spot_img
18 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Cái chết của ông Lý Khắc Cường sẽ tác động lớn đến chính trường Trung Quốc?

Thông tin ông Lý Khắc Cường, cựu Thủ tướng Trung Quốc, đột ngột qua đời vì lên cơn đau tim ở Thượng Hải vào lúc 0h10 ngày 27 tháng 10, ngay lập tức lan truyền rộng khắp trên các trang mạng, khiến vô số người chấn động.

Ngoài việc chấn động và cảm thán, tất cả không khỏi đặt ra những nghi vấn, hoài nghi lớn. Những tin đồn liên quan đến cái chết bất đắc kỳ tử của người từng là nhân vật số 2 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng vì thế mà lan tràn khắp nơi. Đây được cho là một sự kiện chấn động, có ảnh hưởng lớn tới chính trị Trung Quốc trong giai đoạn tới.

Cái chết của ông Lý Khắc Cường tác động như thế nào đến chính trường Trung Quốc?

Tại sao ông Lý Khắc Cường lại ra đi ở tuổi 68?

Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ nổi tiếng là sống thọ, nhưng ông Lý Khắc Cường qua đời ở tuổi 68, quả thực là quá “trẻ” so với mặt bằng chung của các quan chức cấp cao. Như mọi người đã biết, từ đoạn video ông Lý Khắc Cường đến thăm huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc được tung ra vào cuối tháng 8, rõ ràng là dáng đi của ông rất vững vàng, nước da cũng khá tốt. Tại sao chưa đầy hai tháng, ông đã tạm biệt cõi đời rồi?

Là cựu Thủ tướng của ĐCSTQ, sức khỏe của ông Lý Khắc Cường là trách nhiệm của Ủy ban Y tế Trung ương. Nội bộ ĐCSTQ có một “Dự án Y tế Trưởng 981”, nó được chia thành 5 khía cạnh: phòng ngừa, điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và điều dưỡng. “Dự án” này nhấn mạnh 6 điểm chính: phòng chống ung thư, phòng ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa, kiểm soát bệnh mãn tính, lối sống lành mạnh và hồi phục chức năng bên trong.

Dù ông Lý Khắc Cường đã hết nhiệm kỳ, nhưng ông vẫn được khám sức khỏe định kỳ và luôn có bác sĩ y tế đi cùng. Một khi phát hiện được 6 vấn đề trên, các nhân viên y tế chắc chắn sẽ đưa ra phương án ứng phó. Đánh giá từ những thông tin được tiết lộ cho đến nay, có vẻ như không có nội dung nào cho thấy ông Lý mắc bệnh tim, vậy mà lần này ông lại đột tử do lên cơn đau tim đột ngột. Nếu ông Lý thật sự mắc bệnh tim, chắc chắn bên mình sẽ luôn mang theo những loại thuốc như Suxiao Jiuxin Pills. Khi phát bệnh, nếu ông Lý uống nó trong vòng 1 phút thay vì lãng phí thời gian, sau đó được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, thì rất có thể mạng sống của ông sẽ được cứu. Hơn nữa, nếu bác sĩ sức khỏe xung quanh đến kịp lúc, thì mọi chuyện cũng sẽ được xử lý kịp thời.

Vậy nguyên nhân gây ra bệnh tim là gì? Tại sao các bác sĩ chăm sóc sức khỏe xung quanh ông Lý Khắc Cường đều không phát huy được vai trò của mình? Chúng ta biết rằng khi các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, ngay cả những người đã hết nhiệm kỳ, đến thăm các địa phương, họ không chỉ mang theo các bác sĩ y tế đi cùng, mà địa phương đó cùng cử các bác sĩ, y tá có tay nghề cao tháp tùng họ 24/24. Vì vậy, việc ông Lý Khắc Cường đột ngột lên cơn đau tim nhưng không được cứu chữa thành công, bên trong rốt cuộc có nguyên nhân nào khác không?

Tại sao ông Lý Khắc Cường tới Thượng Hải?

Báo chí nhà nước Trung Quốc cho biết ông Lý Khắc Cường đột ngột qua đời khi đang “nghỉ ngơi” ở Thượng Hải, liệu ông ấy thực sự đi nghỉ hay có sự sắp xếp khác? Suy cho cùng, Thượng Hải không phải là nơi tốt để tịnh dưỡng, trước đây, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ chủ yếu đến các thành phố xinh đẹp như thành phố Hải Nam, Hạ Môn, v.v.. để nghỉ dưỡng. Có thể chuyến đi Thượng Hải của ông Lý Khắc Cường không đơn giản chỉ là đi “nghỉ dưỡng” như báo chí tiết lộ.

Vì những nghi vấn trên, dư luận có những quan điểm khác nhau về cái chết bất ngờ của ông Lý Khắc Cường. Một giả thuyết cho rằng, nó quả thực là do một cơn đau tim đột ngột gây ra, xét cho cùng thì những trường hợp như vậy không phải là hiếm. Nếu là vấn đề đột ngột của tự thân, chỉ có thể nói đây chính là trò đùa của số phận. Cũng có quan điểm cho rằng là bị “xử lý”, dùng những phương pháp không dễ phát hiện để gây ra bệnh tim, khiến người ta nhìn vào thì tưởng như là một cái chết bình thường. Nếu ông Lý thật sự bị “xử lý”, thì nghi phạm rốt cuộc là ai?

Hiện nay, dư luận ​​trên mạng rõ ràng là rất bất lợi với ông Tập Cận Bình. Nhiều người vẫn còn nhớ rằng trước Đại hội 20 của ĐCSTQ năm ngoái đã xuất hiện tin đồn “Tập xuống Lý lên” (tức là ông Tập Cận Bình xuống đài, ông Lý Khắc Cường lên nắm quyền), cứ thế hai ông đã trở thành nhân vật chính của màn đấu đá nội bộ ĐCSTQ.

Tại thời điểm đó, sau khi ông Lý Khắc Cường nhận được sự ủng hộ từ các nguyên lão của ĐCSTQ tại Hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng 8, ông đã đi về phía nam đến thành phố Thâm Quyến với ý định phỏng theo ông Đặng Tiểu Bình năm xưa, đồng thời lên tiếng tiếp tục cải cách và mở cửa. Ông nhắc lại rằng “cải cách mở cửa sẽ không dừng lại, cũng giống như nước sông Trường Giang và sông Hoàng Hà không ngừng chảy”. Lời nói của ông đã khiến không ít người cảm thấy phấn chấn được mấy ngày.

Nhưng không lâu sau, ông Tập vốn không công khai ủng hộ cải cách mở cửa, nhiều nơi vẫn kiên quyết chính sách phong tỏa toàn diện, thậm chí còn có ý kiến ​​cho rằng “đóng cửa đất nước là mở cửa có giới hạn”. Tiếng nói cải cách của ông Lý đã lắng xuống, rất nhiều người trong xã hội rơi vào tuyệt vọng.

Sau đó có tin đồn về một cuộc đảo chính. Trước lễ Quốc khánh 1/10 năm ngoái, ông Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh “cải cách, mở cửa sẽ không bị lung lay” trong nhiều trường hợp, báo chí quân đội cũng xuất hiện tiếng nói trái chiều, thậm chí có bình luận còn cho rằng quân đội không nên bị “ai đó” cai trị, ngụ ý phủ nhận hệ thống trách nhiệm do ông Tập đưa ra. Tuy nhiên, khi ông Hồ Cẩm Đào bị ông Tập hạ lệnh cưỡng chế rời khỏi diễn đàn tại Đại hội 20, ông Lý Khắc Cường và ông Uông Dương cũng công khai rời khỏi hiện trường, phe Đoàn Thanh niên mất quyền lực, và gần như toàn bộ quan chức cấp cao trung ương đều bị người của ông Tập thay thế. Giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ dường như đã phân rõ kẻ thắng người thua.

Sau đó, cả ông Lý Khắc Cường và ông Uông Dương đều tuyên bố từ chức, trong khi hai ông vốn có thể tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa, về điều này đã có rất nhiều tiếng nói biểu thị sự phẫn nộ, khó hiểu và hoang mang trong dân chúng, bởi nhiều người vẫn có ấn tượng tốt về hai ông, nhưng người dân Trung Quốc lại cảm thấy không thể chiến đấu, vẫn chọn cách bình tĩnh chấp nhận. Sự ra đi của hai ông không dấy lên quá nhiều sóng gió.

Sau khi ông Tập thay người của mình, đội ngũ lãnh đạo mới đối với mệnh lệnh của Tập đều nghe răm rắp, mọi vấn đề bây giờ đều chỉ phụ thuộc vào quyết định của một mình ông Tập. Biểu hiện của nó trong gần một năm nay có thể được mô tả qua câu “nát như tương bần”.

Ở phương diện quốc tế, vì ủng hộ Nga và ủng hộ Hamas đã khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong cộng đồng quốc tế. Một mặt, Bắc Kinh lần lượt bị loại khỏi một số hội nghị quốc tế quan trọng; mặt khác, tại một số cái gọi là “đại hội” do Bắc Kinh tổ chức năm nay, không những không có lãnh đạo của các nước lớn ở phương Tây đến tham dự, mà cả những người bạn được chính quyền Trung Quốc mua bằng tiền cũng không có mấy người đến góp mặt. Các nước phương Tây đã nhìn thấy rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ cũng đang đẩy nhanh việc tách rời Trung Quốc và tăng cường liên minh với các nước dân chủ; các doanh nhân nước ngoài và vốn nước ngoài đang rút lui với tốc độ chưa từng có.

Sự cô lập quốc tế đã khiến nền kinh tế Trung Quốc vốn dựa vào đầu tư và đơn đặt hàng từ nước ngoài càng trở nên tồi tệ hơn, bất động sản và ngân hàng lần lượt bùng nổ, tài sản của nhiều người giảm quay về con số 0. Suy thoái kinh tế và bùng nổ chuỗi công nghiệp đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, mức sống của người dân giảm sút, tiếng oán thán của người dân vang vọng khắp nơi.

Đồng thời, vì những lý do không thể tiết lộ ra bên ngoài, Ban Chấp hành Trung ương của Tập Cận Bình đã bắt giữ nhiều tướng lĩnh cấp cao của Lực lượng Tên lửa, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các quan chức cấp cao khác do chính ông thăng chức trước đó; việc thanh trừng quân đội đã khiến danh tiếng tiếp tục suy giảm; vô số quan chức cả trong đảng lẫn quân đội đều bất mãn với ông Tập; lực lượng chống Tập vẫn có nhiều động thái nhỏ. Nỗ lực thông qua tẩy não và áp lực cao của ông Tập nhằm giải quyết những vấn đề không trung thành này khó có thể đạt được.

Bất ổn chính trị và suy thoái kinh tế đã khiến nhiều gia đình quyền lực, người giàu, tầng lớp trung lưu và thậm chí cả người dân phổ thông ở Trung Quốc phải tháo chạy khỏi nước này và chuyển nhượng lượng lớn tài sản, đây rõ ràng là một đòn giáng mạnh vào Ban Chấp hành Trung ương Tập Cận Bình.

Lúc này, lãnh đạo Tập Cận Bình, người đã mất đi sự ủng hộ của người dân, quân đội và chính phủ, không thể tìm ra cách nào hữu hiệu để thoát khỏi tình thế khó khăn, con đường duy nhất là “từ bỏ ĐCSTQ” và bước trên con đường dân chủ. Nhưng ông ta lại không muốn đi, thành ra giải pháp duy nhất còn lại là tiếp tục giữ ổn định với áp lực cao, tăng cường trấn áp quan chức cấp cao, chức sắc, quân đội và người dân, đồng thời diệt trừ mọi yếu tố bất ổn ngay từ trong trứng nước, nhưng làm thế càng chỉ khiến nhiều người bất mãn hơn.

Theo những người trong hệ thống, ĐCSTQ hiện đang vô cùng hỗn loạn, rất nhiều quan chức đã chọn cách “nằm ngửa”. Bởi vì càng làm, thì càng gặp nhiều rắc rối. Tương lai Trung Quốc sẽ đi về đâu, nhiều người đều rất hoang mang.

Và trong sự hỗn loạn này, các lực lượng chống Tập cũng đang lên men. Với tư cách là kẻ thua cuộc trong ván cờ “Tập xuống Lý lên”, là một quan chức cấp cao mà lương tâm vẫn chưa bị xóa sạch trong chốn quan trường, và là một quan chức cấp cao hiểu biết về kinh tế, ông Lý Khắc Cường vẫn có sức hấp dẫn nhất định trong lòng công chúng.

Ví dụ, trong “Lưỡng hội” năm 2020, ông Lý Khắc Cường đã thẳng thừng tuyên bố rằng 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng Việt Nam). Điều này khiến người dân Trung Quốc bị sốc nặng; ảo tưởng về chiến dịch xóa đói giảm nghèo của ông Tập vì thế đã bị vạch trần. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình hiện nay khi giới chức cao tầng của ĐCSTQ không ngừng ném tiền ra nước ngoài và nói dối với người dân trong nước rằng chiến dịch xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Nếu vậy, liệu các lực lượng chống Tập có sử dụng ảnh hưởng của ông Lý Khắc Cường để dấy lên làn sóng chống Tập mới hay không? Trước đó, Thời báo Epoch Times tiết lộ, bản thân ông Tập tin vào những lời tiên tri và tin rằng có người sẽ đảo chính và ám sát mình, nên dù đi đến bất cứ nơi đâu, ông ta đều rất chú trọng đến vấn đề an ninh. Nếu ông Tập biết trước một số thông tin nhất định thì cái chết của ông Lý Khắc Cường có thể là do nguyên nhân này. Nhưng quan điểm này có một chỗ thiếu sót, chính là hiệu quả của việc làm đó thực sự rất phản tác dụng.

Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ một khả năng khác, đó là thế lực chống ông Tập thuộc phe cánh ông Tăng Khánh Hồng có liên quan đến cái chết của ông Lý Khắc Cường, hoặc chúng lợi dụng cái chết của ông Lý để bịa ra những lời lẽ tự thị nhi phi (giống thật mà là giả) nhằm mượn cơ hội gây rối tình hình chính trị và hạ bệ ông Tập.

Cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường, chưa đầy 70 tuổi, dù là chết tự nhiên hay có thể đã bị “hại chết”, đã gây ra một làn sóng chấn động lớn trong nội bộ ĐCSTQ và trong lòng người dân, đặc biệt là những dư luận bất lợi cho ông Tập đang được lan truyền rộng rãi. Mặt khác, trong tâm của các quan chức cấp cao trong đảng sẽ cảm thấy thấp thỏm không yên, sự bất mãn của họ đối với ông Tập ngày càng gia tăng và họ cũng lo lắng bản thân sẽ có kết cục tương tự; mặt khác.

Người dân càng có sự đồng tình hơn với ông Lý Khắc Cường, và các trường đại học ở Bắc Kinh sẽ cũng rất hồi hộp, lo lắng về một phong trào sinh viên xảy ra tương tự như phong trào sau cái chết của ông Hồ Diệu Bang năm xưa, mặc dù điều này rất khó xảy ra. Dưới áp lực từ bên trong đảng và từ mọi tầng lớp xã hội, ông Tập sẽ đưa ra quyết định gì, chúng ta vẫn phải chờ xem, nhưng tình hình chính trị của ĐCSTQ không loại trừ khả năng xảy ra những trường hợp khẩn cấp và những thay đổi lớn.

Về phần ông Lý Khắc Cường, người đột ngột qua đời, điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời ông hẳn là chưa thoái xuất khỏi tổ chức tà ác của ĐCSTQ. Ngay trước khi rời nhiệm sở, trước công chúng ông Lý Khắc Cường từng nói một câu khiến người ta phải suy nghĩ: “Người đang làm, Trời đang nhìn. Xem ra thì Trời cao có mắt thật”. Câu này có nghĩa là con người đang làm gì, Ông Trời đều nhìn thấy hết. Người làm điều xấu có thể giấu được người khác, nhưng không thể giấu được trời đất.

Cho nên, ông Lý Khắc Cường, người có thể nói như vậy, nên tin vào lời Phật dạy, việc gì cũng có nhân quả, gieo nhân lành sẽ nhận quả lành, tức là được phúc báo; gieo nhân ác sẽ nhận quả xấu, tức là ác báo. Ông Lý Khắc Cường sau khi rời khỏi nhân thế, ở thế giới khác sẽ nhận bản án gì đây?

Theo Epochtimes
Viên Minh (NTDVN) biên dịch

bang chung 2 3

Xem thêm:

Những cách kéo dài tuổi thọ của các tỷ phú, chính trị gia khiến cộng đồng sốc nặng

Lý Khắc Cường cựu thủ tướng Trung Quốc đột ngột qua đời

Trung Quốc miễn nhiệm bộ trưởng Quốc phòng

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều