spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Trời ban phúc cho người hành thiện

82e4ee0190da27bf454e43bb75639f47 3
Hành thiện tự đã có trời biết – Ảnh: Internet

Tân Thế KỷChúng ta thường nghe câu: “Chỉ cần bạn thiện lương, Trời cao ắt có an bài”. Bạn chỉ cần sống lương thiện, hành thiện, tích đức, trời cao sẽ ban phúc báo cho bạn. Những lời này cũng không phải lời nói suông, nó là sự tuần hoàn của nhân quả. Hơn nữa, rất nhiều minh chứng thực tế trong quá khứ và hiện tại cho thấy điều này.

Trời ban phúc cho người thiện lương

Xưa ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) có một thương nhân tên Vương Chí Nhân, đã ngoài ba mươi mà chưa có con. Một ngày có thầy tướng số nói với ông: “Tháng Mười này ông sẽ gặp một tai họa lớn, cần phải đề phòng”. Vương Chí Nhân xưa nay tin tưởng vào khả năng của vị thầy tướng này nên vội vàng đến Tô Châu tránh nạn. 

2803022914f285963b8cf61243887ba5 1

Một đêm, khi đang đi dạo, ông bắt gặp một phụ nữ nhảy sông tự tử. Ông hô hoán và lấy 10 lạng bạc giơ lên khỏi đầu la lớn “Có người ngã xuống nước, ai cứu được sẽ thưởng 10 lạng bạc!”. 

Các chủ thuyền gần đó nghe thấy nhanh chóng chèo ra sông cứu người phụ nữ. Cùng lúc có 2 chiếc thuyền đến, kịp thời cứu được cô gái. Ông Vương giữ lời hứa, lấy ra 10 lạng bạc chia cho 2 chủ thuyền. 

Khi người phụ nữ hồi tỉnh, ông Vương từ tốn hỏi: “Mạn phép xin hỏi là sự tình bức bách nào đã khiến cô phải tìm đến cái chết vậy?!”

Người phụ nữ trả lời trong nước mắt: “Vợ chồng tôi nghèo khó phải làm thuê, được trả công bằng một con lợn. Tôi đã bán con lợn ấy 5 lạng bạc, nhưng sau đó phát hiện số bạc kia là giả. Tôi thương chồng vất vả, nhưng không biết hành xử ra sao khi chồng về, thiếu suy nghĩ nên tìm đến cái chết!”

Nghe chuyện, ông Vương vô cùng thương cảm với tấm lòng người phụ nữ, không ngần ngại lấy 5 lạng bạc cho người phụ nữ và khuyên cô hãy quay về hãy sống thật tốt. Người phụ nữ cảm tạ ơn cứu mạng đem số bạc ấy về kể lại toàn bộ câu chuyện, người chồng không tin còn ngờ vực vợ. Hai vợ chồng đành đến chỗ ở của ông Vương để xác nhận sự việc.

Ông Vương mới thiu thiu ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa và giọng của phụ nữ: “Tôi là người ngã xuống nước và được ông cứu mạng. Tôi quay lại để cảm ơn ông, ông Vương ạ! Xin hãy mở cửa”. 

Nghe thế, ông Vương nghiêm giọng trả lời: “Cô là phụ nữ đã có chồng, còn tôi là lữ khách đang ở một mình, “Nam nữ thụ thụ bất thân!”. Huống hồ chúng ta lại gặp gỡ lúc đêm khuya như vậy!”. 

 Mối nghi hoặc của người chồng liền tan biến khi nghe điều đó. Anh ta cảm động sâu sắc và lên tiếng: “Thưa ngài, ngài đúng là một bậc chính nhân quân tử. Xin đừng hiểu lầm, hai vợ chồng chúng tôi cùng đến để cảm tạ sự hy sinh của ngài!”

Ông Vương hiểu ra mọi chuyện và nhanh chóng thay quần áo ra tiếp khách. Khi ông ra khỏi phòng thì bức tường nơi ông ngủ bất ngờ đổ sập xuống, ông thoát được một nạn. Cặp vợ chồng thở phào nhẹ nhõm khi chứng kiến cảnh tượng ấy, họ thành kính tạ ơn lòng tốt của ông Vương.

Tháng Mười trôi qua, ông Vương trong tâm rất thoải mái vì ông biết mình đã thoát được kiếp nạn. Ông đến gặp lại vị thầy tướng số sau khi về nhà ở An Huy. Vị thầy tướng vô cùng sửng sốt và nói: “Vài tháng không gặp, mà sắc diện của ngài đã cải biến hoàn toàn, nét ‘âm đức’ xuất hiện khắp khuôn mặt. Hẳn ngài đã làm việc thiện, tương lai sẽ đắc phúc báo”. 

Một thời gian sau, vợ ông Vương sinh hạ liên tiếp 11 người con trai. Mỗi người con đều rất chính trực, thiện lương và hiếu nghĩa. Ông Vương hưởng thọ 96 tuổi, hạnh phúc và khỏe mạnh suốt cuộc đời. 

Trong Kinh Dịch có câu: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh. Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương“. Nghĩa là, nhà tích điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương.

Việc ông Vương được Trời ban phúc vì lòng thương người và đạo đức của mình có thể thấy rằng nghiệp lực luân báo là có thật. Đời người gieo nhân thiện lành, lo gì không nở ra quả phúc báo?  

Thiện quả của gia đình năm đời hành thiện

Năm Tân Tỵ thứ 26 đời vua Càn Long triều Thanh (năm 1761), ở khu vực sông Hoàng Hà xảy ra nạn lụt lớn. Từ ngày 15 đến 19/7 theo hoàng lịch, các chi lưu của sông Hoàng Hà như sông Y, sông Lạc, sông Thấm và vùng Đồng Quan phía nam Hoàng Hà cho đến khu vực sông chính ở Mạnh Tân mưa như thác đổ, trung tâm của trận mưa lớn nằm ở huyện Tân An tỉnh Hà Nam, các nhánh sông như Y, Lạc Hà đều bị nước tràn vỡ đê. Vào thời điểm đó đoạn đê qua các huyện như Võ Trắc, Huỳnh Trạch, Dương Võ, Tường Phù, Lan Dương… đều bị tràn đê ở cả bờ bắc và bờ nam, trong trận lũ lụt này vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có tổng cộng 26 vị trí đê điều bị lở vỡ. 10 châu, huyện của ba tỉnh Hà Nam, Sơn Đông và An Huy bị ngập, có nơi nước ngập sâu đến 5-6 xích (1,5m-1,8m), thậm chí có nơi nước sâu hơn một trượng (hơn 3,33m), hầu hết nhà của dân đều bị nhấn chìm trong nước.

1cad4cab9fc1eff1c93228ebda1604da
Cả nhà tích đức được phúc báo – Ảnh minh hoạ: Internet

Vào thời điểm đó, huyện Trần Lưu ở bờ nam sông Hoàng Hà (nay là thị trấn Trần Lưu, huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam) cũng xảy ra đại nạn, nước ngập sâu đến một trượng. Ở trong vùng có một gia đình họ Tào, ngôi nhà của họ đã bị ngập hoàn toàn trong nước, trải qua ba ngày ba đêm mọi người đều quả quyết rằng trong nhà ấy không thể có người hay súc vật nào còn sống sót.

Đến khi nước rút đi rồi, căn nhà nơi gia đình họ Tào sinh sống ấy tường vách không hề bị sập đổ, hơn nữa cả nhà đều được bình an. Những người còn sống sót trong làng đã ùn ùn kéo nhau đến thăm hỏi họ. Mọi người đều tò mò hỏi rằng: “Các vị làm sao sống được trong nước vậy?”

Người nhà họ Tào đáp: “Mấy ngày qua chúng tôi chỉ thấy xung quanh mây mù dày đặc, không thấy được mặt trời, hoàn toàn không biết rằng mình đang ở trong nước!”

Còn quan huyện nơi ấy sau khi chứng kiến sự việc khó tin này đã hỏi: “Nhà họ Tào các vị đã từng làm việc thiện gì chăng?”

Người nhà họ Tào đáp: “Tiền tô thuế mỗi năm chúng tôi thu được, ngoại trừ phần nộp thuế cho nhà nước và khấu trừ chi tiêu trong gia đình ra thì đều đem tiền gắng sức giúp đỡ những người nghèo khó trong làng. Từ đời ông cố chúng tôi đều làm như thế, đến nay vẫn chưa ngừng hành thiện, tính ra đã được năm đời, qua 100 năm rồi”. Quan huyện nghe xong liền lập tức dâng biểu về triều xin ban thưởng để tuyên dương việc thiện của gia đình họ Tào.

Đây là một câu chuyện được ghi chép trong quyển “ m chất văn chú chứng”. Gia đình họ Tào năm đời hành thiện, họ làm những gì có thể trong khả năng của mình để giúp đỡ người khác; gia đình năm đời tích đức, đắc được thiện quả là cả nhà tránh được nạn lũ lụt, đây là kỳ tích ở nhân gian, là một việc không thể nghĩ bàn. Quá khứ người già hay nói: phúc phận không thể do cầu mà được, mà là tổ tiên tu tích lại. Đại phúc phận của nhà họ Tào là kết quả của việc năm đời hành thiện tích đức mà có.

Giữa con người với nhau, nếu chúng ta cứ để mắt đến việc nhà ai đó có gì tốt, con cái nhà ai đó thông minh thế nào, nhà ai làm ăn phát đạt, con cái nhà ai làm quan lớn ra sao… thì trong lòng thường dễ sinh mầm ghen tị. Người ta không hề nghĩ rằng những hành động của bản thân có ảnh hưởng như thế nào đến chính mình và con cháu đời sau. Con người nên suy xét về hành động của mình, xem xem những hành động ấy là việc thiện hay việc ác, là bản thân đang tích đức hay đang tạo nghiệp. Nếu một người có thể suy xét vấn đề như thế, có thể phản tỉnh bản thân thì mới có thể thực sự thu được lợi ích.

Ông Trời phù hộ người hành thiện

Trên thế gian có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Người tốt hành thiện, kẻ xấu hành ác, ngành nghề nào cũng có. Ở Trung Quốc, mở tiệm cầm đồ được nhiều người coi là một trong những ngành kinh doanh sinh lời tốt nhất. Người Trung Hoa có câu: “Muốn làm giàu, hãy mở tiệm cầm đồ”. Hầu hết mọi người cho rằng chủ tiệm cầm đồ thường lợi dụng người nghèo. Khi một người nghèo cần tiền gấp và không có cách nào xoay sở, họ phải đến tiệm cầm đồ. Chủ tiệm thường yêu cầu người nghèo trả lãi rất cao cho khoản vay và người nghèo thường phải đồng ý. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến người Trung Hoa có câu “vi phú bất nhân”, ý nói rằng người giàu thì không nhân hậu. Tuy vậy, cổ nhân cũng nói “sự tại nhân vi”, hàm ý rằng con người đều có thể thực hiện bất kỳ chức nghiệp nào một cách chân chính. Chúng ta không thể chỉ đơn giản đánh đồng họ với nhau, cũng có nhiều chủ tiệm cầm đồ là người tốt, tích đức hành thiện.

e2c3ecfd3e47a5fa7e584c9089d5d548 1
Trời cao phù hộ cho người hành thiện – Ảnh minh hoạ: Internet

Vào những năm đầu thời Gia Tĩnh triều Minh, tại huyện Nghi Trưng tỉnh Giang Tô, có một doanh nhân họ Kim mở tiệm cầm đồ trong thị trấn. Ông được biết đến là người chính trực, thiện lương, làm ăn công bằng, thường cho mọi người vay dài hạn. Đặc biệt với người nghèo hoặc người già, ông thường phá lệ không thu lợi tức.

Một lần nọ, vợ của một người nông dân mắc bệnh nặng. Vì nhà nghèo, không có tiền khám bệnh mua thuốc, anh ta đã phải đem cầm cố chiếc áo khoác mùa đông của mình tại tiệm của ông chủ Kim. Chẳng mấy chốc, mùa đông lạnh giá ập đến mà người nông dân vẫn chưa có tiền để chuộc lại chiếc áo khoác bông. Những cơn gió lạnh khiến người nông dân lúc nào cũng run rẩy. Thấy rằng người nông dân chưa có tiền, và lo rằng anh ta có thể bị ốm vì lạnh do không có áo ấm, ông chủ Kim đã chủ động bảo người nông dân chuộc lại chiếc áo khoác bông mà không phải trả bất kỳ khoản lợi tức nào, anh nông dân xúc động không nói nên lời.

Ông chủ Kim không quản ngại việc tiếp cận để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mùa đông, ông không thu lợi tức từ trang phục mùa đông đang cầm; mùa hạ, thì miễn tiền lãi với trang phục mùa hạ. Theo thời gian, những việc tốt mà ông làm cho mọi người đã nhiều không đếm xuể. Điều kỳ lạ là cửa hàng của ông không những không thua lỗ; mà trái lại, ngày càng kinh doanh phát đạt và ông đã trở thành một trong những thương gia giàu có nhất vùng. Thực ra, không có gì ngạc nhiên khi công việc kinh doanh của ông chủ Kim lại thành công đến như vậy. Đó là nhờ vào danh tiếng tốt của ông. Mọi người truyền tai nhau, một truyền mười, mười truyền trăm, và chẳng bao lâu sau, rất nhiều người đều biết đến cửa hàng của ông và ghé thăm. Tiệm của ông chủ Kim hầu như lúc nào cũng bận rộn; người ra kẻ vào tấp nập như chợ. Nhờ thế, công việc kinh doanh của ông phát triển nhanh chóng, điều này cho thấy rằng phẩm hạnh và uy tín của một người chính là vốn làm giàu tốt nhất. Danh tiếng như vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với những quảng cáo thương mại thông thường. Đây là con đường chân chính duy nhất dẫn đến thành công của một doanh nghiệp.

Một năm nọ, một nhóm tặc khấu tấn công thị trấn nơi ông chủ Kim sinh sống. Nhiều gia đình giàu có bị chúng cướp phá. Điều kỳ lạ là một tiệm cầm đồ lớn như của ông chủ Kim mà toán cướp tuyệt nhiên không phạm tới cửa, toàn bộ gia nhân và của cải đều bình an vô sự.

Huyện lệnh huyện Nghi Trưng nghi ngờ rằng ông chủ Kim có thể có mối quan hệ nào đó với nhóm cướp. Việc kinh doanh của ông thuộc vào hàng phát đạt nhất trong vùng. Lai vãng đến tiệm cầm đồ thường là những người nghèo, và một số người trong đó là thành viên băng đảng. Không lẽ ông ấy đã câu kết với cường đạo? Nếu không, tại sao tiệm của ông không bị hư hại chút gì? Tuy nhiên, họ không thể tìm thấy một bằng chứng nào để buộc tội ông.

Sau đó, nhóm cướp đã bị bắt. Mặc dù bị thẩm vấn gắt gao, chúng vẫn không thừa nhận có mối quan hệ nào với ông chủ Kim. Khi được hỏi tại sao cửa tiệm của ông chủ Kim không bị cướp thì những tên cướp thú nhận rằng thực ra chúng đã vài lần đến đó vào ban đêm định cướp tiền, nhưng khi đến nơi, chúng nhìn thấy trên nóc tiệm cầm đồ có vô số thiên thần, thân mặc giáp vàng, tay mang binh khí, uy phong lẫm liệt, sát khí đằng đằng. Toán cướp vô cùng kinh hãi tháo chạy tán loạn. Khi nghe điều này, huyện lệnh và nha môn đã lập tức minh bạch; họ nhận ra rằng ông chủ Kim thực sự là một người tốt. Ông đã làm nhiều việc tốt đến nỗi ngay cả các vị thần cũng cảm động và quyết định bảo hộ cho ông. Huyện lệnh sau đó đã ban tặng cho ông chủ Kim một tấm bảng thể hiện sự trân trọng đối với ông. Tấm bảng ghi, “Thiện Môn Thiên Hữu.” (Tạm dịch: Ông Trời phù hộ cho nhà làm việc thiện)

Sau khi đọc xong điển cố này, tôi chắc rằng độc giả sẽ có một cách hiểu mới về câu cổ ngữ “Đức trọng quỷ thần khâm” (tạm dịch: Quỷ thần phục người có đức). Vậy chúng ta sẽ làm thế nào để tích đức cho chính mình? Người xưa có câu “tích thổ thành sơn, phong vũ hưng yên; tích thủy thành uyên, giao long sinh yên” (tạm dịch: tích đất thành núi, [nơi] mưa thuận gió hòa; tích nước thành hồ, [nơi] giao long xuất sinh). Đây là một triết lý sống. Chỉ cần chúng ta không ngừng làm những việc tốt, ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất, thì theo thời gian, chúng ta sẽ có thể tích thiện thành đức. Làm như vậy, chúng ta sẽ được bảo hộ bởi các vị thần. Không cầu phúc mà phúc tự đến, bình an phước báo sẽ tới bất ngờ. Đây mới đúng là hàm nghĩa chân chính của câu “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (tạm dịch: Đạo Trời không vì tình riêng mà thiên vị bất kỳ ai, nhưng thường giúp những người hành thiện).

Ông chủ Kim hành thiện tế bần nên được thần Kim giáp bảo hộ mà thoát khỏi nạn cướp; từ đó thấy rằng trọng đức hành thiện mà đắc được phúc báo quả nhiên là có thật.

Ai cũng muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn vận mệnh tốt hơn. Cách tốt nhất chính là hành thiện, tích đức. Hành thiện có thể tích âm đức, đức lại mang tới cho người ta phúc báo. Đôi lúc, hành thiện không có ai thấy, nhưng đã được Trời cao ghi lại rồi.

Chân Tâm t/h

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 8

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều