Tân Thế Kỷ – Năm 1911, trong một chuyến thám hiểm của người Anh tới Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã bị sốc khi nhận thấy một dòng sông băng ‘màu đỏ’ chảy xuống một hồ nước phủ đầy băng.
Dòng nước màu đỏ thẫm này được gọi là “T.h.á.c m..á..u”, và các chuyên gia đã mất hơn một thế kỷ để tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng màu sắc kỳ lạ này.
Nơi này được gọi là sông băng Taylor, nó được đặt theo tên của nhà khoa học người Anh Thomas Griffith Taylor, người đầu tiên phát hiện ra T..h.á..c M..á.u trong chuyến thám hiểm năm 1910 đến 1913.
Khi một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ lấy mẫu vào tháng 11 năm 2006 và giữa và cuối tháng 11 năm 2018, đồng thời phân tích thành phần bên trong bằng kính hiển vi điện tử cực mạnh, họ đã xác định được nguyên nhân thực sự.
Phát hiện về sự sống ở cấp độ nano
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định nguyên nhân có con thác màu đỏ này ở Nam Cực này. Cuối cùng đã có câu trả lời.
Nhà khoa học vật liệu Ken Livi từ Đại học Johns Hopkins giải thích: “Ngay khi tôi nhìn vào các hình ảnh từ kính hiển vi, tôi nhận thấy rằng có những hạt cầu nano nhỏ này và chúng rất giàu sắt”.
Như vậy nguồn gốc của màu đỏ của con sông băng này là do các các vi khuẩn cổ đại siêu nhỏ. Và chúng có kích thước bằng một phần trăm tế bào hồng cầu của con người. Chúng có rất nhiều ở vùng nước tan chảy của Sông băng Taylor.
Cùng với sắt, các hạt cầu nano cũng chứa silicon, canxi, nhôm và natri, và thành phần độc đáo này khi chảy ra từ sông băng, chúng gặp được oxy và chuyển sang màu đỏ.
Livi giải thích :
“Để trở thành khoáng chất, các nguyên tử phải được sắp xếp theo một cấu trúc tinh thể, rất cụ thể .
“Những hạt nano này không phải là tinh thể, vì vậy các phương pháp được sử dụng để kiểm tra chất rắn trước đây không phát hiện ra chúng”.
Sông băng Taylor ở Nam Cực có một cộng đồng vi khuẩn cổ đại nằm sâu hàng trăm mét dưới lớp băng của nó, cộng đồng này đã tồn tại trong nhiều thiên niên kỷ, hoặc thậm chí có thể là hàng triệu năm.
Máy móc không thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tự nhiên của con người
Cuối cùng các chuyên gia phát hiện nguyên dân dẫn đến hiện tượng dòng sông băng màu đỏ sau rất nhiều năm. Một thời gian thực sự dài cho một hiện tượng thiên nhiên ở Nam Cực.
Lý do dẫn đến sự chậm trễ này là sự hạn chế của các thiết bị máy móc trợ giúp phân tích.
Điều này làm các nhà khoa học nhận ra rằng, nếu một tàu thám hiểm sao Hỏa hạ cánh ở Nam Cực ngay bây giờ, nó sẽ không thể nào phát hiện ra các sinh mệnh sống như ở sông băng Taylor- những sinh mệnh có kích thức nano.
Livi nói : “Phát hiện mới này của chúng tôi đã cho chúng tôi biết thêm rằng, phân tích được thực hiện bởi các phương tiện tự hành là không đầy đủ trong việc xác định bản chất thực sự của vật liệu môi trường trên bề mặt hành tinh.
Điều này đặc biệt đúng đối với các hành tinh lạnh hơn như Sao Hỏa, nơi các vật liệu hình thành có thể ở kích thước nano và không kết tinh. Do đó, các phương pháp xác định các vật liệu này của chúng tôi là không đủ”.
Thiên nhiên quả thực sự kỳ thú. Còn rất nhiều hiện tượng và cuộc sống mà chúng ta chưa được biết. Khoa học và máy móc thực sự không thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tự nhiên của con người.
Vũ Nam biên dịch.
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*