spot_img
18 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Đỉnh núi Fluchthorn ngàn năm bất ngờ sụp đổ

Tân Thế Kỷ Ngày 11/6 vừa qua, một phần đỉnh núi Fluchthorn thuộc dãy Silvretta Alps đã tồn tại hàng ngàn năm đột ngột sụp đổ khiến hơn 100.000 m3 đá đổ xuống thung lũng bên dưới.

Dinhnuisatlo 1687835021 5274 1687835512
Một phần đỉnh núi Fluchthorn thuộc dãy Silvretta Alps đột ngột sụp đổ hôm 11/6 khiến hơn 100.000 m3 đá đổ xuống thung lũng bên dưới.

Dãy núi nằm ở biên giới giữa Áo và Thụy Sĩ. Theo các nhà địa chất, sự cố sạt lở đỉnh núi này xảy ra do hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy. Ngọn núi mất đi cả một góc đỉnh núi do sự cố sạt lở nghiêm trọng này.

Trong chuyến bay trinh sát quanh khu vực bị ảnh hưởng, các nhà địa chất của bang đã đưa ra những đánh giá ban đầu về lượng đá rơi xuống. “Đây là một sự cố sạt lở tương đối lớn, chúng tôi đang nói về ít nhất 100.000 m khối đất đá rơi xuống, có thể còn nhiều hơn thế.”, nhà địa chất Thomas Figl cho biết.

Một phần đỉnh Fluchthorn sụp đổ.
Một phần đỉnh Fluchthorn sụp đổ. (Ảnh: Christian Hutter).

Các nhà địa chất đã xác định một góc đỉnh núi sụp xuống là do sự tan băng của băng vĩnh cửu. Ngoài Bắc Cực, các lớp băng vĩnh cửu còn thường xuất hiện ở dãy Alps của châu Âu.

Ở dãy Alps, nhiệt độ khí quyển đã tăng đáng kể trong vài chục năm qua. Theo Cơ quan Khí tượng Thụy Sĩ, nhiệt độ dãy Alps đang tăng lên khoảng 0,3 độ C mỗi thập kỷ, nhanh gấp khoảng hai lần so với mức trung bình toàn cầu. Dựa trên dữ liệu dài hạn do các cảm biến trên mặt đá thu thập, cứ mỗi 10 năm, nhiệt độ trung bình bên trong đá lại tăng thêm 1 độ C.

Dù không thể dự đoán đỉnh hay vách núi nào của dãy Alps sẽ sụp đổ tiếp, giới chuyên gia cảnh báo rằng những vụ đá lở tương tự sẽ xảy ra khi thế giới ấm lên. Otto cho biết, có hàng trăm ngọn núi ở dãy Alps có tầng đất đóng băng vĩnh cửu. “Xem xét sự gia tăng nhiệt độ đang tiếp diễn tại dãy Alps, nhiều sự kiện tương tự hơn có thể xảy ra”, ông nhận định.

Băng vĩnh cửu là chất kết dính các lớp đất đá của các ngọn núi. Do trái đất ấm lên, tan băng có thể dẫn tới sạt lở núi.

Thảm họa thế nào nếu toàn bộ băng trên Trái đất tan hết
Hiện tượng băng tan chảy diễn ra liên tục trên Tráo Đất (Ảnh TPO)

Nhà địa chất Marcia Phillips (trưởng nhóm nghiên cứu băng vĩnh cửu, Viện nghiên cứu tuyết và tuyết lở WSL ở Thụy Sĩ) cho biết, băng vĩnh cửu tan có thể gây ra những tác động bất ổn.

Băng tan thành nước xâm nhập sâu vào các khối đá qua các khe hở mới vốn đóng băng trước đây khiến đá bị nứt và rơi xuống. Nhiều vụ lở đá xảy ra ở những vùng núi xa xôi.

Lở đá có thể gây ra những tác động tiêu cực cho những người dân sống ở thung lũng bên dưới những ngọn núi này.

‘Hồi tháng 5, cư dân làng Brienz (vùng Graubünden gần Davos, Thụy Sĩ) đã buộc phải sơ tán sau khi có cảnh báo rằng nhà cửa có thể bị nghiền nát do gần 2 triệu mét khối đá rơi xuống từ ngọn núi phía trên. Những tảng đá vẫn chưa rơi vào làng, nhưng cư dân không thể quay trở lại bởi ở đó rất nguy hiểm, rất nhiều đá lăn xuống từ đỉnh núi’, Christian Gartmann – thành viên của ban quản lý khủng hoảng khu vực cho biết.

Nghi Vân (t.h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều