spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,18 Tháng mười
spot_img

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Mỹ vì gửi bom chùm tới Ukraine

Tân Thế Kỷ Hôm thứ Bảy (15/7), tỷ phú Elon Musk viết trên Twitter tuyên bố rằng Mỹ đã đang “tự làm mất vị thế của mình” khi cung cấp cho Ukraine bom chùm vốn bị nhiều nước cấm. Ông cũng nói thêm rằng loại bom chùm này sẽ không tạo ra được ảnh hưởng đáng kể lên cuộc chiến tranh tại Ukraine.

Cụ thể, ông chủ Tesla viết: “Mỹ luôn lên án những kẻ sử dụng bom chùm là xấu xa, nhưng giờ lại gửi loại vũ khí này để sử dụng. Quyết định này sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp. Số phận thích sự trớ trêu, nhưng ghét sự đạo đức giả”.

tweet Elon Musk 16 7

Ông Musk trong một bình luận khác để trả lời bài đăng của Dân biểu Thomas Massie liệt kê danh sách 98 dân biểu Cộng hòa và 49 dân biểu Dân chủ bỏ phiếu để cấm chuyển bom chùm cho Ukraine nhưng không thành công, ông bày tỏ: “Cảm ơn quý vị vì nỗ lực ngăn chặn hành vi làm nước Mỹ mất địa vị này”.

tweet Elon Musk 16 7 2

Trước đó hôm 7/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng Washington quyết định gửi bom chùm cho Ukraine, bất chấp sự phản đối từ Liên hợp quốc.

Kiev đã ca ngợi lô viện trợ là có “tác động tâm lý – cảm xúc” đáng kể đối với quân đội Nga. Trong khi đó, một số tổ chức nhân quyền đã kêu gọi Mỹ chấm dứt việc sử dụng bom chùm trong cuộc xung đột ở Ukraine và yêu cầu Washington từ chối lời kêu gọi của Kiev về việc cung cấp thêm các loại vũ khí bị cấm.

Mỹ không nằm trong số những nước tham gia ban hành lệnh cấm bom, đạn chùm nhưng vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu nó với tỷ lệ hơn 1%. (Ảnh: AP)
Mỹ không nằm trong số những nước tham gia ban hành lệnh cấm bom, đạn chùm nhưng vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu nó với tỷ lệ hơn 1%. (Ảnh: AP)

Theo The Independent, “bom chùm” là loại bom/đạn không đối đất hoặc đất đối đất, bao gồm nhiều quả bom bi cỡ nhỏ được chứa trong bom mẹ. Về cơ bản, bom chùm giống như một thùng chứa, được dùng để phát tán một lượng lớn thiết bị nổ ra một khu vực rộng lớn. So với các loại bom thông thường, bom chùm có diện tích phả hủy lớn hơn khoảng 5 lần.

Ngoài sức sát thương lớn, nguyên nhân chính khiến bom chùm bị cấm tại hơn 100 quốc gia là do những hậu quả lâu dài mà vũ khí này gây ra. Những quả bom nhỏ hơn bị rải xuống có thể không phát nổ ngay lập tức, mà sẽ nằm yên trong lòng đất một thời gian dài. Điều này tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn với dân thường, ngay cả khi cuộc xung đột đã kết thúc.

Vào năm 2008, 123 quốc gia đã ký Công ước Oslo về chống bom chùm. Nhiều quốc gia như Đức, Tây Ban Nha và Canada đã phản đối việc Mỹ gửi loại vũ khí này tới Ukraine.

Theo Reuters, Mỹ sẽ gửi tới Ukraine loại bom chùm DPICM 155mm. Tùy theo phiên bản, một quả bom DPICM sẽ chứa 88 hoặc 72 quả bom nhỏ bên trong. Đây là loại bom đất đối đất, có khả năng xuyên giáp và đặc biệt hiệu quả khi đối đầu với bộ binh.

Một số quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ, loại bom được gửi tới Ukraine sẽ có “tỷ lệ lép thấp” – tức khả năng các quả bom nhỏ không phát nổ sẽ giảm đi, nhằm giảm thiểu những nguy cơ ngoài ý muốn. Hiện Mỹ chưa tiết lộ cụ thể về số lượng bom chùm được gửi tới Ukraine.

Ngay khi Mỹ xác nhận gửi bom chùm cho Ukraine, Nga đã nhanh chóng đưa ra những động thái đáp trả. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định, “Moscow sẽ sử dụng loại vũ khí tương tự trong chiến dịch quân sự đặc biệt”.

0a3d448ad 805
Binh lính Ukraine kiểm tra một quả bom chùm. Ảnh: NYT

“Nga cũng có một lượng lớn bom chùm sẵn sàng hoạt động. Chúng hiệu quả hơn nhiều so với loại bom của Mỹ”, ông Shoigu cho biết.

Giống với ông Shoigu, Bộ Ngoại giao Nga và Điện Kremlin cũng nói rằng Moscow sẽ sử dụng các loại vũ khí tương đương với bom chùm để ứng phó với động thái của Ukraine.

Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo, việc Mỹ gửi bom chùm cho Ukraine đã vượt qua các hành vi khiêu khích thông thường, đẩy nhân loại tới gần hơn với một cuộc thế chiến.

Nghi Vân (t.h)

BN 1 jpeg

 

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều