spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Học người Đức cách dám để con “thua ở vạch xuất phát”

Tân Thế Kỷ – 82 triệu người Đức đã giành được một nửa giải Nobel, còn tất cả quốc gia còn lại trên Trái đất chỉ đạt được một nửa còn lại. Rốt cuộc họ làm sao bồi dưỡng được nhiều nhân tài xuất sắc như vậy?

Cha mẹ ngày nay rất coi trọng việc giáo dục con cái. Một số người đã dạy con học thơ, viết chữ, toán, ca hát và khiêu vũ… ngay từ khi con còn đang học mẫu giáo. Tóm lại, trẻ học càng nhiều, cha mẹ càng vui… Đặc biệt, một số cha mẹ sẽ so sánh con cái họ với nhau, rằng con của họ đã viết được bao nhiêu chữ, thuộc bao nhiêu bài thơ…

Nhưng người Đức thì không làm vậy. Họ dám để con “thua ở vạch xuất phát”.

Ở Đức, việc các bậc phụ huynh ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học bị cấm. Tất nhiên, không phải là người Đức không lo lắng gì đến tương lai của con em mà là họ có những lý giải riêng về việc học đối với những đứa trẻ.

Trẻ em ở Đức đi học mẫu giáo ở khắp mọi nơi

Nhà trẻ ở Đức không giống nhiều quốc gia khác, họ không phân lớp rõ ràng, thông thường đều quản lý chung. Ở Đức, trẻ em không đến trường mẫu giáo để học một số tri thức, ví như đọc thuộc lòng, biết chữ, v.v. mà chúng được “chơi” và học ở khắp mọi nơi.

Mỗi ngày sau khi đến nhà trẻ, các bé sẽ tự chơi, tự kết bạn, tự chọn những thứ đồ chơi mà mình thích. Bởi vì đối với trẻ nhỏ thì “chơi” là nhiệm vụ quan trọng. Đôi khi thầy cô sẽ đưa các em đi tham quan những nơi như: tiệm bánh mì, trại trẻ mồ côi, sở cảnh sát và thậm chí là nhà tang lễ, thầy cô sẽ mời người làm việc ở những nơi này chia sẻ một số thường thức cơ bản cho các bé.

Cach day con la lung cua nguoi Duc 5
Trẻ con ở Đức :Vui chơi là chính – học là phụ. – Ảnh: Iecs.vn

Ví dụ: Cho trẻ đến đồn cảnh sát, học cách báo cảnh sát, cách đối phó với người xấu, v.v. hay đến thư viện, học cách mượn sách và trả sách; học cách trả tiền, đi chợ mua đồ, phân biệt các cửa hàng; học cách đi xe buýt, học nhớ đường về nhà; đi đến công viên và học cách nhận biết hoa cỏ cây cối; vào mùa thu hoạch, đi đến các vùng nông thôn để hái trái cây và nấu ăn cùng các giáo viên…

Ở các bậc học thấp như nhà trẻ, hay tiểu học, thay vì học viết chữ, tập đọc và tính toán, trẻ con ở Đức thường được dạy cắt dán, vẽ tranh, chơi thể thao hoặc tham gia vào các buổi hoạt động ngoại khóa ngoài thiên nhiên. Các bậc phụ huynh và giáo viên luôn muốn trẻ phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ trước khi chúng tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ ở các cấp học cao hơn.

Nhưng “trí tuệ” ở đây không phải đề cập đến hiểu biết về các môn khoa học như toán, lý, hóa mà là nói về nhận biết về thế giới xung quanh của trẻ. Ở Đức, một đứa trẻ có thể chưa biết 5 cộng 5 bằng mấy nhưng lại biết có bao nhiêu hành tinh quay xung quanh mặt trời, biết được tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở đâu hoặc loài động vật có vú nào nặng nhất, … Khi một đứa trẻ dần trưởng thành thì lượng kiến thức đó cũng được tích lũy lớn dần lên theo thời gian.

Bên cạnh việc phát triển nhận thức cho trẻ thì phát triển thể chất cũng rất quan trọng. Để phục vụ mục đích này, gần mỗi khu chung cư, trong sân trường học, nhà trẻ và công viên đều có những khu vui chơi nho nhỏ cho trẻ. Các tiết học giáo dục thể chất, thể thao ở trường cũng rất được chú trọng ở Đức. Có thể nói rằng, cách giáo dục này là “học mà chơi”.

Nếu hỏi trẻ em mẫu giáo ở Đức đã học được những gì, thì những gì chúng đã học được thể hiện ở ba khía cạnh: Thứ nhất, học ý thức xã hội cơ bản; Thứ hai, rèn luyện kỹ năng thực hành của trẻ; Thứ ba, tôn trọng bản chất của trẻ em, bảo vệ cảm xúc và cải thiện trí tuệ cảm xúc của chúng. Những điều này rất khác so với một số trường mẫu giáo ở các đất nước khác.

Họ dám để trẻ “thua ở vạch xuất phát”, vì sao?

Nhiều bậc phụ huynh có lẽ sẽ nói rằng, nếu chiếu theo loại hình giáo dục mẫu giáo như ở nước Đức, thì trẻ em chắc chắn sẽ “thua ở vạch xuất phát”. Đúng vậy, nhưng người Đức dám để đứa trẻ “thua ở vạch xuất phát”, nguyên nhân là vì trí thông minh của trẻ không thể bị khai thác quá mức.

Họ cho rằng trẻ em nên lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, nếu phát triển trí thông minh sớm sẽ biến bộ não của trẻ thành một đĩa lưu trữ, điều này sẽ làm giảm trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.

Thậm chí, để tôn trọng bản tính vui chơi của trẻ em, luật pháp của họ còn cấm việc ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học; Không làm những điều vi phạm quy tắc tăng trưởng của trẻ em, cho phép trẻ tự do phát huy trí tưởng tượng của mình.

shutterstock 134024105
Người Đức cho rằng nếu phát triển trí thông minh sớm sẽ biến bộ não của trẻ thành một đĩa lưu trữ, điều này sẽ làm giảm trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. – Ảnh: Shutterstock

Người Đức bác bỏ việc học hành trước tuổi, bảo vệ trí tưởng tượng của trẻ

Không có gì ngạc nhiên khi người Đức sở hữu một nửa giải thưởng Nobel thế giới, nguyên do là họ đã bác bỏ việc ép trẻ em học kiến thức trước tuổi, để bảo vệ trí tưởng tượng của trẻ. Còn ở các trường mẫu giáo của đất nước chúng ta, rất nhiều kiến ​​thức lớp 1 gần như đã được hoàn thành trước. Việc này khiến quá nhiều thứ được lưu trữ cố định trong não của trẻ, sẽ ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của chúng.

Điều này cũng giống như việc cho trẻ em xem TV. Khi một đứa trẻ đã được xem phim hoạt hình “Bạch Tuyết”, nếu bạn yêu cầu nó vẽ bức tranh về Bạch Tuyết, thì rất có thể đứa trẻ sẽ vẽ hình dáng công chúa Bạch Tuyết như những gì nó đã được xem trên TV. Còn nếu đứa trẻ chưa được xem phim Bạch Tuyết, chúng sẽ biết tưởng tượng hình ảnh công chúa Bạch Tuyết từ những mô tả trong câu chuyện cổ tích mà chúng đã được nghe, và sẽ vẽ Bạch Tuyết theo trí tưởng tượng của riêng mình. Khi này, những bức tranh được vẽ tất nhiên sẽ đa dạng, phong phú, không cố định ở một hình mẫu Bạch Tuyết trên phim hoạt hình ở TV.

Theo người Đức, nếu ép trẻ học hành sớm, kiến ​​thức cơ bản của trẻ có thể sẽ vững chắc, nhưng trí tưởng tượng và khả năng tư duy độc lập của chúng thì đã bị phá hủy.

Vừa vào tiểu học, phụ huynh Việt cho con ‘chạy show’ học thêm kín tuần

Những em bé tiểu học lấy tay che miệng ngáp ngắn ngáp dài, khuôn mặt bơ phờ vì “chạy show” học từ sáng đến tối, hết học chính khóa lại đến lớp học thêm.

Nhiều học sinh vừa vào tiểu học đã kín lịch học chính khóa, học thêm từ sáng đến tối, thậm chí các em phải vừa ăn, vừa di chuyển để kịp giờ vào ca học tiếp theo.

cdn i.vtcnews.vn upload 2023 03 19 day them hoc them 1 23361292
Ảnh minh họa. – Nguồn: vovlive.vn

Hồi tháng 6, chị Trịnh Thu Minh (31 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) có con chuẩn bị vào lớp 1, được giới thiệu “làm quen” với cô giáo có tiếng dạy giỏi ở một trường tiểu học trên địa bàn. Sau những lần trao đổi, chị được “gợi ý” thêm, muốn cho con học tốt thì hãy đi học thêm ở nhà cô.

Lúc này chưa bắt đầu năm học mới, tôi cũng khá sốt ruột vì không biết con có theo nổi lịch học kín mít của cô giáo hay không. Theo lời cô, nếu không kèm cặp sát sao con sẽ mất gốc, không thể theo kịp bài vở, kết quả tệ phụ huynh đừng trách cô”, chị kể và cho biết thêm, sau đó mỗi tuần 3 buổi, chị đều đặn chở con đến nhà cô để học thêm.

Chi phí mỗi buổi học khoảng 120.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng chị chi khoảng 1,4 triệu đồng cho chuyện học thêm của con. Chị đánh giá, với thời lượng 2 tiếng, mức giá này không phải rẻ nhưng lớp vẫn thu hút rất nhiều phụ huynh đăng ký.

Căn phòng rộng chừng hơn 25m2, kê 12 bộ bàn ghế đơn. Cô giáo không dạy thêm ở nhà mà thuê một địa điểm cách nhà chừng 1km. “Con được học viết, tập đánh vần, làm toán… Tuy nhiên, con thường quên nhanh và than đi học thêm rất chán. Dù thương con nhưng tôi vẫn động viên con cố gắng để không bị thua kém bạn bè“, phụ huynh nói.

Mặt khác, chị Minh cho rằng, chương trình học lớp 1 hiện tại có tốc độ khá nhanh, nếu phụ huynh không cho con học thêm thì lo lắng con không bắt kịp.

17h chị Nguyễn Thị Hà (35 tuổi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có mặt ở cổng trường đón con. Cho con ăn tạm bánh mì, bánh bao rồi chị lại đưa con “chạy show” đến trung tâm học thêm. Nhìn đứa con lớp 2 vừa đi vừa ăn trong nóng nực, khói bụi và tắc đường, người mẹ không khỏi xót xa.

Dù biết con học thêm với lịch kín mít nhưng chị sốt ruột khi các bạn xung quanh con cũng tham gia các lớp học này. “Tôi cũng nhận thấy sự mệt mỏi của trẻ khi một số hôm phải học liên tục từ sáng trên trường đến 8h tối, chưa kể về nhà vẫn còn bài phải ôn, chuẩn bị sách vở cho ngày mai. Vậy nhưng không học thì lo lắm. Tôi vừa cho con nghỉ lớp học đàn để tập trung cho các môn chính thôi”, chị Hà chia sẻ.

Mặc dù không bị ép nhưng giáo viên tổ chức lớp dạy thêm, không cho con tham gia chị cũng đắn đo, sợ con bị trù dập, làm khó ở trường.

Mỗi tháng chị bỏ ra hơn 3 triệu đồng tiền học thêm. Chưa kể những khoản phí phát sinh khác. Dù nặng gánh tài chính nhưng chị không thể bảo con ngừng đi học thêm. Ở khía cạnh nào đó, việc này cũng giúp con tạo mối quan hệ với cô giáo, ở lớp con cũng được quan tâm hơn.

Những thực trạng này khiến các bậc cha mẹ cũng xót con, nhưng vấn đề ở chỗ dám hay không dám. Vì nếu buông tay, để con học vừa đủ thì lại sợ con thua kém bạn bè. Nhưng nếu nhìn xa hơn, kết quả giáo dục của người Đức, họ có nửa giải Nobel trên thế giới, thì chưa hẳn ép con học đã là tốt nhất cho con.

Chúng ta thường có tâm lý ngại đi ngược lại đám đông, nên không bình tĩnh suy xét vấn đề. Các bậc cha mẹ, bạn có nghĩ rằng bạn có thể để con bạn “thua ở vạch xuất phát” không?

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn: NTDVN, IECS, VTC

Hanhtrinh140x72 1

Người Việt đã dạy con sống trong sợ hãi như thế nào?

Người người chạy đua… ‘bắt trend’ để làm gì: Phải thử cho biết để không lạc hậu?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều