spot_img
26 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Lớp trưởng đánh bạn do tiết lộ bí mật, yêu cầu thay giáo viên chủ nhiệm lớp

Tân Thế Kỷ – Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã có báo cáo về việc một nữ lớp trưởng khối 7 của trường này bị tố cáo đánh bạn tại trường.

Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin về việc một nữ lớp trưởng khối lớp 7 của Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) bị tố cáo đánh bạn cùng lớp tại trường.

Liên quan đến sự việc trên, ngày 25/9, Trường THCS Võ Thị Sáu đã có báo cáo gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương).

Việc nữ sinh lớp 7 bị lớp trưởng đánh là có thật

Theo nội dung báo cáo, ngày 21/9, ông Nguyễn Mạnh Cường gọi điện đến Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu phản ánh, con ông là N.T.L. (học sinh lớp 7E Trường THCS Võ Thị Sáu) bị lớp trưởng lớp 7E là P.A.P. tát một cái không rõ lý do.

Ông Cường còn phản ánh, từ hồi học lớp 6, một số học sinh khác cũng bị lớp trưởng P.A.P. đánh nếu vi phạm nội quy. Ông đề nghị nhà trường có biện pháp xử lý, giáo dục.

Để làm rõ sự việc trên hiệu trưởng nhà trường và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 7E đã thống nhất triệu tập cuộc họp đột xuất với toàn thể cha mẹ học sinh lớp 7E.

truong thcs vo thi sau hai duong1 1695707932709941430877
Trường THCS Võ Thị Sáu (Ảnh: Trường THCS Võ Thị Sáu).

Tại cuộc họp, các bậc cha mẹ học sinh thẳng thắn trao đổi, phản ánh phương pháp tổ chức, quản lý, giáo dục của giáo viên chủ nhiệm là không phù hợp.

Giáo viên chủ nhiệm đã giao quyền quản lý cho lớp trưởng và lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ của mình không đúng quy định.

Cụ thể, khi các bạn mắc lỗi thì lớp trưởng phạt bằng hình thức trực nhật lớp hoặc đứng lên ngồi xuống nhiều lần; đôi khi do bức xúc, lớp trưởng có hành vi đánh bạn là có thật. Việc làm đó đã gây bức xúc đối với phụ huynh về phương pháp quản lý, giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.

Nhiều phụ huynh có ý kiến đề nghị nhà trường thay giáo viên chủ nhiệm lớp và thay đổi giáo viên (cô Phương Anh) giảng dạy môn tiếng Anh của lớp để tạo không khí mới, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh.

Đối với giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Anh cũng nhận thấy những thiếu sót, khuyết điểm của mình trong công tác quản lý, tổ chức. Biện pháp giáo dục cô Phương Anh chưa phù hợp, cô đã xin lỗi các bậc phụ huynh và xin kiểm điểm nghiêm túc, nhận thiếu sót và sửa chữa.

Ban lãnh đạo nhà trường đã lắng nghe, xem xét giải quyết sự việc và kết luận như sau:

Sự việc bạn lớp trưởng P.A.P tát bạn N.T.L. một cái tại lớp học là việc riêng giữa cá nhân hai bạn: A.P. tát bạn là sai do sử dụng bạo lực với bạn.

T.L. có khuyết điểm là không có ý thức giữ bí mật cá nhân cho bạn khi bạn tin tưởng chia sẻ. Sau sự việc xảy ra hai em đã nhận ra khuyết điểm và xin lỗi nhau. Mẹ của A.P. cũng đã cùng A.P.đến gia đình T.L. xin lỗi.

Thay giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Anh giao quyền cho lớp trưởng để lớp trưởng có những hình thức trách phạt học sinh trong lớp như trực nhật lớp, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, đôi khi có hành vi bạo lực với bạn là sai.

“Biện pháp tổ chức, quản lý lớp, phương pháp giáo dục là không phù hợp gây bức xúc đối với học sinh và cha mẹ học sinh. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Anh viết bản kiểm điểm, nghiêm khắc kiểm điểm những thiếu sót của mình, rút kinh nghiệm sâu sắc, nhà trường sẽ xem xét và có biện pháp xử lý theo quy định”, báo cáo nêu.

Đồng thời, theo báo cáo, Trưởng ban phụ huynh là ông Nguyễn Mạnh Cường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 7E cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc về quyền và trách nhiệm của mình theo quy định tại Thông tư 55/2011 của Bộ GD&ĐT.

Từ cuộc họp trên, Ban lãnh đạo Trường THCS Võ Thị Sáu đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm và thống nhất: Để tạo bầu không khí bình thường, môi trường học tập an toàn, vui vẻ, lành mạnh đối với tập thể lớp 7E, đáp ứng nguyện vọng của đa số các bậc cha mẹ học sinh, nhà trường sẽ thay đổi nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy đối với giáo viên Nguyễn Thị Phương Anh.

Theo đó, cô Phương Anh sẽ không làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy môn tiếng Anh tại lớp 7E, bố trí công việc khác; phân công giáo viên khác làm công tác chủ nhiệm và giáo viên dạy tiếng Anh tại lớp 7E.

Bạo lực học đường: Cách xử lý khi con trở thành nạn nhân

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các học sinh ở trường phổ thông, chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang khuyên cha mẹ cần bình tĩnh khi phát hiện con trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Tuỳ mức độ của bạo lực học đường mà bố mẹ có thể giúp con nhận thức vấn đề và phương án xử lý. Trường hợp nếu thấy tâm lý con bất ổn, hoảng loạn, ám ảnh, cần phải can thiệp ngay lập tức để bảo vệ con.

342184668 6910889461
Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi con bị bạo lực học đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nếu con có những bất ổn về tâm lý và tinh thần mà bố mẹ không thể hiểu, thì cần sự hỗ trợ của những người có đủ năng lực và chuyên môn có thể hiểu và giúp hỗ trợ được vấn đề.

“Chỉ khi bình tĩnh, chúng ta mới có thể suy nghĩ thấu đáo và tìm cách xử lý vấn đề một cách trọn vẹn nhất. Cha mẹ nên nói chuyện, quan sát và đồng hành với con để hiểu suy nghĩ, cảm xúc và nắm được sự thay đổi tâm lý, hành vi của con. Bên cạnh đó, cũng cần sự huy động sự hỗ trợ từ phía thầy cô, nhà trường và phụ huynh của các em gây ra bạo lực.

Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phải có sự đối thoại với các em đó để giải quyết được vấn đề” – chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang chia sẻ.

Về giải pháp dài hạn, theo bà Giang, cha mẹ cần dạy con cách tự phòng vệ về mặt cảm xúc, và thể chất. Có thể luyện tập thể lực, học võ để tự vệ… Con cần học cách xử lý tình huống để khi đối diện với những trường hợp nguy hiểm thì biết cần phản ứng thế nào. Nguyên tắc hàng đầu là không để người khác làm tổn hại tới thân thể  và tinh thần của mình.

Bà Giang chia sẻ, trong những năm qua, rất nhiều trường hợp học sinh tìm đến bà để hỗ trợ vì bố mẹ không thể hiểu được các vấn đề của các em.

“Quan trọng nhất, là bố mẹ cần có sự thấu hiểu con để có thể đồng cảm và cảm nhận được vấn đề bạo lực này đối với con. Một số bố mẹ đã từng bị bạo lực và vượt qua nên có sự hờ hững với cảm xúc của con. Tuy nhiên, vì mỗi người có một cảm nhận khác nhau, thế nên bạn đối diện được vấn đề nhưng không phải con cũng như vậy.

Sự vô cảm từ gia đình chính là nguyên nhân khiến bạo lực học đường về cả phía nạn nhân hay thủ phạm trở nên nghiêm trọng hơn” – bà Giang nói và khuyên cha mẹ, nếu vượt qua khả năng, hãy yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm lâu năm trong việc thấu hiểu con và xử lý vấn đề của các con.

Tịnh Yên (t/h)

BN 2 jpeg 4

Nếu trẻ “cãi lại”, cha mẹ nên phản ứng như thế nào?

“Không học thêm, cô không nhớ tên, dù giỏi đến mấy con cũng chỉ được 5 điểm”

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều