TTK- Ba chú gấu trúc khổng lồ tên Mỹ Hương, Thiêm Thiêm, Tiểu Kỳ Tích sống trong Vườn thú Quốc gia ở Washington, D.C., sẽ được đưa trở lại Trung Quốc vào tháng 12 này do hết hạn hợp đồng.
Cùng với những con gấu đã được trả lại cho Trung Quốc cuối năm 2019 thì giờ đây với lần trả gấu trúc này, Hoa Kỳ sẽ “không còn gấu trúc”. Chủ đề này làm dấy lên các cuộc thảo luận về việc chấm dứt chính sách “ngoại giao gấu trúc” của Bắc Kinh.
Công viên Động vật học Quốc gia Smithsonian ở Washington, Mỹ mới đây đã tổ chức một số hoạt động để chuẩn bị chia tay các chú gấu trúc. Và mọi người có thể đến thăm và nói lời tạm biệt với ba chú gấu.
Ngoài Mỹ, Hiệp hội Động vật học Hoàng gia Scotland trước đó cũng thông báo “hai chú gấu trúc cuối cùng ở Anh” tại Vườn thú Edinburgh sẽ trở về Trung Quốc vào đầu tháng 12 này. Và con gấu trúc duy nhất tại Vườn thú Adelaide của Australia cũng dự kiến sẽ trở về nhà vào năm 2024.
Chiến lược Ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1972, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Richard Nixon có chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc, và ông đã nhận được lô gấu trúc khổng lồ đầu tiên làm quà tặng,.
Đến năm 1984, bất chấp việc gấu trúc khổng lồ được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng và Trung Quốc tiếp tục “ngoại giao gấu trúc” dưới dạng cho thuê chúng đi khắp nơi.
Trung Quốc xem gấu trúc là quốc bảo, Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng, tình hình ngoại giao Trung Quốc và phương Tây ngày càng xấu đi và Gấu trúc lại trở về. Điều này gợi lên nhiều chủ đề bàn luận.
Trần Chí Minh – phó giáo sư tại Đại học Nottingham ở Malaysia, phân tích: “Có lẽ đây là thông điệp mà Trung Quốc đang gửi tới Mỹ và phương Tây, rằng họ không hài lòng với tình hình hiện tại”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ninh cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/9 rằng “…gấu trúc khổng lồ không chỉ là bảo vật quốc gia của Trung Quốc mà còn được người dân trên toàn thế giới hoan nghênh và yêu mến sâu sắc.
Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu hợp tác về bảo tồn gấu trúc khổng lồ với nhiều quốc gia nhằm mục đích nâng cao mức độ bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác trong đó có Mỹ để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng”.
Bà cũng chỉ ra rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã hợp tác nghiên cứu bảo tồn gấu trúc khổng lồ từ năm 1996. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên hợp tác với Trung Quốc và cũng là quốc gia có đơn vị hợp tác gấu trúc khổng lồ nhất với Trung Quốc.
Thông qua nỗ lực chung của cả hai bên, tổng cộng 17 chú gấu trúc con đã được nhân giống và sống sót. Hiện vẫn còn 7 chú gấu trúc khổng lồ ở Hoa Kỳ. Gấu trúc khổng lồ đã mang lại niềm vui cho người dân Mỹ và đưa người dân Trung Quốc và Hoa Kỳ đến gần nhau hơn , đặc biệt là những trẻ sinh ra trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Hoàng Nam.
1 cái cây nổi tiếng nhất thế giới vừa bị một cậu bé 16 tuổi đốn hạ
Giải cứu 4 người phụ nữ Việt Nam mắc kẹt trong một chiếc xe tải đông lạnh ở Pháp
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*