spot_img
18 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Chữ “神” (Thần) bí ẩn trên núi Thạch Bi – Thanh Hoá

(Tân Thế Kỷ) Nhiều người biết đến ngọn núi Thạch Bi ở Thanh Hóa vì có một chữ “Thần” bằng Hán tự, nét chữ mềm mại và tinh xảo nhưng không ai biết rõ ký tự này được tạc bao giờ và bằng cách nào. Kỳ lạ hơn, xung quanh cũng không có lối đi nào có thể tiếp cận được di tích này.

Chữ “Thần” tạc tinh tế trên vách đá

Ngọn núi Thạch Bi thuộc xã Nga Thiện (Nga Sơn, Thanh Hóa) đứng sừng sững bên dòng sông Hoạt hiền hòa. Khung cảnh núi non vốn không có gì đặc sắc. Chỗ đáng để người ta nhắc đến là trên vách núi dựng đứng đó, có tạc chữ “” lớn chừng chiếc chiếu.

Chữ Thần nằm cách mặt đất khoảng 20m, được tạc ở chính giữa một vách núi dựng đứng và bằng phẳng, rộng chừng 3m, cao khoảng 3,5m. Dù khắc trên đá nhưng chữ Thần mang nét vô cùng mềm mại, tinh xảo (ảnh chụp màn hình: Vnexpress).
Chữ Thần trên núi Thạch Bi nằm cách mặt đất khoảng 20m, được tạc ở chính giữa một vách núi dựng đứng và bằng phẳng, rộng chừng 3m, cao khoảng 3,5m. Dù khắc trên đá nhưng chữ Thần mang nét vô cùng mềm mại, tinh xảo (ảnh chụp màn hình: Vnexpress)

Chữ Thần này cách mặt đất 20 m, rộng 3 m, cao 3,5 m. Bên cạnh chữ Thần còn có các chữ nhỏ khác nữa, nhưng vì nước chảy và rêu bám khiến chúng bị lu mờ, không còn có thể đọc được. Nước từ trên núi nhỏ xuống, chảy qua chữ Thần, trông như một dòng nước mắt vậy.

Ai đã điêu khắc nên chữ Thần này và từ bao giờ cho đến hiện tại vẫn còn là một điều bí ẩn. Có một cái hang xuyên thẳng từ chân núi lên tới đỉnh núi, song không có ngách nào vươn ra tới vách đá, nơi tạc chữ Thần, xung quanh vách đá cũng không có điểm dừng chân. Vậy người xưa đã làm thế nào để tạc được một chữ “Thần” to lớn và công phu đến như vậy?

Ông Mai Văn Thuần – chủ trang trại dưới chân núi Thạch Bi cho biết, người dân nơi đây không ai biết chữ Thần đó có từ bao giờ; vợ chồng ông từng chèo đò đưa nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu về nó. Có một cái hang nhỏ xuyên thẳng từ chân núi lên đỉnh núi, nhưng không có ngách nào vươn ra nơi có chữ Thần.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo, sông Hoạt chảy qua chân núi Thạch Bi hiện nay là dấu tích dòng chảy của cửa biển Thần Phù xưa kia. Như vậy, có thể khẳng định, trước đây vùng này mênh mông nước, cho nên giả thuyết dựng thang, làm giá để đứng mà tạc khắc chữ là không khả thi.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, người xưa ngồi trên thuyền tranh thủ thuỷ triều lên mà tạc chữ. Một số khác lại nói, có thể họ thả dây từ trên đỉnh núi xuống để thi công. Tuy nhiên, không có phương án nào thuyết phục. Bởi, chữ Thần đó thiện nghệ mượt mà như nét vẽ; nếu đục đẽo, chạm khắc thì đảm bảo người đó phải là một nghệ nhân biết quy luật viết chữ Hán và có nhiều kinh nghiệm về điêu khắc đá.

Ẩn ý của chữ “Thần” ấy là gì? Không ai biết rõ. Nhưng người dân ở xã Nga Thiện vẫn lưu truyền câu chuyện về hai cha con ở Nga Điền, vì tìm cách đục chữ trên tấm bia đá này, mà sau đó trở về nhà bị ốm chết. Điều đó khiến người dân địa phương ít dám lui tới, và tin rằng đây là “vùng đất của thần linh”. Trước đây từng có nguồn tin, quanh chữ Thần cổ tồn tại kho báu, song chưa ai tìm được.

Ông Mai Đình Thân, cán bộ xã Nga Thiện cũng chia sẻ: “Ở đây ai cũng nắm rõ câu chuyện có hai cha con người vùng Nga Điền từng mang dụng cụ, bắc thang định tìm cách đục phá chữ Thần, sau đó trở về nhà và ốm chết…”, theo Vnexpress.

Từ bao thế hệ qua, chữ Thần”bí ẩn vẫn sừng sững tồn tại mặc cho những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Nhiều người dân nơi đây từ nhỏ đã nhìn thấy chữ Thần này, và theo kể lời kể lại thì từ đời ông của họ cũng đã nhìn thấy chữ Thần ấy.

Tương truyền về nguồn gốc chữ “Thần”

Theo một truyền thuyết thì khi vua Lý Thái Tông đưa quân xuống đánh Chiêm Thành ở phía Nam, đi ngang qua cửa biển Thần Phù thì gặp sóng to gió lớn khiến không thể tiến quân. May nhờ có một vị đạo sĩ cao cường giúp gió lặng sóng yên, đoàn quân mới có thể đi tiếp. Thắng trận trở về, nhà vua cho lập đền thờ tưởng nhớ vị đạo sĩ nọ. Đền thờ có tên là Áp Lãng chân nhân và nhà vua gọi tên nơi này là cửa biển Thần Phù, hay còn gọi là Thần Đầu.

Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Thanh Hóa, quyển thượng, của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi: “Núi Thạch Bi ở phường Mỹ Quan, Tống Sơn, non liền bến nước, móng đá thuyền chui. Trên vách đá có một chữ Thần viết bằng nét son tươi thắm, tương truyền vua Lê Thánh Tông ngự đề chữ đó”. Tuy nhiên, có sách sử chép, vào năm Tân Mão 1771, chúa Trịnh Sâm đi ngang qua vùng đất này, thấy cảnh núi non hùng vĩ đã sai người cho khắc chữ trên núi.

Thiển đàm về chữ Thần và tín ngưỡng Thần trong văn hóa truyền thống Phương Đông
Chữ Thần Hán tự (Ảnh TTVN)

Xưa kia nước dòng sông Hoạt là nơi cửa biển Thần Phù, lúc nước dâng cao thì có thể tới gần mà nhìn rõ tấm bia. Nhưng nay cửa biển đã bị chặn, nên không dễ mà nhìn cho rõ được tấm bia này.

Cũng có giả thiết cho rằng, trước đây khi vùng Nga Sơn còn mênh mông sông nước, người xưa đã lợi dụng thủy triều để tạc chữ Thần này. Khi thủy triều lên cao, thuyền được neo sát vào vách đá, và những người thợ sẽ tiến hành công việc điêu khắc. Mặc dù cách giải thích này chưa có cơ sở vững chắc. Cũng có thể thợ điêu khắc đã buộc dây và thả người từ trên đỉnh xuống để tiến hành công việc điêu khắc chữ Thần này.

Ngày nay chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức nào được công bố liên quan đến chữ Thần ở núi Thạch Bi. Nhiều đoàn nghiên cứu đã về khảo sát tấm bia này nhưng vẫn chưa xác thực được cụ thể nguồn gốc, lịch sử hay niên đại của tấm bia đá.

Quả trứng ngỗng mang dòng chữ: “Vương, Thần đã đến rồi”

Tại Trung Quốc, người ta cũng tìm được chữ Thần vô cùng thần bí. Chữ Thần này không được khắc trên vách đá. Một con ngỗng nọ đã sinh một quả trứng kỳ lạ, trên đó có khắc 5 chữ. Chữ Thần là 1 trong 5 chữ được in nổi trên một quả trứng này.

Vào tháng 4 năm 2001, một tài xế xe tải nghỉ hưu ở tỉnh Hắc Long Giang tên là Lưu Học Thuận đã phát hiện con ngỗng cái nhà mình sinh ra một quả trứng kỳ lạ. Trên quả trứng có hiện rõ 5 dòng 神  来 “Thần Dĩ Lai Đáo” (tức Thần đã đến rồi) xếp vòng quanh quả trứng và chữ 王 “vương” (tức là vua) ở dưới đáy quả trứng.

chữ “神” (Thần) trên núi Thạch Bi - Thanh Hoá quả là bí ẩn
Hình ảnh 5 chữ gồm chữ Thần’ hiện rõ nét trên quả trứng (ảnh chụp màn hình: Epoch Times).

