spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Ấn Độ: Bắt giữ 2 người giới truyền thông vì cáo buộc nhận tiền của Bắc Kinh

Hôm thứ Ba, Cảnh sát chống khủng bố Ấn Độ cho biết họ đã bắt giữ hai nhân viên của trang tin tức NewsClick và khám xét nơi ở của 44 nhà báo khác vì nghi ngờ nhận tiền của Trung Quốc.

Ấn Độ: Bắt giữ 2 người giới truyền thông vì cáo buộc nhận tiền của Bắc Kinh
Cảnh sát Ấn Độ bắt giữ 2 nhân viên của cổng thông tin trực tuyến NewsClick vì cáo buộc nhận tiền của Bắc Kinh. Ảnh: NTDTV

Reuters đưa tin – vào cuối ngày thứ Ba, cảnh sát New Delhi đã bắt giữ người sáng lập và tổng biên tập của cổng thông tin trực tuyến NewsClick cùng một nhà báo khác làm việc ở đó.

Ngoài ra, họ tuyên bố đã thẩm vấn 37 nghi phạm nam tại văn phòng cổng thông tin và 9 nghi phạm nữ tại nhà của họ hoặc tại các địa điểm liên kết với cổng thông tin.

Cảnh sát New Delhi cho biết họ đã tiến hành khám xét theo “Đạo luật ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật”. Đây là một đạo luật chống khủng bố cứng rắn được thi hành ở Ấn Độ và khiến những người bị bắt gần như không thể tại ngoại.

Trước đó trong ngày, máy tính xách tay và điện thoại di động của các nhà báo cũng đã bị tịch thu để phục vụ quá trình điều tra – các quan chức chính phủ Ấn Độ và nhà báo cho biết.

Phía cảnh sát New Delhi thông tin thêm: “Vụ việc vẫn hiện đang được điều tra. Và cho đến nay, hai bị cáo là Prabir Purkayastha và Amit Chakravarty đã bị bắt giữ”.

Theo truyền thông Ấn Độ – bị cáo Pukayasta là biên tập viên của NewsClick, trong khi bị cáo Chakravarty là giám đốc nhân sự của trang web tin tức NewsClick.

Reuters đưa tin – Một quan chức Bộ Nội vụ Ấn Độ giám sát các cuộc đột kích của cảnh sát cho biết: “Một nhóm điều tra đặc biệt đã phát động một chiến dịch truy quét để xác định tất cả những cá nhân có thể đã nhận tiền từ nước ngoài, nhằm điều hành một nhóm truyền thông với mục đích chính là truyền bá các tư tưởng ra nước ngoài”.

Các cuộc đột kích là một phần trong cuộc điều tra của Tổng cục Thực thi – cơ quan tội phạm tài chính của Ấn Độ, về nghi ngờ rửa tiền của NewsClick – vị quan chức cho biết.

Một quan chức khác của Bộ cũng cho biết – các cuộc đột kích được tiến hành tại nhà của hơn chục nhà báo và biên kịch có liên hệ với NewsClick.

Cả hai quan chức đều từ chối nêu tên vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

BN 2 jpeg 2

Trước đó, các cơ quan thực thi pháp luật của Ấn Độ đã đệ đơn kiện NewsClick vào đầu năm 2021, khi cáo buộc họ nhận tiền từ nước ngoài.

Vào tháng 8 năm nay, tờ New York Times đưa tin – NewsClick được triệu phú Neville Roy Singham tài trợ và cho biết rằng trang web này “chứa đầy nội dung liên quan đến chính quyền Trung Quốc trong các báo cáo của mình”. Nhưng triệu phú Singham đã phủ nhận tuyên bố này.

Ngoài ra, New York Times còn cáo buộc Singham có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh và cung cấp kinh phí cho hoạt động tuyên truyền toàn cầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

New Delhi và Bắc Kinh từ lâu đã bất đồng về các vấn đề biên giới chung giữa hai bên. Vào năm 2020, một cuộc xung đột chết đã người nổ ra giữa hai nước ở biên giới Himalaya khiến quan hệ ngoại giao của Trung Quốc và Ấn Độ rơi vào tình trạng đóng băng.

Câu lạc bộ Báo chí Mumbai đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công vào các nhà báo của chính phủ Ấn Độ, và nói rằng “một số nhà báo liên kết với NewsClick đã trở thành đối tượng của các cuộc đột kích”. Câu lạc bộ này cũng yêu cầu cảnh sát dừng ngay lập tức các hành động mà họ cho là “chiến dịch quấy rối có chủ đích nhằm chống lại những nhà báo này.”

Người phát ngôn của Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc của tổng thống Ấn Độ Modi cho biết – các cuộc đột kích là hợp lý vì nguồn tài trợ nước ngoài cho các nhóm truyền thông phải được các cơ quan điều tra đánh giá.

Trước đó, Ấn Độ đã tụt xuống vị trí thứ 161 từ vị trí thứ 150 năm ngoái trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới – bảng xếp hạng hàng năm của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới- đây là mức thấp nhất từ ​​trước đến nay.

Chính phủ của ông Modi đã bác bỏ những phát hiện của của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và đặt câu hỏi về phương pháp của nhóm, đồng thời tuyên bố rằng Ấn Độ có một nền báo chí sôi động và tự do.

Hoàng Dung (t/h)

Theo NTDTV, Reuters

Xem thêm:

Canada đang muốn ‘hạ nhiệt’ Ấn Độ

Lần đầu tiên trong lịch sử Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều