spot_img
20 C
Vietnam
Thứ ba,26 Tháng mười một
spot_img

Phải làm gì nếu cuộc chiến trần nợ của Hoa Kỳ trở nên tồi tệ hơn

Tân Thế Kỷ (TTK) – Cuộc đàm phán về trần nợ ở Washington đã và đang được thảo luận rộng rãi, nhưng cho đến nay rất ít nhà đầu tư thực sự lo lắng về điều đó.

Hầu hết mọi người đều tin rằng khi thời hạn đến, Quốc hội và Nhà Trắng sẽ đạt được một thỏa thuận chung — ngay cả khi điều đó vẫn đang bị trì hoãn.

Phải làm gì nếu cuộc chiến trần nợ của Hoa Kỳ trở nên tồi tệ hơn
Ảnh chụp tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington vào ngày 12 /5/2023. Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ – bà Janet Yellen đã đặt hạn chót cho vấn đề tăng trần nợ là ngày 1/6. Vẫn còn vài tuần cho đến lúc đó, và có lẽ giống như các trường hợp tương tự đã xảy ra trong lịch sử, sẽ không có thỏa thuận nào đạt được cho đến giờ phút cuối cùng.

Cho đến nay, các nhà đầu tư tổ chức ở Hoa Kỳ vẫn không hoàn toàn chùn bước trong việc mua tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mới phát hành. Trong phiên đấu giá Kho bạc ngày 11/5, tín phiếu kho bạc kỳ hạn 4 tuần đã thu được lợi suất trái phiếu hàng năm lên đến 5,723% – đây là một mức lãi suất cao, nhưng không quá cao đối với trái phiếu đáo hạn vào ngày 13/6. Ngược lại, tín phiếu kho bạc kỳ hạn 8 tuần đã được bán với lợi suất hàng năm là 4,793 %.

Thông thường, tín phiếu có thời gian dài hơn sẽ có lãi suất cao hơn. Nhưng do sự gián đoạn gần đây, khi các tín phiếu kỳ hạn 4 tuần lại có giá cao hơn các tín phiếu có kỳ hạn khác, vì vậy đã gây ra một số lo ngại về việc các tín phiếu ngày 13/6 sẽ không được thanh toán đúng hạn, trong khi tín phiếu ngày 11/7 vẫn sẽ được thanh toán. 

Điều này đưa ra giả định rằng – một thỏa thuận nợ mới sẽ được thực hiện vào tháng 7. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, thì lợi suất 5,723 % của tín phiếu kỳ hạn 4 tuần, cũng không phải là dấu hiệu cho thấy sự kiện vỡ nợ thảm khốc sẽ qua đi.

Các nhà đầu tư nên làm gì nếu thực sự xảy ra vỡ nợ, hoặc nếu cuộc chiến trần nợ trở nên tồi tệ và không có thỏa thuận nào được thực hiện?

Câu trả lời có thể là “Mua vàng”. Giá vàng hiện đã đạt mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây mà không cần phô trương nhiều. Đó là một kỳ tích ấn tượng vì vàng không mang lại lợi suất và lợi suất trái phiếu vẫn rất cao. Giá vàng giao ngay đã tăng khoảng 10% từ đầu năm đến ngày 12/5.

Có một số nguyên nhân khiến giá vàng tăng gần đây. Theo Hội đồng vàng thế giới, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua 228 tấn vàng trong quý I năm 2023. Đó là sau khi họ cùng nhau bổ sung 1.136 tấn vào năm 2022- một năm kỷ lục. Một lý do khác khiến nhu cầu mua vàng tăng mạnh là vì được thúc đẩy bởi một số quốc gia đang muốn rời xa đồng đô la Mỹ trong thương mại toàn cầu, và có khả năng họ sẽ thiết lập một loại tiền tệ thanh toán chung mới.

Vàng đã có một đợt tăng giá phi thường trong những năm 1970. Vào thời điểm đó, Tổng thống Richard Nixon đã chấm dứt hệ thống Bretton Woods – nơi đồng đô la được chuyển đổi thành vàng (ở mức 35 USD/ 1 ounce) vào năm 1971. (Ounce là một đơn vị đo khối lượng trong một số hệ đo lường khác nhau, 1 ounce = 28.3495231 grams)

Sau đó, vàng đã vượt qua mức 850 USD/1 ounce vào tháng 1 năm 1980 — tăng gấp 33 lần. Vàng được sử dụng như một công cụ phòng ngừa lạm phát hiệu quả trong thời kỳ lạm phát cao những năm 1970, khi lạm phát trung bình gần 7% trong suốt thập kỷ và lên đến đỉnh điểm là 14% vào năm 1980. 

Bạc – thường vượt trội so với vàng trong thị trường giá – đã tăng 7% lên 25,01 USD từ đầu năm cho đến ngày 12/5. Bạc tăng từ 3 USD/1 ounce vào đầu những năm 2000 và bùng nổ lên gần 50 USD vào năm 2011. Hiện nay ở mức khoảng 25 USD/1 ounce, nhưng vẫn còn phải xem bạc sẽ ảnh hưởng đến giá vàng và lạm phát như thế nào trong tương lai.

BN 3 jpeg 2

Những điều khác trong cuộc chơi tài chính

Hiện tại, đồng franc Thụy Sĩ (CHF) đã chứng tỏ mình là đồng tiền mạnh nhất và là thiên đường ngoại hối, trong một năm đầy biến động của thị trường ngoại hối toàn cầu. 

Trong 12 tháng vừa qua, CHF đã tăng hơn 11% so với USD, đồng thời đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ vào đầu tháng Năm này, so với đối thủ cạnh tranh truyền thống của nó là đồng Yên Nhật.

Các nhà giao dịch tiền tệ toàn cầu đã đặt cược rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo, và điều này sẽ khiến đồng Yên yếu hơn so với rổ tiền tệ toàn cầu. Trong khi đó, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã bắt đầu tăng lãi suất vào năm ngoái.

Nhưng liệu việc nắm giữ tín phiếu kho bạc hoặc trái phiếu có mang lại giá trị hay không?

Nhiều nhà đầu tư đồng ý mạo hiểm, bất chấp nguy cơ nước Mỹ có thể không thanh toán tín phiếu đúng hạn.

Bill Gross, cựu giám đốc đầu tư của PIMCO – một công ty quản lý đầu tư của Mỹ, gần đây đã khuyên các khách hàng nên tận dụng 1% lợi suất hàng năm tăng thêm đối với các tín phiếu kho bạc ngắn hạn, bất chấp rủi ro vỡ nợ. Với giả định rằng một thỏa thuận chắc chắn sẽ đạt được, ngay cả khi chính phủ Hoa Kỳ không thể thanh toán các hóa đơn của mình trong một khoảng thời gian ngắn.

Hoàng Dung biên dịch

Theo The Epoch Times

Xem Thêm:

Các ngân hàng lớn của Mỹ trước viễn cảnh sụp đổ

Ngân hàng lớn nhất Mỹ chuẩn bị cho kịch bản Mỹ vỡ nợ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều