Tân Thế Kỷ – Điền kinh thế giới gần như chỉ có thể chứng kiến một trường Nguyễn Thị Oanh – vận động viên điền kinh giành 2 huy chương vàng ở 2 cự ly khác nhau chỉ trong 30 phút. Dù rằng nghịch cảnh đã giúp cô gái Việt Nam đã tạo nên kỳ tích, nhưng SeaGames không được quên trường hợp Nguyễn Thị Oanh.
Tối 9/5, vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh giành cú đúp huy chương vàng ở nội dung 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật.
Đây là thành tích gần như “có 1 không 2” khi thời gian xuất phát giữa hai nội dung là 30 phút. Và trên thực tế thời gian nghỉ giữa hai lần xuất phát của Oanh cũng chỉ có 10 phút.
Xét về mặt chuyên môn, nội dung chạy 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật là hai nội dung có nhiều sự khác biệt. Một chỉ thiên về sức bền và một cần thêm nhiều yếu tố kỹ thuật.
Cần biết, ở cấp độ điền kinh thế giới, việc xếp lịch thi đấu các nội dung cũng phân theo từng cặp có sự liên quan về chuyên môn. Cụ thể: 100m và 200m – cự ly ngắn, tốc độ; 800m và 1.500m – cự ly trung bình, tốc độ và sức bền; 5.000m và 10.000m – cự ly dài, sức bền.
Còn 3.000m vượt chướng ngại vật là cự ly trung bình dài và được tính riêng là một nội dung.
Trên đường chạy, bên cạnh tốc độ hay sức bền, các vận động viên phải dùng kỹ thuật để vượt qua thanh chắn, hố nước.
Một chuyên gia điền kinh Việt Nam nhận định: Điền kinh thế giới sẽ phải thán phục Nguyễn Thị Oanh với cú đúp huy chương vàng này.
Thành tích “có 1 không 2” trên thế giới
Nếu để so sánh thành tích của Oanh với thế giới, dù có phần hơi khiên cưỡng, gần như chỉ có huyền thoại Carl Lewis là từng giành HCV ở các nội dung khác nhau – cự ly ngắn (100m, 200m) và nhảy xa ở Olympic 1984.
Trong lịch sử Olympic kể từ sau Carl Lewis, vận động viên xuất sắc nhất chỉ có thể vô địch tối đa hai cự ly nhưng ở cùng một nội dung.
Điển hình như ở Olympic 2012, Usain Bolt (nam) và Elaine Thompson (nữ) đều giành huy chương vàng 100m và 200m – ngắn, tốc độ, Mo Rarah giành huy chương vàng 5.000m và 10.000m – dài, sức bền.
Trong khi đó tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh lập hattrick huy chương vàng ở ba nội dung, cự ly khác nhau: 1.500m – cự ly trung bình, 5.000m – cự ly dài và 3.000m vượt chướng ngại vật.
Đây là kỳ SEA Games thứ 4 liên tiếp mà Oanh giành cả 2 huy chương vàng 1.500m và 5.000m.
Nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật dành cho nữ lần đầu đưa vào thi đấu ở SEA Games 30. Từ đó đến nay, chủ nhân tấm huy chương vàng vẫn là Nguyễn Thị Oanh.
Công tác tổ chức Sea Games 32
Việc Nguyễn Thị Oanh phải xuất phát hai nội dung cách nhau 30 phút là điều có lẽ chỉ diễn ra ở SEA Games. Tại SEA Games 29, chính Nguyễn Thị Oanh cũng bị làm khó khi ban tổ chức nước chủ nhà xếp lịch thi đấu 5.000m và 3.000m vượt chướng ngại vật trong một ngày.
Theo quy định xếp lịch thi đấu của nhiều giải điền kinh thế giới, châu lục, các vòng thi cự ly ngắn diễn ra cách nhau ít nhất 45 phút, các cự ly dài phải qua ngày thi đấu hôm sau – cách nhau ít nhất 12 giờ.
Ở cấp độ thế giới và châu lục, môn điền kinh phải có lịch thi đấu sơ bộ trước 4 năm và lịch thi đấu cố định từ 2 năm trước giải. Với các giải điền kinh vô địch thế giới, lịch thi đấu phải được ấn định 6 tháng trước giải.
Seagames không được phép quên Nguyễn Thị Oanh, vì đây là trường hợp mà công tác tổ chức cần phải xem xét lại chính mình, để có những giải đấu khu vực chất lượng và xứng tầm.
Vũ Nam tổng hợp.
Đánh bại nhà vô địch thế giới, Nguyễn Văn Khánh Phong giành HCV SEA Games 32
Nghe lời Thủ tướng, Chủ tịch LĐBĐ Campuchia không từ chức nữa!
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*