Tin tức về quả trứng ngỗng mang thông điệp “thần đã đến rồi” nhanh chóng được lan truyền. Nhiều người tò mò tìm đến nhà ông Lưu để được tận mắt xem quả trứng. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc, đã ban hành lệnh cấm: không ai được phép tuyên truyền thông tin liên quan đến quả trứng. Đồng thời, đài truyền hình Trung Quốc loan báo rằng: quả trứng này chỉ đơn thuần là một tin đồn.

Bẵng đi một thời gian, chủ đề quả trứng kỳ lạ một lần nữa lại xuất hiện. Một phụ nữ Trung Quốc lấy tên là Châu Tinh Liên đã gửi hình chụp quả trứng đến tờ báo The Epoch Times và nhờ họ tìm tung tích của nó. Vì trước đó, ngày 5/8/2005 tờ báo uy tín này đã đăng một bản tin về quả trứng.

Xoay quanh quả trứng cũng có vô số điều bí ẩn đã xảy ra. Đầu tiên phải kể đến câu chuyện của bà Cao Trung Cầm, vợ ông Lưu, chủ nhân quả trứng. Bà là người tin Thần Phật, một hôm có người đến và nói với bà rằng: “vị Thần bà chờ đợi bấy lâu đã đến thế gian rồi”. Bà Cao bán tín bán nghi, bà tự hỏi, vị Thần nào sắp đến?

Vài hôm sau đó, con ngỗng cái nhà bà sinh ra quả trứng ứng nghiệm với lời báo. Điều đó khiến bà vô cùng kinh ngạc.

Quả trứng và chiếc hộp bảo quản (ảnh cắt từ CD- TCT Khám phá)
Quả trứng và chiếc hộp bảo quản (ảnh cắt từ CD- TCT Khám phá)

Có nguồn tin cho rằng, sau khi chính phủ Trung Quốc ban lệnh cấm, người ta đã chuyển quả trứng sang một tỉnh phía nam Trung Quốc. Họ hút ruột của quả trứng và cho vào một chiếc hộp để bảo quản phần vỏ được nguyên vẹn. Người ta quay phim về quả trứng rồi lưu trữ vào một chiếc đĩa CD.

Từng có một nhà sưu tập trả giá 100.000 nhân dân tệ (tương đương với 340 triệu VND) để mua lại quả trứng. Tuy nhiên, người sở hữu đã từ chối bán. Thay vào đó, anh ta trao lại quả trứng cho một người sắp sang Mỹ và nhờ người này trao lại nó cho tờ báo The Epoch Times. Nhưng quả trứng chưa kịp đưa đến The Epoch Times thì người này đã mất liên lạc. Quả trứng cũng thất lạc luôn từ đó.

Quả trứng thần ký này có thật hay không? Vì sao chính phủ Trung Quốc lại quan tâm đến quả trứng này như vậy? Vì sao những người liên quan đến quả trứng, cũng lần lượt bị mất tích một cách đáng ngờ?

Có câu “trên đầu ba thước có Thần linh”, hay “người đang làm, Thần đang nhìn”. Người xưa luôn tin rằng luôn có Thần Phật tồn tại, do đó khởi tâm luôn kính Trời, kính Thần và luôn ước thúc bản thân trong cả hành vi, suy nghĩ. Nhưng nhân loại chúng ta ngày nay do ảnh hưởng từ Thuyết tiến hóa và Thuyết vô thần mà không còn tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Người đến chùa chỉ để truy cầu công danh, sự nghiệp, tài lộc, sức khỏe; người đến nhà Thờ chỉ như một hành vi văn hóa;… Hiếm ai đó đứng trước tượng Phật để tự sửa chữa mình, muốn tu tâm, hướng thiện,…

Những câu chuyện trên có thể đang nhắc nhở chúng ta rằng, Thần Phật là có thật. Cũng có thể Thần đang triển hiện một chút thần tích đến nhân loại, để trải lòng từ bi nhắc nhở chúng sinh tìm chính Đạo quay về, từ đó được Thần chở che, bảo hộ.

Nghi Vân (t.h)

Theo TTVN, Nhân Sinh, VNE

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

Xem thêm:

Vì sao Đức Phật dạy: “Nước mắt con người nhiều hơn bốn đại dương”?

Có câu “Nhân tâm sinh nhất niệm, đất trời đều thấu tỏ”

Chấn động: thấy 5 vị Phật khi phóng đại xá lợi răng Phật Thích Ca lên 1.000 lần

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều