spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Tử Cấm Thành lần đầu tiên bị ngập úng sau 600 năm

Tân Thế Kỷ Tử Cấm Thành vốn được người Trung Quốc tự hào là công trình kiên cố của người xưa và chưa từng ngập nước. Nhưng vì sao gần đây Tử Cấm Thành lại bị ngập? 

Vào ngày 21-22/7, thành phố Bắc Kinh liên tiếp xuất hiện những trận mưa xối xả. Một số con đường ở Bắc Kinh bị ngập lụt, một số khác bị sụt lún, các chuyến bay bị hủy hoặc hoãn, các chuyến tàu và xe buýt ở ngoại ô tạm thời ngừng hoạt động. Một sự kiện đáng quan tâm là Tử Cấm Thành vốn được ca ngợi là có hệ thống thoát nước bất khả chiến bại cuối cùng đã bị ngập úng sau 600 năm.

Hệ thống thoát nước giúp Tử Cấm Thành suốt 600 năm chưa từng bị ngập úng - 1
Tử Cấm Thành hiện là một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Trung Quốc (Ảnh: Trip).

Vì sao Tử Cấm Thành chưa từng ngập nước sau 600 năm?

Tại Trung Quốc, cứ đến mùa hè thu, đặc biệt là trong những năm gần đây, mưa lũ liên tục kéo về khiến tình trạng ngập lụt hết sức nghiêm trọng. Nhưng có một công trình, từng được ca ngợi là có hệ thống thoát nước bất khả chiến bại, đó là Tử Cấm Thành.

Cố cung, hay Tử Cấm Thành, là nơi ở của các Hoàng đế của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Hơn 600 năm, 24 vị Hoàng đế đã sống tại cố cung này. Suốt thời gian đó, Tử Cấm Thành đã kinh qua vô số trận hỏa hoạn lớn, sét đánh dữ dội, nhưng chưa bao giờ bị ngập lụt.

Tử Cấm Thành được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Minh Thành Tổ thời nhà Minh. Nơi đây trở thành cung điện Hoàng thất trong hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Song không có bất kỳ ghi chép về việc Tử Cấm Thành bị ngập úng. Điều này khiến các công trình kiến trúc về sau của Trung Quốc không khỏi lấy làm xấu hổ vì thua xa trí tuệ trong xây dựng của người xưa.

Hệ thống thoát nước giúp Tử Cấm Thành suốt 600 năm chưa từng bị ngập úng - 3Hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành được thiết kế đồng bộ, đạt độ chính xác cao (Ảnh cắt từ clip).

Trong cuốn sách lịch sử Minh Anh Tông thực lục đã ghi lại tình hình sau trận mưa lớn ở Bắc Kinh: “Tháng 7 năm Cảnh Thái thứ năm (1454), trời mưa to ở kinh đô, nhiều cổng trong số chín cổng thành bị sập”. Vào thời điểm đó, các cửa thành đã sụp đổ nhưng Tử Cấm Thành vẫn ổn. Tại sao Tử Cấm Thành lại không mảy may bị ảnh hưởng bởi trận mưa bão lớn như vậy?

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, Tử Cấm Thành chưa bao giờ bị ngập bởi nhiều nguyên nhân.

Nguyên lý cơ bản để không bị ngập úng là lượng nước thoát đi phải nhiều hơn lượng mưa rơi xuống. Những kỹ sư cổ đại nắm rõ nguyên lý này nên đã thiết kế hệ thống thoát nước ở Tử Cấm Thành rất đồng bộ, tỉ mỉ và toàn diện.

Do mật độ xây dựng bên trong Tử Cấm Thành khá dày đặc nên khả năng tự thoát nước kém. Bởi vậy, việc xây dựng hệ thống thoát nước phải được thi công kỹ càng, tính toán chuẩn xác.

Hệ thống gồm cả ngầm và lộ thiên như kênh, mương, ao, hồ, đường ống dẫn ngầm len lỏi khắp các cung điện, hình thành mạng lưới thoát nước đồng bộ. Lộ thiên là các cổng thoát nước dẫn vào kênh mương, còn cổng ngầm nằm sâu dưới mặt đất.

Trước quảng trường của Điện Thái Hòa là sân thượng tam cấp xây bằng đá cẩm thạch màu trắng. Sân thượng gồm 3 tầng cao hơn 7m. Quanh mỗi tầng lại có nhiều tượng đầu rồng được chạm khắc kỳ công.

Những bức tượng này không chỉ có tác dụng trang trí. Mỗi khi mưa xuống, nước lại phun thành cột từ các đầu rồng. Ước tính có hơn 1.140 tượng đầu rồng như thế. Khi nước cùng phun đồng loạt sẽ tạo ra cảnh tượng “vạn long phun nước”.

Hệ thống thoát nước giúp Tử Cấm Thành suốt 600 năm chưa từng bị ngập úng - 2Hơn 1.140 tượng đầu rồng đồng loạt phun nước (Ảnh cắt từ clip).

Lượng nước sau đó sẽ đổ dồn vào sông Kim Thủy – con kênh nhân tạo bên trong Tử Cấm Thành.

Nhìn toàn cảnh, hệ thống thoát nước ở Tử Cấm Thành được thiết kế đa dạng, có cả ao, cống ngầm và mương lộ thiên. Nhờ đó, hơn 90 cung điện trên tổng diện tích 720.000m2 thoát nước dễ dàng.

Có thể nói, việc quy hoạch ngay từ đầu và thiết kế đường thủy đóng vai trò rất quan trọng. Bên ngoài Tử Cấm Thành còn có ít nhất ba đường thủy chống ngập. Đường thứ nhất là con sông bên ngoài và mương Đại Minh, hồ Thái Bình. Đường thứ hai là Hậu Hải và ao Thái Dịch. Đường thứ ba là sông Kim Thủy và mương Đồng Tử Hà bao quanh Tam Điện. Tất cả những con sông, kênh mương này vừa giúp cấp nước cho kinh thành, vừa là đường thoát nước chống ngập.

Toàn bộ lượng nước mưa ở Tử Cấm Thành đều chảy vào sông Kim Thủy. Nước chảy vào Đông Hoa Môn rồi hòa vào dòng kênh bên ngoài.

Ngoài ra, hệ thống thoát nước còn được thiết kế dựa vào địa hình của vùng đất. Địa hình Bắc Kinh cao ở phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam. Do vậy, nước tại thành phố sẽ thoát theo hướng đông nam. Những kỹ sư cổ đại sớm biết điều này nên thiết kế thoát nước ở Tử Cấm Thành thấp dần về phía nam.

Cụ thể, khu vực Thần Võ Môn thuộc cửa bắc của Tử Cấm Thành nằm ở độ cao 46,05m. Khu vực Ngọ Môn ở cửa nam nằm ở độ cao 44,28m. Chênh lệch độ cao hai phía khoảng 2m, từ đó hình thành hướng thoát nước từ bắc xuống nam.

Con đường giữa Cố Cung dành cho Hoàng đế được thiết kế theo hướng thoát nước sang hai phía rồi chảy vào sông hộ thành.

Chính nhờ hệ thống thoát nước được thiết kế đồng bộ và tỉ mỉ như vậy giúp dòng chảy luôn thông suốt. Nhờ đó, suốt gần 600 năm, bất chấp mưa bão lớn ra sao, Tử Cấm Thành chưa từng chứng kiến trận ngập lụt nào.

Tử Cấm Thành lần đầu tiên bị ngập nước

NTD đưa tin, hệ thống thoát nước tinh vi của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh đã được ca ngợi trong hàng trăm năm qua. Nhưng vài ngày trước khi Bắc Kinh có mưa lớn, phần sân ở Từ Ninh Cung lại bị ngập nước. Cư dân mạng chế giễu rằng sau khi được chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiệp “cải tạo và hiện đại hóa”, một Tử Cấm Thành không bị ngập trong suốt 600 năm qua cuối cùng cũng bị ngập.

Trong khi đó, các kênh truyền thông của chính quyền Trung Quốc lại tung hô khung cảnh “đẹp như mơ” của Tử Cấm Thành sau cơn mưa lớn và nói rằng “đọng một chút nước, phẳng lặng như gương”.

Một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng ảnh chụp màn hình video và bình luận rằng: “Tử Cấm Thành chưa bao giờ tích nước trong 600 năm. Sau khi trải qua các biện pháp thoát nước khoa học hơn [của nhà chức trách], cuối cùng nó cũng tích được nước!”.

Qua rất nhiều di tích lịch sử của cố nhân như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, Di Hòa Viên,… mới thấy trí tuệ cổ nhân qua 5000 năm lịch sử rất đáng ngưỡng mộ và người thời nay không thể sánh được. Câu chuyện Vạn Lý Trường Thành ngập úng cho thấy rằng, không phải những gì can thiệp bằng kỹ thuật hiện đại ngày nay vào các công trình cổ xưa cũng phù hợp. Nếu can thiệp một cách thô bạo, thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những tổn thất không thể cứu vãn hoặc thậm chí là phá hoại.

Nghi Vân (t.h)

Tham khảo NTD, DT

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Trung Quốc: Sập mái nhà thể chất khiến ít nhất 11 người thiệt mạng

Hoa Kỳ: “gã khổng lồ” Cisco có thể bị xét xử vì giúp chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công

Xu hướng mới? Thanh niên Trung Quốc lái xe lăn điện xuống đường

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều