spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Giá dầu cán mốc 100 USD ở một số thị trường

(Tân Thế Kỷ) – Theo Reuter, trong khi các nhà đầu tư  tập trung bàn tán về khả năng giá dầu trở lại 100 USD/thùng, một số loại dầu thô hiện đã giao dịch trên mốc đó, cho thấy nỗi lo ngại ngày càng lớn về nguồn cung bị thắt chặt.

Giá dầu cán mốc 100 USD ở một số thị trường 

Theo dữ liệu của LSEG, giá dầu thô Qua Iboe của Nigeria đã vượt 100 USD/thùng vào đầu tuần này.

Giá dầu đối mặt nhiều sức ép mới - Ảnh 1.
Giá dầu tăng cao cho thấy nỗi lo ngại ngày càng lớn về nguồn cung bị thắt chặt.

Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích tại ngân hàng SEB của Thụy Điển, cho biết trong một báo cáo mới đây rằng giá dầu thô Tapis của Malaysia đạt 101.30 USD vào tuần trước.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất năm 2023 khi nhà đầu tư tập trung bàn luận về khả năng thiếu hụt nguồn cung trong quý 4 sau khi Saudi Arabia và Nga gia hạn thoả thuận giảm sản lượng. Cả hai đều là những nhà sản xuất dầu lớn nhất trong nhóm OPEC+, và hầu hết thành viên khác cũng đang hạn chế sản lượng.

Ông Schieldrop nói: “Tình hình chung là Ả-Rập Saudi và Nga đang kiểm soát chặt chẽ thị trường dầu mỏ”.

Qua Iboe và một số loại dầu thô khác được giao dịch ở mức giá trên 100 USD vì chúng dựa trên giá Brent ghi ngày, mức giá được sử dụng để giao dịch phần lớn dầu vật chất của thế giới, cộng với chênh lệch tiền mặt hoặc phí bảo hiểm. Theo LSEG, mức chênh lệch này hiện ở khoảng 4.25 USD/thùng.

Ông Schieldrop cho biết giá dầu Brent ghi ngày rất có khả năng vượt lên trên 100 USD, chỉ cần thị trường có chút biến động. Ngân hàng Thụy Sỹ UBS dự báo giá dầu Brent tương lai cũng sẽ đạt ba con số.

Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Chúng tôi dự đoán giá dầu Brent sẽ giao dịch trong phạm vi 90 – 100 USD trong những tháng tới, với mục tiêu cuối năm là 95 USD”.

Những quốc gia nào bị ảnh hưởng nếu giá dầu tăng 100 USD/thùng?

Ông Pavel Molchanov, Tổng giám đốc ngân hàng đầu tư tư nhân Raymond James trong một nhận định gần đây cho nếu giá dầu tăng 100 USD/thùng sẽ như một loại thuế đánh vào những nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ.

“Mỹ không phải là nước chịu tổn thất lớn nhất khi giá dầu đạt mốc 100 USD/thùng mà là những nước không có nguồn tài nguyên xăng dầu trong nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp…”, ông Molchanov nêu ra một số ví dụ. Tuy nhiên, số liệu mới nhất cho thấy, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ, đã tăng 2 tháng trở lại đây do giá nhiên liệu tăng.

Henning Gloystein – Giám đốc của Eurasia Group, một công ty tư vấn và nghiên cứu về rủi ro chính trị toàn cầu, cũng cho biết: “Những khu vực chịu ảnh hưởng nhất từ việc cắt giảm nguồn cung và giá dầu tăng vọt là những nơi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

“Điều đó có nghĩa những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là những ngành công nghiệp ở thị trường mới nổi, vốn phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là ở Nam và Đông Nam Á cũng như các ngành công nghiệp nặng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu ở Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông nói.

Đối với Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ 3 thế giới, ông Gloystein cho rằng: “Mặc dù nước này đang thu lợi từ việc giảm giá khí đốt của Nga nhưng lại chịu thiệt hại từ giá than và khí đốt cao.

“Nếu giá dầu tăng cao hơn nữa thì ngay cả mua dầu Nga với giá chiết khấu, tăng trưởng của Ấn Độ cũng sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng”, ông nhấn mạnh.

Theo dữ liệu từ chính phủ nước này, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 2 đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Nhật Bản, dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng nhất ở nước này, hiện chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung năng lượng.

“Do sản lượng trong nước không đáng kể nên Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào dầu thô nhập khẩu, với 80% đến 90% nguồn cung đến từ khu vực Trung Đông”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

Tương tự với Hàn Quốc, dầu chiếm phần lớn trong nhu cầu năng lượng của nước này, theo công ty nghiên cứu độc lập Enerdata.

Ông Molchanov cho biết hiện Hàn Quốc và Italy phụ thuộc vào hơn 70% nhập khẩu dầu mỏ.

Cũng như vậy, theo ông Gloystein, châu Âu và Trung Quốc cũng phụ thuộc cao vào nguồn dầu thô nhập khẩu. Tuy nhiên, ông cho rằng mức độ tác động đối với Trung Quốc sẽ ít hơn do nước này có nguồn cung trong nước. Trong khi toàn bộ châu Âu phụ thuộc phần lớn vào năng lượng hạt nhân, than đá, khí đốt tự nhiên hơn là nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Ông Molchanov cũng cho rằng, một số thị trường mới nổi “không có nhiều ngoại tệ để nhập khẩu nhiên liệu này” sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu giá dầu lên mức 100 USD/thùng. Đó là những nước như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Pakistan. Đặc biệt Sri Lanka, đất nước vừa không có nguồn dầu trong nước vừa phụ thuộc 100% vào nhập khẩu, dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ông Molchanov cho rằng giá dầu sẽ không thể neo cao vĩnh viễn. Về lâu dài, giá cả sẽ trong mức như hiện nay, 80-90 USD/thùng hoặc hơn.

“Một khi giá dầu đạt 100 USD/thùng và giữ ở mức đó sẽ khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng trở lại”, ông Gloystein nhận định.

Nguy cơ giá dầu tiếp tục leo thang sẽ tăng áp lực lạm phát, buộc các Ngân hàng Trung ương trên thế giới phải duy trì các chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay.

Nghi Vân (theo Reuter, CNBC)

BN 2 jpeg 3

Xem thêm:

Fed không nâng lãi suất, nhưng khả năng có một đợt tăng vào cuối năm

“3 lằn ranh đỏ”: khởi nguồn của bong bóng bất động sản Trung Quốc

Những cách kéo dài tuổi thọ của các tỷ phú, chính trị gia khiến cộng đồng sốc nặng

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều