức hình này, dù chưa biết câu chuyện của nó, nhưng dường như chúng ta vẫn có thể cảm nhận được cảm giác tuyệt vọng và bất an.

Hầu hết các bức ảnh về vụ tấn công ngày 11/9  của nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm chống lại Hoa Kỳ, đều là hình ảnh về máy bay hay toà tháp đổ nát. Không có nhiều hình ảnh về số phận của những người dân thường trong sự kiện đó.

“The Falling Man“ của nhiếp ảnh gia Richard Drew là một bức hình cho thấy hình ảnh của một người dân vô tội đã chết vào ngày 11/9. Đó là một trong những bức ảnh gây tranh cãi nhất trong lịch sử vì nhiều lý do. Nó cho thấy một người bình thường đang phải đối mặt với cái chết và nhắc nhở chúng ta về thảm kịch của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 11/9 ở New York.

Đó là một bức ảnh yên tĩnh; không có những hình ảnh chết chóc. Nhưng tất cả chúng ta đều biết người này đang rơi xuống mà không có hy vọng chút sống nào. Đối mặt với tòa tháp đang cháy, người đàn ông vô danh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhảy từ tòa nhà xuống cho đến chết.

Bức ảnh “The Falling Man” là một trong những bức ảnh mô tả một cách trần trụi nhất về bi kịch của nước Mỹ, đồng thời là một biểu tượng đau thương về vụ khủng bố 11/9 mà chúng ta không được phép lãng quên.

2. Bức ảnh về các nạn nhân trong trại tập trung của Đức Quốc xã

Anh 2
Mồ chôn tập thể trong trại tập trung của Đức quốc xã. Ảnh: Wikipedia

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Adolf Hitler cùng với vây cánh Joseph Goebbels của mình đã phát động một chiến dịch lớn, thuyết phục người dân Đức tin rằng, người Do Thái là kẻ thù của dân tộc. 

Tổ chức Phát xít tương đương với Tổ chức Tà giáo này đã vu khống đổ tội cho người Do Thái chính là nguyên nhân làm người Đức thua cuộc trong Thế chiến thứ nhất, và người Do Thái là những kẻ máu lạnh, sát hại trẻ em trong các dịp lễ Thánh.

Trong giai đoạn từ năm 1941 đến 1945, người Do Thái đã bị sát hại một cách có hệ thống trong một cuộc diệt chủng có quy mô lớn thuộc nhóm hàng đầu trong lịch sử, và nó là một phần của chương trình hành động tổng thể bao quát hơn mà Đức Quốc xã thực hiện: Đàn áp, tiêu diệt những nhóm sắc tộc và chính trị đối lập tại châu Âu. Mọi bộ phận của chính quyền Đức đều tham gia cung ứng hỗ trợ và hành động, điều này đã biến Đế chế Thứ ba thành “Một nhà nước diệt chủng”.

Đỉnh điểm của các vụ giết người Do Thái hàng loạt tăng đột biến vào năm 1942, cao nhất trong những năm Hitler ra lệnh tàn sát và phần lớn xảy ra trong các trại tử thần. Trong số 430.000 người được gửi đến trại tử thần đầu tiên tại Bełżec (Ba Lan), chỉ có 2 người sống sót. Trong vòng 5 tháng, khoảng 700.000 người Do Thái thiệt mạng tại trại Treblinka.

Trong bức ảnh được chụp phía trên, là hình ảnh mồ chôn tập thể của những người Do Thái bị giết chết trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Sự tàn ác và vô nhân đạo của chế độ này có thể lột tả qua bức ảnh. 

Nó là bằng chứng ghi lại tội ác không thể xoá nhoà, không thể bị lãng quên trong lịch sử loài người. Đồng thời cũng là một lời nhắc nhở chúng ta rằng, một thảm kịch như thế này sẽ không được phép xảy ra thêm lần nào nữa.

3. Bức ảnh sớm nhất được biết đến về thảm họa hạt nhân Chernobyl

Ảnh 3
Bức ảnh đầu tiên về Chernobyl sau thảm họa hạt nhân ngày 26/04/1986. Ảnh: Igor Kostin

Đây được cho là bức ảnh đầu tiên được chụp về vụ tai nạn và là bức ảnh duy nhất còn sót lại từ thảm họa nhà máy hạt nhân Chernobyl vào ngày 26/04/1986 tại Liên Xô cũ. 

Igor Kostin là một nhiếp ảnh gia đến từ Kiev, đã chụp được bức ảnh này khi đang bay qua nhà máy điện hạt nhân trên một chiếc trực thăng. Kostin tuyên bố rằng hình ảnh rất nhiễu vì bức xạ đã phá hủy phim trong máy ảnh của anh ấy. Trong tất cả các bức ảnh anh ấy chụp trên chuyến bay đó, đây là bức ảnh duy nhất không bị hỏng.

Thảm họa Chernobyl là một trong những thảm họa thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Hàng chục ngàn người đã bị phơi nhiễm phóng xạ suốt một thời gian dài, đất đai cũng bị ô nhiễm. Chỉ sau một đêm, Chernobyl đã trở thành thành phố bỏ hoang.

Sự kiện này đánh dấu cho sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô sau 74 năm cầm quyền.

Bởi thay vì cứu người sau khi thảm họa xảy ra, chính quyền Liên Xô đã che đậy thông tin về vụ nổ và không đưa ra bất kỳ lời cảnh báo nào cho người dân. Bản tin sớm nhất nói về thảm họa này đều đến từ các hãng truyền thông nước ngoài. 

Dưới áp lực của Đảng cộng sản Liên Xô, sự thật về tác hại của vụ nổ đã bị che đậy và người dân phải đối mặt với bức xạ hạt nhân mà không có bất kỳ phương thức phòng hộ nào. Các nạn nhân của thảm họa Chernobyl không phải là nạn nhân của phóng xạ mà là nạn nhân của sự dối trá. 

Thảm họa Chernobyl đã gây ra ảnh hưởng rất lớn tới Liên Xô. Người dân bắt đầu nhận ra những vấn đề cốt yếu của hệ thống chính quyền không gì có thể khắc phục. 

Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev đã nói rằng thảm họa Chernobyl là cái đinh lớn đóng vào chiếc quan tài khổng lồ của Liên bang Xô Viết. Mấy năm sau, vào đêm Giáng sinh năm 1991, Liên bang Xô Viết đã chính thức sụp đổ.

4. Tank man trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989

Anh 4
Tank Man – người biểu tình vô danh đứng chặn đoàn xe tăng ngày 5/6/1989 Ảnh: Twitter

Bức ảnh về người biểu tình vô danh, hay còn gọi là Tank Man, là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất xuất hiện trong phong trào Thiên An Môn năm 1989.

Đó là một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, hiên ngang đứng chặn lối đi của một đoàn xe tăng đang rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Sự việc diễn ra vào ngày 5/6/1989, một ngày sau khi binh lính Trung Quốc dùng chính những chiếc xe tăng này để nghiền nát những người trong cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ và chống tham nhũng của hàng trăm ngàn sinh viên và trí thức Trung Quốc.

Những thông tin thuật lại cho biết, “người biểu tình vô danh” đã phẫn nộ chất vấn những người lính trong xe tăng.

Tank Man được ghi nhận là người hùng, dám đơn độc biểu tình dù có thể mất đi mạng sống. Nhìn bức ảnh rộng hơn về Tank Man, có thể thấy anh không chỉ đứng trước một vài chiếc xe tăng, mà hàng trăm chiếc đang nối đuôi nhau rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn, sau khi thực hiện vụ tàn sát đẫm máu vào ngày 4/6.

Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã gây chấn động thế giới và khiến các nhà quan sát phương Tây tưởng chừng sẽ phá vỡ mọi giới hạn chịu đựng của người dân, đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền vào tình thế nguy hiểm.

Tuy nhiên, trái với mọi dự đoán, ĐCSTQ vẫn dễ dàng che giấu bàn tay vấy máu, rũ bỏ mọi trách nhiệm và tiếp tục củng cố quyền lực của mình.

Nhưng dù ĐCSTQ có cố gắng che đậy hay xóa bỏ quá khứ như thế nào, thì biểu tượng về lòng dũng cảm cùng tinh thần bất khuất dám đương đầu với cường quyền của Tank Man trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 vẫn tồn tại bất diệt.

Tháng 4 năm 1998, tạp chí Time xếp Tank Man vào danh sách 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20.

5. Vụ tự thiêu tại Thiên An Môn năm 2001 và sự lừa dối trắng trợn nhất lịch sử

Anh 5
Vương Tiến Đông – Một trong năm người tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn ngày 23/01/2001. Ảnh: chụp từ video tư liệu của CCTV Trung Quốc

Bức ảnh trên được chụp từ video tư liệu quay lại cảnh một trong năm người tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn ngày 23/01/2001. Đây là một sự kiện chấn động thế giới mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ngụy tạo để đổ lỗi và che đậy tội ác của mình trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Năm 1992, Pháp Luân Công bắt đầu truyền xuất ra ở Trung Quốc và nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn quốc. Trung bình cứ 10 người dân thì có 1 người theo tập Pháp Luân Công. Nhưng lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân vì đố kỵ với nhà sáng lập Pháp Luân Công và lo sợ sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công nên đã phát động chiến dịch bức hại với nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là vận dụng bộ máy truyền thông để tuyên truyền vu khống Pháp môn này kể từ năm 1999.

Vào cuối năm 2000 – một năm rưỡi sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công – chiến dịch vốn không giành được sự ủng hộ của nhiều người Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Giang Trạch Dân đã đích thân đi thăm các tỉnh miền Nam nhằm kêu gọi sự ủng hộ của giới quan chức lãnh đạo địa phương cho chiến dịch này.

Vì vậy, chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ đã lên kế hoạch tạo ra một vụ tự thiêu giả trên Quảng trường thiên An Môn và đổ lỗi cho Pháp Luân Công để lấy lại sự ủng hộ của công chúng.

Vào ngày 23/01/2001, toàn bộ khung cảnh về sự kiện năm người được cho là đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, đã được các camera ở các góc khác nhau ghi lại.

Chỉ vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, các phương tiện truyền thông trực thuộc nhà nước Trung Quốc đã tràn ngập tin tức rằng những người tự thiêu đó là các học viên Pháp Luân Công. 

Kèm theo những bản tin này là đoạn video quay cảnh các nạn nhân tự thiêu nhằm miêu tả các giáo lý của Pháp Luân Công là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm kịch này.

Trong những tuần sau khi xảy ra sự việc này, nhiều bằng chứng đã được phát hiện (trong đó có bài báo đăng trên Thời báo Washington (Washington Post) cho biết hai trong số những người tự thiêu chưa bao giờ tập Pháp Luân Công) và chỉ ra rằng toàn bộ vụ việc này đã được dàn dựng. 

Đồng thời, khi tin tức về vụ tự thiêu được loan ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã lập tức nghi ngờ, đơn giản vì hành động này đã vi phạm nghiêm trọng một điều răn dạy cơ bản: Pháp Luân Công nghiêm cấm tự sát và sát sinh.

Trang web Minh Huệ Net đã thu thập tất cả bằng chứng và chứng minh vụ tự thiêu trên là do ĐCSTQ dàn dựng. Qua Loạt bài phân tích: 54 bằng chứng tiết lộ “Vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn chỉ là màn kịch để tuyên truyền. 

Sự kiện này đã trở thành một vết nhơ không thể nào xoá nhoà của ĐCSTQ, trong lịch sử đầy dối trá và bạo lực của nó kể từ khi cầm quyền. Tuy đã mất rất nhiều công sức dàn dựng và tuyên truyền, nhưng cuối cùng màn tự thiêu giả mạo này cũng bị vạch trần trên trường quốc tế và trở thành một cơn ác mộng không cách nào thoát được của ĐCSTQ.

Đoạn video mà chính tay ĐCSTQ dàn dựng, cuối cùng đã trở thành bằng chứng xác đáng để chống lại nó và trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công. 

Hoàng Dung (t/h)

 

Banner Visaoconhanloai Footer 5

Xem thêm:

Những “nghĩa địa máy bay” lớn nhất thế giới

Những di sản tai tiếng của Giang Trạch Dân

“Thành tích” thật sự Giang Trạch Dân để lại là gì?

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều