Tân Thế Kỷ – Bộ Y tế nhận được chỉ đạo từ Chính Phủ về việc chuẩn bị hồ sơ chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại Việt Nam.
Cụ thể Văn phòng Chính phủ vào ngày 18/5 truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, người đứng đầu lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban Chỉ đạo Quốc gia vào ngày 27/5 để công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tình hình thực tế dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh giai đoạn 2023-2025; ban hành theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Còn nhớ vào ba năm về trước, vào ngày 1/4/2020, Thủ tướng công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc hơn ba năm trước. Từ đầu năm 2022, Thủ tướng nhiều lần yêu cầu các đơn vị tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.
Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023) được Chính phủ ban hành giữa tháng 3/2023 đề cập đến vấn đề Việt Nam sẽ nghiên cứu chuyển biện pháp phòng chống Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa cụ thể hóa được các chủ trương nêu trên. Covid-19 tại Việt Nam Covid-19 chưa được coi là bệnh truyền nhiễm thông thường.
Giữa năm 2022, giới chức Việt Nam cho biết đã tiêm đủ hai mũi vaccine cho nhóm dân số từ 12 tuổi, tuy nhiên nhưng Bộ Y tế đề xuất chưa công bố hết Covid-19 vì lo ngại có biến thể mới nguy hiểm hơn.
Bộ Y tế cho rằng việc duy trì công bố dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ huy động sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị vào chống dịch; bố trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động, không để bị động khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm.
Việc công bố hết Covid-19 tại Việt Nam “có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch toàn cầu” và dịch bệnh trong nước kiểm soát tốt.
Bộ Y tế nêu ba tiêu chí kiểm soát Covid-19:
Trước hết là tỷ lệ ca nhiễm trong 28 ngày dưới 90 ca/100.000 dân; tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy dưới 4 ca.
Thứ hai, địa phương phải đạt độ bao phủ vaccine cho 80% dân số, với các mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế; riêng tỷ lệ tiêm chủng cho người nguy cơ cao hơn 90%.
Thứ ba, các địa phương phải đảm bảo khả năng thu dung, điều trị.
Hôm 5/5, Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã chính thức tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó Covid-19 trong tình hình mới, nhằm quản lý bền vững. Kế hoạch này gồm các nội dung “vừa củng cố vừa tăng cường, lồng ghép giám sát có trọng điểm bên cạnh giám sát thường xuyên”.
Theo VNE.
Trung Quốc: Sự an toàn của vaccine nội địa bị nghi ngờ khi dịch bệnh tiếp tục hoành hành
Cập nhật tình hình COVID-19 ngày 18/5: 1.927 ca mắc mới COVID-19, 67 ca thở ôxy
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*