Tân Thế Kỷ – Sài Gòn xưa được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông mang trong mình vẻ đẹp và sự phát triển “rất Tây”, từ kiến trúc cho đến phong thái của người dân nơi đây. Không phải ngẫu nhiên Cố tổng thống Singapore – Lý Quang Diệu – từng có mong ước một ngày Singapore sẽ phát triển như Sài Gòn thời bấy giờ.
Những bức ảnh về Sài Gòn cách đây khoảng nửa thế kỷ vẫn làm cho bao nhiêu trái tim Việt thổn thức vì vẻ đẹp yêu kiều ấy.
1. Nhà hát lớn Sài Gòn – Công trình gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Sài Gòn
Nhà hát lớn ở Sài Gòn, còn được gọi là Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những biểu tượng văn hóa của thành phố này. Nhà hát được xây dựng vào năm 1898 với tên gọi là Nhà hát Sài Gòn, là nơi các tầng lớp quý tộc Việt Nam và Pháp đến thưởng thức những vở kịch và ca nhạc châu Âu.
2. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: Kiệt tác trăm năm của kiến trúc Pháp
Nhà thờ Đức Bà: Được xây dựng vào năm 1880, Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất của Sài Gòn xưa. Nó được coi là biểu tượng văn hóa và tôn giáo của thành phố.
3. Đường Đồng Khởi – Niềm tự hào của người Sài Gòn
Đường Đồng Khởi (trước đây là đường Tự Do) không chỉ là con đường cổ xưa nhất mà nó còn là trung tâm kinh tế, văn hóa của Sài Gòn. Nơi đây không chỉ có những cửa hàng mua bán, kinh doanh mà còn đó những khách sạn lớn, nhà hàng, tiệm cà phê, nhà in, tiệm bán sách, tòa soạn báo, rạp hát, tiệm băng đĩa,… Những khách sạn còn đến nay có thể kể tên Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930), khách sạn Caravelle (1959)…
4. Chợ Bến Thành – Biểu tượng bất hủ của Sài Gòn
Chợ Bến Thành là một ngôi chợ lớn nằm ở trung tâm thành phố. Từ một khu chợ được dựng bên bờ sông Bến Nghé vào thế kỷ 17, trải qua bao thăng trầm chợ Bến Thànhđã trở thành một công trình kiên cố mang tính biểu tượng của Sài Gòn.
5. Nguyễn Huệ – Phố đi bộ đầu tiên của Việt Nam
Đường Nguyễn Huệ vẫn luôn được coi là con đường đẹp và sầm uất nhất ở Sài Gòn. Phố đi bộ Nguyễn Huệ, hay trước đây còn gọi là đại lộ Charner được xây dựng vào năm 1790, có nguồn gốc từ một con kênh với tên gọi là Kinh Lớn, hay còn gọi là kênh Chợ Vải, nơi từng diễn ra những hoạt động mua bán nhộn nhịp của hòn ngọc Viễn Đông.
6. Cà phê sữa đá là một trong những nét độc đáo và không thể thiếu của Sài Gòn xưa
Và nhắc đến Sài Gòn, nếu bỏ qua hình ảnh của ly cà phê sữa đá thì thật là thiếu sót. Đây là một nét đẹp văn hoá đã gắn liền với hình ảnh của mảnh đất và con người nơi đây nhiều thập kỷ nay. Sài Gòn chính là thủ phủ của cà phê sữa đá.
Món cà phê sữa đá Sài Gòn không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn được xem là biểu tượng của phong cách sống tươi vui và phóng khoáng của người dân Sài Gòn.
7. Sài Gòn xưa và những gánh hàng rong quen thuộc ở trong tiềm thức của mỗi người
Có thể nói những gánh hàng rong này đã cùng “cộng sinh” với nếp sống văn minh giữa chốn phồn hoa đô thị đã hàng trăm năm qua. Đặc biệt là vào thời điểm binh biến, ly loạn hồi thập niên 1960, rất nhiều người ở vùng thôn quê buộc phải tìm lên Sài Gòn để mưu sinh, tạo thêm cho Sài Gòn một nếp sống đặc trưng trên đường phố.
8. Phương tiện giao thông của Sài Gòn xưa
9. Sành điệu như quý cô Sài Gòn
Góp phần nên vẻ đẹp đắm say của “Hòn ngọc Viễn Đông”, chắc chắn không thể bỏ qua vẻ đẹp cuốn hút của các quý cô Sài Thành – Những cô gái mang trong mình phong thái của người con gái đô thị hiện đại, hợp thời và năng động. Dù là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thướt tha hay thời thượng cùng kính râm, giày cao gót quay mảnh… Các quý cô đều góp phần tô điểm thêm cho Sài Gòn thêm hoa lệ trong mắt bạn bè quốc tế.
Những biểu tượng văn hóa trên đã tạo nên một Sài Gòn xưa độc đáo và đầy sức hút, để lại ấn tượng đẹp trong lòng nhiều người. Hình ảnh Sài Gòn khiến người ta phải nhớ mãi nó như câu hát tươi vui: “Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca. Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”
Tịnh Yên (t.h)
Nguồn tham khảo: Hình ảnh Việt Nam
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực