spot_img
20 C
Vietnam
Thứ ba,26 Tháng mười một
spot_img

Thế giới ra sao khi kinh tế Trung Quốc trượt dốc

Tân Thế KỷKinh tế Trung Quốc giảm tốc như hiện nay sẽ tác động hạn chế với thế giới nhưng một kịch bản suy thoái sẽ là mối nguy chung, theo Economist.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc đang chậm lại, do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước này giảm và tiêu dùng trong nước tăng trưởng chậm. Thêm vào đó, khủng hoảng thị trường bất động sản có nguy cơ dẫn đến suy thoái sâu hơn cho nền kinh tế nước này. Tăng trưởng yếu đi và rủi ro gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được cho là sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu.

Năm ngoái, xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg.
Kinh tế Trung Quốc trượt dốc tác động tiêu cực đến thế giơi (Ảnh VNE)

Tăng trưởng GDP quý II từng được các nhà kinh tế kỳ vọng đạt được khoảng 10% thực tế chỉ hơn 3%. Cùng với đó, Trung Quốc rơi vào giảm phát. Phản ứng thận trọng của Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trở nên tồi tệ hơn đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kéo dài.

Nhu cầu toàn cầu yếu hơn và căng thẳng địa chính trị gia tăng đang gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” từ thị trường bất động sản không ổn định đến nhu cầu tiêu dùng yếu.

Triển vọng kinh tế không mấy khả quan của Trung Quốc, là điềm báo xấu cho thị trường toàn cầu và các nền kinh tế khác như Mỹ. Cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Tổng thống Joe Biden gần đây đều cảnh báo về những hệ quả xấu từ sự suy giảm kinh tế Trung Quốc.

Dữ liệu mới đây cho thấy, nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm trong 5 tháng. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất và xuất khẩu ở Mỹ và các thị trường khác, bởi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Nhu cầu yếu hơn từ Trung Quốc đồng nghĩa với tình trạng dư thừa hàng tồn kho của các công ty Mỹ và làm thu hẹp lợi nhuận, cũng như hoạt động kinh doanh yếu hơn ở các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu. Thêm vào đó, khủng hoảng bất đồng sản còn kéo dài khiến Trung Quốc khó điều chỉnh con tàu kinh tế, tạo ra lực cản lâu dài đối với tăng trưởng toàn cầu trong tương lai.

Trái ngược với vấn đề lạm phát trong nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc hiện đang phải vật lộn với tình trạng giá cả sụt giảm. Nhu cầu tiêu dùng yếu đã đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào tình trạng giảm phát. Theo dữ liệu mới được công bố, giá tiêu dùng đã giảm 0,3% trong tháng 7 so với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc cho rằng khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời.

Kinh tế Trung Quốc trượt dốc tác động đến thế giới như thế nào?

Vấn đề là những gì xảy ra với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đều quan trọng ở mọi nơi khác. Bởi vì Trung Quốc quá lớn nên vận mệnh kinh tế đang thay đổi của nước này có thể thúc đẩy hoặc hạ thấp triển vọng tăng trưởng của các nước khác và toàn cầu nói chung.

Các hộ gia đình và công ty nước này sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn mức họ có thể mua, gây ra hậu quả cho cả nhà sản xuất hàng hóa này và những người tiêu dùng khác. Ở một số nơi, những khó khăn của Trung Quốc sẽ là nguồn gốc của khó khăn. Tuy nhiên, với một số thì sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, theo Economist.

Các nhà xuất khẩu hàng hóa đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của Trung Quốc. Quốc gia này tiêu thụ gần 20% lượng dầu mỏ, 50% lượng đồng, niken và kẽm tinh chế và hơn ba phần năm quặng sắt của thế giới. Thị trường bất động sản khó khăn đồng nghĩa với việc nước này cần ít nguồn vật tư như vậy hơn.

Đó sẽ là cú sốc với các quốc gia như Zambia, nơi xuất khẩu đồng và các kim loại khác sang Trung Quốc lên tới 20% GDP, hay Australia – nhà cung cấp than và sắt lớn. Hôm 22/8, BHP Group – nhà khai thác mỏ lớn nhất thế giới của Australia báo cáo lợi nhuận hàng năm thấp nhất trong ba năm. Họ nhận định rằng các nỗ lực kích thích của Trung Quốc không tạo ra những thay đổi thực tế.

Phương Tây cũng chứng kiến ảnh hưởng tiêu cực. Nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc là một lý do khiến nền kinh tế Đức trì trệ gần đây. Một số công ty phương Tây bị ảnh hưởng do phụ thuộc vào Trung Quốc để có doanh thu.

Năm 2021, 200 công ty đa quốc gia lớn nhất ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản kiếm được 13% doanh thu từ Trung Quốc, tổng cộng 700 tỷ USD. Ví dụ, Tesla đang kiếm khoảng 20% doanh số bán hàng tại Trung Quốc. Trong khi nhà sản xuất chip Qualcomm phụ thuộc đến hai phần ba doanh số vào nước này.

Miễn là sự suy thoái không leo thang thành khủng hoảng toàn diện thì thiệt hại cho các nước bên ngoài Trung Quốc sẽ ở mức giới hạn. Cụ thể, doanh số bán hàng sang Trung Quốc chỉ chiếm 4-8% hoạt động kinh doanh của tất cả công ty niêm yết ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Xuất khẩu từ Mỹ, Anh, Pháp và Tây Ban Nha sang Trung Quốc chỉ chiếm 1-2% so với sản lượng mỗi nước. Ngay cả ở Đức, với tỷ lệ xuất khẩu chiếm 4%, cần có tình hình Trung Quốc suy yếu đáng kể để gây ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của họ.

Hơn nữa, những khó khăn của Trung Quốc xảy ra vào thời điểm phần còn lại của thế giới đang hoạt động tốt hơn mong đợi. Vào tháng 7, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu so với dự báo hồi tháng 4. Mỹ, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, được dự báo tăng trưởng gần 5%.

Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc thậm chí sẽ mang lại một số thuận lợi cho người tiêu dùng thế giới, vì điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về hàng hóa sẽ ít hơn, kéo giá cả và chi phí nhập khẩu giảm xuống.

Khi giá cả bình ổn, lạm phát hạ nhiệt thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác sẽ bớt diều hâu hơn. Một số đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và sẽ không muốn phải tăng thêm nữa.

Tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở Trung Quốc cũng có thể mang lại lợi ích cho châu Âu vì nó sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong thị trường năng lượng toàn cầu và đặc biệt là khí đốt tự nhiên, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International. Các nước châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương trước những cú sốc về giá khí đốt tự nhiên và giá thấp hơn có thể giúp giảm bớt áp lực về giá năng lượng.

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều