spot_img
21 C
Vietnam
Thứ năm,19 Tháng chín
spot_img

Đàm phán bế tắc, Tổng thống Biden kêu gọi tăng trần nợ vô điều kiện

Tân Thế Kỷ (TTK)Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa ngày 9-5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden một lần nữa nhắc lại lập trường nâng trần nợ công vô điều kiện, còn Chủ tịch Hạ viện McCarthy vẫn yêu cầu gắn thêm các biện pháp giảm mạnh chi tiêu. Sự bế tắc giữa hai bên càng làm dấy lên mối lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hoa Kỳ.

Đàm phán bế tắc, Tổng thống Biden kêu gọi tăng trần nợ vô điều kiện
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy. Ảnh: CNN/Getty Images

Hôm thứ Tư (10/5), Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu tại New York, ông một lần nữa kêu gọi tăng trần nợ công vô điều kiện và bác bỏ lập trường về các điều kiện đàm phán của Đảng Cộng hòa.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói: “Họ (Đảng Cộng hòa) đang chiếm đoạt nền kinh tế và đe dọa làm đất nước chúng ta vỡ nợ.”

Bài phát biểu cứng rắn của Biden cũng cho thấy cuộc gặp giữa lãnh đạo hai đảng tại Nhà Trắng hôm trước không giải quyết được các bế tắc. Chủ tịch Hạ viện McCarthy cũng giữ vững lập trường và nói rằng trần nợ nên được nâng lên, đồng thời chính phủ liên bang phải cắt giảm chi tiêu đáng kể.

Ông McCarthy nói: “Chúng tôi sẽ nâng trần nợ và điều chỉnh chi tiêu của (chính phủ) chúng tôi.”

Cuộc khủng hoảng nợ công của Mỹ không chỉ làm đau đầu lãnh đạo lưỡng Đảng Hoa Kỳ, mà còn làm ảnh hưởng đến Nhật Bản – nước chủ trì G7 năm nay và là chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ.

Trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm G7 đang diễn ra tại thành phố Niigata của Nhật Bản – Bộ trưởng Bộ Tài chính hoa Kỳ Janet Yellen dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với các câu hỏi từ những người đồng cấp G7, về cách mà Washington dự định ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính, vốn đã căng thẳng sau sự sụp đổ ba ngân hàng lớn của Hoa Kỳ gần đây.

Bà Yellen phát biểu tại Niigata hôm thứ Năm: “Việc vỡ nợ sẽ đe dọa những thành tựu mà chúng ta đã nỗ lực đạt được trong quá trình khắc phục đại dịch mấy năm qua. Và nó sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu khiến chúng ta lùi xa hơn nữa”.

BN 3 jpeg 1

Khi được hỏi Nhật Bản mong muốn giải pháp gì từ Hoa Kỳ – Bộ trưởng Bộ Tài chính Shunichi Suzuki đã trả lời với các phóng viên rằng: “Chúng tôi sẽ không đi sâu vào những chủ đề cụ thể như vậy”. 

Ông Suzuki nói thêm: Thay vào đó, các nhà lãnh đạo tài chính G7 sẽ tranh luận về các biện pháp nhằm giải quyết rủi ro hệ thống tài chính hữu hiệu hơn, bằng cách chia sẻ hiểu biết của họ về các bài học rút ra từ những thất bại gần đây của ngân hàng Mỹ.

Takahide Kiuchi, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Nomura cho biết: “G7 sẽ không thể đưa ra giải pháp nào cho vấn đề trong nước và chính trị của Hoa Kỳ, mặc dù G7 có thể tái khẳng định quyết tâm hợp tác để ổn định thị trường trong trường hợp xấu nhất”.

Ông Kiuchi nhận xét: “Washington hoàn toàn chịu trách nhiệm khắc phục sự cố này. Nhưng khi có sự cố xảy ra, tất cả các quốc gia khác đều phải gánh chịu hậu quả”.

Theo tiền lệ trước đây, các cuộc đấu tranh trần nợ của Hoa Kỳ thường kết thúc bằng một thỏa thuận được dàn xếp vội vàng trong những giờ đàm phán cuối cùng, và tránh được tình trạng vỡ nợ chưa từng có.

Trong cuộc khủng hoảng lần này, kênh NTDTV cho biết – các nhà lãnh đạo Quốc hội bao gồm Biden và McCarthy sẽ tiếp tục gặp lại nhau vào thứ Sáu. Việc họ có thể nhượng bộ lẫn nhau và đạt được thỏa thuận chung về trần nợ hay không, sẽ quyết định liệu chính phủ Mỹ có thể thanh toán hóa đơn đúng hạn và tránh được tình trạng vỡ nợ trước nay chưa từng có hay không.

Hoàng Dung (t/h)

Theo NTDTV, Reuters

Xem Thêm:

Hạ viện điều tra : Gia đình Biden nhận hàng triệu USD từ nước ngoài, bao gồm Trung Quốc

Trung Quốc và Khủng hoảng nợ Hoa Kỳ có thể chi phối các cuộc đàm phán tài chính của G7

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều