spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Thi cõng vợ

Tân Thế Kỷ (TTK) – Chiều 13/5, 10 cặp thí sinh đã đăng ký tham dự cuộc thi cõng vợ do Đại sứ quán Phần Lan tổ chức trên phố đi bộ Hoàn Kiếm.

Thi CÕng vợ - Tân Thế Kỷ
Sau khi vượt qua ba vòng thi, anh Chung (Áo xanh)cho biết “cõng cả thế giới của mình trên lưng thì nặng là chắc chắn”.

Cuộc thi nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngôi làng châu Âu 2023, tái hiện cuộc thi cõng vợ truyền thống của người Phần Lan (eukonkanto) thể hiện tình yêu, sức mạnh và sự gắn kết của vợ chồng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Cõng vợ Tân Thế Kỷ
Các cặp đôi hào hứng tham gia

Người tham gia phải nhấc vợ (hoặc bạn chơi) lên khỏi mặt đất, di chuyển quãng đường dài 30 m vượt qua nhiều chướng ngại vật như vượt rào, lội qua vũng nước, nhảy sạp, cùng nhau xếp hình quốc kỳ Việt Nam và Phần Lan trước khi về đích.

Đại sứ Phần Lan Keijo Norvanto cho biết do lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam nên luật chơi có thay đổi, người tham gia không bắt buộc phải là một cặp vợ chồng mà có thể là bạn bè cùng giới.

Đúng 4h chiều, 20 thí sinh gồm 6 cặp vợ chồng người Việt, một cặp vợ chồng người Phần Lan và ba cặp là bạn bè, nhận số thứ tự thi đấu, nghe phổ biến thể lệ và luật chơi.

Người tham gia phải nhấc vợ (hoặc bạn chơi) lên khỏi mặt đất, di chuyển quãng đường dài 30 m vượt qua nhiều chướng ngại vật như vượt rào, lội qua vũng nước, nhảy sạp, cùng nhau xếp hình quốc kỳ Việt Nam và Phần Lan trước khi về đích.

Lần đầu tiên thi cõng vợ
Người chơi có thể vác vợ theo kiểu “estonia” truyền thống của người Phần Lan

Ngoài cõng trên lưng, người chơi có thể vác vợ theo kiểu “estonia” truyền thống của người Phần Lan. Đây là kiểu cõng mà người nữ bị treo lộn ngược đầu phía sau lưng đàn ông, hai chân vắt quanh cổ, hai tay giữ eo bạn chơi.

“Ở Phần Lan có ‘sisu’, để nói về ý chí kiên cường, không bao giờ bị đánh bại. Tôi hy vọng thông qua trò chơi, người tham gia sẽ hiểu thêm về tinh thần ‘sisu’, luôn gắn kết, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, thử thách và chinh phục chiến thắng”, ông Keijo Norvanto nói.

DSCF2678 1683983128
Vừa cõng vợ vừa vượt chướng ngại vật

Nhiều năm tham gia tuần lễ châu Âu ở Hà Nội nhưng đây là lần đầu tiên vợ chồng chị Lan Phương (32 tuổi) và anh Quốc Chung (36 tuổi) được trải nghiệm phong tục thú vị này của người Phần Lan.

Vài ngày trước trận đấu, hai vợ chồng chị Phương chủ động tìm hiểu trò chơi gốc và tập luyện vì thấy khó. Về chiến thuật, họ nói không cần chạy nhanh để đảm bảo an toàn và chỉ bứt phá ở vòng thi ghép hình.

Sau khi vượt qua ba vòng thi, anh Chung cho biết “cõng cả thế giới của mình trên lưng thì nặng là chắc chắn”.

BN 3 jpeg 2

Cách nhận phần thưởng cũng rất đặc biệt khi ban tổ chức sử dụng kiểu cân truyền thống của người Phần Lan. Theo đó, chị Phương được đứng lên một đầu của miếng gỗ, phía còn lại sẽ được đặt các thùng bia đến khi hai bên cân bằng. Cuối cùng, vợ chồng chị Lan nhận được 7 thùng bia.

A nh chu p Ma n hi nh 2023 05 13 lu c 20 1683985066
Trao quà cho đội thắng

“Đi thi ai cũng muốn thắng nhưng đây không phải mục đích duy nhất bởi vợ chồng tôi muốn có thời gian cuối tuần bên nhau. Được cùng nhau vượt qua khó khăn, dưới sự cổ vũ hết mình của khán giả khiến chiến thắng trở nên trọn vẹn hơn”, người phụ nữ 32 tuổi chia sẻ.

Kết thúc cuộc thi, đại sứ Keijo Norvanto gửi lời cảm ơn đến các cặp chơi cũng như người dân Việt Nam vì đã hưởng ứng cuộc thi. Đại sứ Phần Lan cũng bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác với các bên để tổ chức cuộc thi ở quy mô rộng hơn, nhiều người tham gia hơn.

Vũ Nam tổng hợp.

Gánh bún bán 700 bát mỗi đêm

Người phụ nữ mọc râu như đàn ông và có 4 đời chồng

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều