spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Thiển đàm chuyện học nhiều, học cao vì sao vẫn nghèo?

Tân Thế Kỷ (TTK) Học cao, học nhiều sao vẫn nghèo? Câu hỏi nhân sinh đó làm trăn trở bao người. Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

Mục đích của học tập là gì? 

Lâu nay, nhiều người cũng như báo chí đều nên lên một vấn đề: Vì sao học nhiều, học cao nhưng vẫn nghèo? Câu hỏi hóc búa trên được nhiều chuyên gia, nhà báo cùng đưa ra quan điểm, nhưng xem ra câu chuyện ấy nhiều người vẫn chưa có lời giải đáp.

Học nhiều sao vẫn nghèo - Tân Thế Kỷ - TTK
Học cao, học nhiều sao vẫn nghèo? Câu hỏi nhân sinh đó làm trăn trở bao người. (TTK)

Xã hội ngày nay có rất nhiều người học cao, học giỏi, đỗ nhiều trường đại học, học đại học rồi học lên tiến sĩ. Cũng có người được học bổng du học nước ngoài, nhưng thu nhập không cao. Phải chăng người có tri thức hiện nay không được trọng dụng?

Nhiều chuyên gia hiến kế rằng, nên học những ngành học nào có tương lai, cần nhiều nhân lực như công nghệ thông tin, các ngành liên quan tới chăm sóc sức khoẻ,… Tuy nhiên tương lai của 5- 10 năm tới dù có được dự đoán, cũng rất bất định. Đa phần chọn ngành học vẫn theo sở thích, năng lực của bản thân.

Tôi còn nhớ câu chuyện của một anh chạy Grab, dù có trình độ học ở nước ngoài về nhưng công việc không như ý. Anh phải chạy Grab để kiếm thêm thu nhập. Không chỉ học ở nước ngoài, sinh viên ra trường hiện nay cũng rất khó kiếm được việc làm, mà phải làm trái nghề hoặc làm nhiều công việc bán thời gian để có tiền sinh s ống. Khổ nhất là cha mẹ, cho con tiền ăn học đại học 4, 5 năm nhưng ra trường không kiếm được tiền phụ giúp gia đình. Thật trăn trở về mối lo này.

Ngoài việc biện minh rằng, xã hội hiện nay do khủng hoảng kinh tế, các ngành đều giảm sút doanh thu, thậm chí lỗ nặng, nên khó tìm việc. Cũng có nhiều người cho rằng mối quan hệ hiện nay cũng rất quan trọng. Có quan hệ tốt thì sau khi ra trường sẽ được vào chỗ người quen thân, có thu nhập tốt. Có nhiều ý kiến khác lại cho rằng, thước đo là tấm bằng đại học vẫn chưa đủ, bạn cần có kỹ năng mềm, sự năng động, nhạy bén với thời cuộc thì mới có được thu nhập tốt.

Chúng ta cùng quay trở lại văn hoá truyền thống, để tìm hiểu xem người xưa có quan điểm như thế nào về việc học, để từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 4

Học tập của người xưa

Theo chanhkien, nếu như nhìn nhận học tập từ góc độ chữ Hán, quay về nghĩa ban đầu của nó, chúng ta sẽ phát hiện nó có nội hàm khác. Chữ Học (学) có âm đọc là (jiào) hoặc (xué), xuất hiện sớm nhất là chữ giáp cốt, nghĩa gốc của nó là giáo dục cho trẻ em giác ngộ kiến thức vỡ lòng, đó chính là điều trong “Thuyết văn giải tự” gọi là “giác ngộ”, âm đọc đối ứng với nghĩa này là (jiào), khi đọc thành (xué) thì nghĩa gốc của nó chuyên dùng để biểu thị sự tiếp thụ giáo dục. Tức là chữ Học đại biểu cho sự tiếp thụ giáo dục, từ đó được giác ngộ.

Về chữ Tập (习), để hiểu được nghĩa gốc của nó thì ta phải xem chữ chính thể (chữ phồn thể) của chữ tập “ 習”, phần bên dưới chữ tập (習) là chữ nhật (日), tức là chữ tập (習) là chữ hội ý của chữ vũ (羽) và chữ nhật (日) tạo thành, sau đó diễn dịch thành chữ vũ (羽) và chữ bạch (白), theo tượng hình chữ cổ thông thường cho rằng giống như con chim bay dưới ánh mặt trời, một cách nói khác biểu thị con chim tập bay dưới ánh mặt trời. Cũng có nghĩa là con chim bay lên vào ban ngày hoặc tập bay vào ban ngày, mục đích cuối cùng là phải bay lên được. Nói tóm lại cuối cùng phải đạt được “bạch nhật phi thăng”. Từ diễn dịch hình tượng chữ cổ thấy rằng, chữ nhật (日) bên dưới biến thành chữ bạch (白) (trong chữ bạch 白 cũng bao hàm chữ nhật 日), một đôi cánh kết hợp với bạch nhật, tượng hình của chữ này xác thực cũng có hình ảnh “bạch nhật phi thăng”.

Sự Tử Tế Là Gì?
Học nhiều thật ra là để đạt được phản bổn quy chân, sống tử tế, biết yêu thương người khác, biết phân biệt rõ tốt xấu để có được sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình. Ảnh minh họa (TTK)

Cũng có nghĩa là mục đích học tập của con người là để có thể đạt được giác ngộ giống như chú chim nhỏ bay lên bầu trời. Con người không ngừng học tập, học tập không ngừng, cuối cùng khi có thể giống như chú chim bay lên bầu trời thì lúc đó đạt được thành công. Bay lên trời, cũng chính là đạt được phản bổn quy chân, sống tử tế, biết yêu thương người khác, biết phân biệt rõ tốt xấu để có được sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình.

Nhưng liệu con người có thể bay lên không, có thể giác ngộ không? Khi mục đích của việc học ngày nay được hiểu theo cách là, không ngừng học tập là để có cuộc sống tốt hơn, có mức sống và địa vị xã hội cao hơn, hoặc là trong xã hội vì danh vì lợi mà trở thành kẻ mạnh trong người thường, hoặc không ngừng bồi đắp bản thân. Vì thế mà sự vị tư ngày càng lớn. Còn người xưa muốn mang điều mình học được giúp người giúp đời, làm quan chính là vì người khác. Nên mục đích của việc học là khác hẳn nhau.

Quan niệm về giàu có của người xưa

Trong văn hoá truyền thống, sự giàu có của một con người bao gồm sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, thọ mệnh, tiền bạc… và rất nhiều những thứ khác. Phật gia giảng rằng, tất cả thuận lợi của con người đều do đức của bản thân họ tạo thành. Thế nên mới có câu “Có đức mặc sức mà ăn”. Hay hành thiện, giúp đỡ người khác vô tư, thật thà, chất phác thì phúc đức tới. Ngược lại làm điều xấu thì nghiệp lực luân báo, con người phải hoàn trả bằng khó khăn và những thứ không thuận lợi.

Người ngày nay lại quá quan trọng về vật chất, tiền bạc, hình thức, hay ngại khó ngại khổ, nên họ cho rằng phải có tiền mới là giàu có. Họ quên mất đi, có sức khoẻ, chân tay lành lặn, trí tuệ bình thường thì đó cũng là sự giàu có của bản thân.

Cuộc đời con người cũng như một dòng sông, lúc lở lúc bồi, khi đầy lại vơi. Con người có số mệnh. Năm tháng đi qua nhanh như một vở kịch. Đừng vì những khó khăn trước mắt hoặc những quan niệm hiện đại mà đánh mất đi sự tử tế, suy cho cùng mục đích của việc học chính là tìm tới sự giác ngộ tâm linh chân chính cho bản thân mình.

Chiêm ngưỡng những dòng sông đẹp nhất thế giới - Ảnh 1
Cuộc đời con người cũng như một dòng sông, lúc lở lúc bồi, khi đầy lại vơi. Ảnh minh họa (TTK)

Khó khăn sẽ qua đi nhanh chóng, nếu bạn nhìn thấu bản chất của sinh mệnh. Thần Phật chỉ quan tâm sinh mệnh tốt hay xấu, chứ không quan tâm đến sự giàu có trang hoàng bên ngoài con người bạn. Bởi vật chất đều là vật ngoài thân, sinh không đem tới, tử không mang đi. Một chút khó khăn, chính là cơ hội cho chúng ta loại bỏ nghiệp lực, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, hãy luôn tin rằng người chăm chỉ làm việc, không ngại khó, sống hướng thiện, làm điều tốt chắc chắn sẽ có phúc báo trong tương lai.

Theo “Khát Vọng Cuộc Sống”

Xem thêm:

Mắt mù nhưng tâm vẫn sáng: Cuộc đối thoại sâu sắc giữa nhà sư và người mù

Chuyển Pháp Luân – Cuốn thiên cổ kỳ thư vô giá nhất định phải đọc

Bàn về châm ngôn “Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu”

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều