Vladimir Putinđã tìm cách can thiệp vào cuộc xung đột ở Trung Đông bằng cách mời các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas và Iran tới Moscow. Điều này tạo nên một mối lo về việc hình thành một “trục khủng bố” mới.
Trong một động thái hôm thứ Năm (26/7) Ông Putin đã bị Israel lên án là “hành động tục tĩu” “hỗ trợ khủng bố”. Israel nói rằng các quan chức Nga đã gặp nhóm khủng bố, những người ca ngợi họ đã đóng “vai trò tích cực” trong cuộc chiến.
Ali Bagheri Kani, Thứ trưởng Ngoại giao Iran, nhà tài trợ nước ngoài chính của Hamas , cũng có mặt tại Moscow để hội đàm.
Những diễn biến này làm phương Tây lo ngại rằng Nga đã hình thành một “trục khủng bố” với Hamas, do Iran làm trung gian.
Hamas ca ngợi cá nhân Putin vì “lập trường” của ông về cuộc xung đột và “thừa nhận vai trò tích cực của ngoại giao Nga” trong các cuộc đàm phán về ” cuộc xâm lược gần đây của Israel vào Dải Gaza và các chiến lược nhằm ngăn chặn tội ác của Israel”.
Một bức ảnh do Hamas công bố cho thấy Bassem Naeem, người đứng đầu quan hệ quốc tế của tổ chức này và Mousa Abu Marzouk, thành viên cấp cao của bộ chính trị Hamas, trong cuộc gặp với Mikhail Bogdanov, đặc phái viên của Putin tại Trung Đông.
Các nhà quan sát phương Tây cho biết các cuộc gặp thể hiện việc Putin đã từ bỏ liên minh lâu đời với Israel để chuyển sang quan hệ chặt chẽ hơn với Iran và các đồng minh Hồi giáo của Hamas – những người đã thực hiện vụ tấn công khủng bố ngày 7/10 nhằm vào Israel.
Lioir Hiat, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel, cho biết Israel “coi việc mời các quan chức cấp cao của Hamas tới Moscow là một bước đi tục tĩu nhằm hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố và hợp pháp hóa hành động tàn bạo của những kẻ khủng bố Hamas”.
Phát biểu tại Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Iran cho biết nước này sẵn sàng “đóng vai trò” trong việc đảm bảo việc thả các con tin của Hamas, nhưng kêu gọi trao đổi với 6.000 người Palestine do Israel nắm giữ.
Ông nói: “Cộng hòa Hồi giáo Iran sẵn sàng tham gia vào nỗ lực nhân đạo rất quan trọng này, cùng với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ”.
“Đương nhiên, việc thả 6.000 tù nhân Palestine là một điều cần thiết và là trách nhiệm khác của cộng đồng toàn cầu.”
Nga và Trung Quốc đều không lên án Hamas
Cả Nga và Trung Quốc đều không lên án Hamas và kêu gọi ngừng bắn – điều mà các quan chức Hoa Kỳ cho rằng sẽ cho phép Hamas nghỉ ngơi và tập hợp lại cho cuộc tấn công thứ hai.
Hôm thứ Năm Maya Yaron, đại sứ không chính thức của Israel tại Đài Loan, nhắc lại sự thất vọng của chính phủ của bà đối với Trung Quốc vì đã không lên án các cuộc tấn công của Hamas nhằm vào dân thường.
Bà nói với các phóng viên ở Đài Bắc: “Đây thực sự là điều rất đáng lo ngại đối với Trung Quốc”.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Israel cho biết họ có ý định tiếp tục tấn công trên bộ nhằm vào Hamas, phát động một cuộc đột kích ở phía bắc Gaza nhằm chuẩn bị lãnh thổ cho một cuộc xâm lược toàn diện.
Đoạn phim từ Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho thấy xe tăng, xe bọc thép khác và máy ủi tiến vào khu vực bị bao vây và dường như đã có nổ súng.
Một tuyên bố của IDF cho biết “cuộc đột kích có mục tiêu” ngắn gọn là một phần trong “sự chuẩn bị cho giai đoạn chiến đấu tiếp theo”, trong khi Yoav Gallant, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, nói rằng một cuộc tấn công toàn diện trên bộ vào Gaza “không còn xa nữa”.
Hôm thứ Tư, ông Netanyahu đã sử dụng bài phát biểu vào khung giờ vàng trên truyền hình để nói rằng “ngọn lửa địa ngục” ở Israel đã “loại bỏ hàng nghìn kẻ khủng bố” , đồng thời nói thêm rằng mọi thành viên của Hamas đều đã “bị diệt vong” và “đây mới chỉ là sự khởi đầu”.
Nhưng ông Gallant cho biết Israel “không quan tâm đến việc mở rộng chiến tranh” ngoài cuộc xung đột hiện tại với Hamas ở Gaza bao gồm Iran hoặc các lực lượng ủy nhiệm khác của họ trong khu vực.
Các nhà phân tích cảnh báo một trục mới nổi giữa Nga, Iran và Hamas có thể gây thêm căng thẳng trong khu vực và mở rộng đến một cuộc xung đột rộng hơn với Israel và những người ủng hộ phương Tây, bao gồm cả Mỹ và Anh.
Hoàng Nam.
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*