Năm 1983, một tạp chí “Khoa học xã hội quốc tế” của UNESCO, trang nhất của số báo có tên “Hóa sinh vạn vật” là “Bức tranh Phục Hy và Nữ Oa”, được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Boston, Mỹ. Vì sao bức tranh này lại được công bố trên tạp chí? Nguyên nhân là do các nhà khoa học phát hiện ra rằng cấu trúc chuỗi xoắn kép của gen di truyền sinh học của con người – axit deoxyribonucleic, hay còn gọi là DNA, giống với cơ thể xoắn ốc trong bức tranh của Phục Hy và Nữ Oa một cách đáng ngạc nhiên.
Vậy, mối quan hệ giữa Phục Hy và Nữ Oa tồn tại từ thời viễn cổ và mã di truyền DNA của con người được phát hiện ngày nay ẩn chứa thiên cơ gì? Điều này đã kích thích hành trình tìm kiếm nguồn gốc của sinh mệnh của mọi người.
Mã di truyền gen DNA
Mô hình cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Nature của Anh vào tháng 4 năm 1953. Nó được nghiên cứu phát hiện bởi James Watson và Francis Crick, và được vinh dự là phát hiện sinh vật học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, cũng bởi vậy đã mở ra cánh cửa cho phân tử sinh vật học. Ba tỷ cặp bazơ trong hệ gen xoắn kép DNA vẫn chưa được con người giải mã hoàn toàn.
DNA là tên viết tắt của deoxyribonucleic acid trong tiếng Anh, là cấu trúc phân tử của gen di truyền, có thể cho thấy mã gen di truyền về sự kế thừa của con người. Người ta cũng phát hiện ra rằng gen di truyền của DNA có thể xác định ngoại hình, hình dạng cơ thể, màu da và tình trạng sức khỏe của một người. Thông qua so sánh trình tự DNA trong tế bào người, có thể phán đoán được các bệnh di truyền, thậm chí có thể đoán được thời gian tử vong. Đồng thời, người ta cũng phát hiện ra rằng, sự khác biệt trong trình tự sắp xếp của các gen DNA quyết định các gen thành phần viết ra các chỉ dẫn tồn tại khác nhau cho các giống loài sinh mệnh khác nhau. Cũng chính là điều mà người ta thường nói “rồng sinh rồng, phượng sinh ra phượng, chuột sinh ra chuột”. Vì vậy, gà không thể sinh vịt, chó không thể sinh ra một con mèo…
Mã di truyền DNA của con người có nguồn gốc từ cha mẹ và tổ tiên, trong đó không chỉ lưu giữ quá khứ của con người mà còn có thể dự đoán tương lai. Tiếp tục quay về tìm hiểu, sẽ phát hiện rằng nó chứa thông tin về tổ tiên loài người. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng DNA là một liên kết đặc biệt giữa con người và các nền văn minh tiên tiến. Nói cách khác, thông qua nghiên cứu cơ thể con người, chúng ta có thể hiểu được tín tức của vũ trụ.
Chúng ta biết rằng, trong văn hóa Đạo gia thời Trung Quốc cổ đại, có thuyết một câu nói rằng cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Thân thể con người tồn tại mối quan hệ đối ứng với vũ trụ bao la. Điều này cũng rất trùng khớp với lý thuyết thông tin di truyền của DNA.
Vậy, nền văn minh cổ xưa Trung Quốc đã mô tả nguồn gốc và sự phát triển của loài người như thế nào?
Bàn Cổ khai thiên tịch địa, hóa sinh vạn vật
Người Trung Quốc nói về thời viễn cổ, sẽ thường mở màn bằng một câu nói: “Từ khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa”. Nói về Bàn Cổ, trong “Tam ngũ lịch ký” có ghi chép rằng: “Thời điểm không có thiên địa, hỗn độn như trứng gà, Bàn Cổ sinh trong đó, một vạn tám ngàn tuổi, khai thiên tịch địa, Thanh Dương là trời, Trọc Âm là đất, Bàn Cổ ở trong đó”. “Khí nhẹ trong bốc lên trên thành trời, khí nặng đục ngưng xuống dưới thành đất, ở giữa là người. Cho nên thiên địa hợp tinh, vạn vật hoá sinh”. Có nghĩa là, Bàn Cổ khai thiên tịch địa, tạo ra vũ trụ này nơi mà nhân loại chúng ta đang sinh sống.
Thần thoại sáng thế từ thời viễn cổ này, trước khi được viết thành văn tự, đã được con người truyền miệng từ đời này sang đời khác, được lưu giữ và truyền lại rất tốt.
Phục Hy dùng Bát quái câu thông với Thần linh
Sau khi thiên địa được tạo thành, lần lượt có một số đại Thần hạ thế để hoàn thiện vũ trụ này. Đến thời kỳ Tam Hoàng, một trong Tam Hoàng là Phục Hy đã tạo ra Bát quái, chế định Cửu Châu, tạo ra chữ viết, tạo ra đàn cầm đàn sắt, mở ra nền văn minh nhân loại, được xưng là Thủy tổ nền văn minh nhân loại.
Phục Hy còn gọi là Thái Hạo, Bào Hi… Trong “Sử ký – Tam Hoàng bản kỷ” có ghi chép: “Thái Hạo Bào Hi thị, họ Phong. Thay thế Toại Nhân thị, phụng mệnh Trời làm vua. Mẹ ông là Hoa Tư. Bà ướm chân vào dấu chân người khổng lồ ở đầm Lôi Trạch, do đó sinh ra Bào Hi ở Thành Kỷ. Bào Hi thân rắn đầu người“.
Về việc sáng tạo Bát quái, theo “Chu Dịch – Hệ từ hạ” ghi chép: “Phục Hy thị, có Thánh Đức, có sức mạnh của vị đại Thần, ông ngửa mặt xem phép tắc thiên tượng trên trời, cúi xem phép tắc dưới đất, xem đặc điểm chim thú và sự phù hợp với các loại đất đai, gần thì xem xét thân thể con người, xa thì xem xét vạn sự vạn vật, bắt đầu tạo ra Bát quái, để thông với đức của Thần linh, để phân loại tình trạng vạn vật”.
Phục Hi vẽ tạo ra Bát quái đại biểu trời, nước, lửa, núi, sấm, gió, đầm, lưu lại công cụ ký hiệu cho nhân loại câu thông với Thần. “Tạo chữ viết, thắt nút dây ghi chép sự việc”, mở ra phương thức câu thông giữa người và người. Nói cách khác, Bát quái có công dụng thần kỳ là câu thông với Thiên địa Thần minh thuở sơ khai.
Trong “Chu Dịch khẩu nghĩa” cũng có ghi chép: Phục Hy bắt đầu vẽ Bát quái, đặc điểm thiên địa vạn vật đều ở trong Bát quái. Thông qua Bát quái có thể thông hiểu nguyên lý thiên địa âm dương, để thành Đạo cương nhu, để làm cội nguồn của vạn sự vạn vật, để thành đại Pháp của thiên hạ. Người trong thiên hạ đều coi Bát quái là cội nguồn của phép tắc.
Về việc sáng tạo ra đàn cầm đàn sắt, trong “Trúc thư thống tiên” có nói: Phục Hy tạo ra đàn cầm đàn sắt, dùng để “tu thân sửa tính, trở về thiên chân”, có thể “câu thông với Thần linh”, còn có thể “ chế ngự tà tích, phòng tâm dâm”. Có thể thấy rằng, Phục Hy lưu lại cho con người những điều này, đều là con đường tịnh hóa lòng người đồng thời có thể giúp con người nhận thức về Thần.
Nữ Oa nặn đất tạo ra con người, luyện đá vá trời
Nữ Oa thị thừa kế Phục Hy, là một vị Mẫu Thần của các vị Thần, có đức Thần Thánh. Trong các tư liệu lịch sử thời tiên Tần như “Lễ ký”, “Sơn Hải kinh”, “Hoài Nam Tử” và “Phong tục thông nghĩa”, “Đế vương thế kỷ”, “Sử ký”… đều có ghi chép. Theo “Thái bình ngự lãm” quyển 78, lời trích dẫn của “Phong tục thông nghĩa” ghi chép rằng:
“Tục truyền khi khai thiên tịch địa, không có người dân, Nữ Oa dựa vào hình dáng của mình mà nặn đất vàng tạo người, sức không đủ để làm, thế là dùng sợi dây ngoáy vào trong bùn rồi vung ra, tạo thành rất nhiều con người”. Sau đó, còn tạo ra nam nữ, để cho người ta có thể tự sinh sôi phát triển. Cho nên mới nói rằng “người giàu sang cũng là đất vàng, người nghèo hèn bình thường cũng là đất vàng vậy”. Chúng ta thường nói anh hùng tạo thời thế, kỳ tài ngút trời, xem ra cũng đều là có nguyên nhân, con người ban sơ có nguồn gốc khác nhau, sứ mệnh cũng khác biệt.
Liên quan tới chuyện Nữ Oa vá trời, theo “Sử ký – Bổ Tam Hoàng bản kỷ”, kể rằng: Thủy Thần Cộng Công tức giận húc vào núi Bất Chu, dẫn đến trời đất sụp đổ, Tứ Cực nghiêng phế, Cửu Châu đại địa hồng thủy tràn lan. Vì vậy Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, chặt chân Thần Rùa để dựng lập tứ cực, trấn hồng thủy và giết hắc long, loài người mới bắt đầu được an cư.
Trong “Đế vương thế kỷ” còn viết rằng: Nữ Oa thị, họ Phong, kế thừa chế độ Bào Hy chế tác Sênh hoàng. Nữ Oa kế tục Phục Hy tạo cầm sắt, về sau còn dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là Sênh hoàng. Trong “Thuyết văn” nói rằng: “Sênh, âm thanh của tháng Giêng. Vật sinh ra, cho nên gọi là sênh. Mười ba hoàng (vè đồng, lưỡi gà), giống như thân chim phượng”. Sênh, âm giống như tiếng chim phượng, giống như vạn vật từ đất sinh ra, là đại biểu cho âm nhạc tháng Giêng, cho nên gọi là sênh. Sênh, chế tạo từ quả bầu, lấy mười ba ống gắn vè đồng (lưỡi gà) dài ngắn cắm vào trong quả bầu, hình dáng giống như chim phượng. Nữ Oa làm sênh hoàng, có nghĩa là vạn vật sinh sôi không ngừng”.
Trong “Thế bản – Đế hệ thiên” ghi chép, Nữ Oa mệnh lệnh cho Nga Lăng thị chế tác sáo lương, thống nhất thanh âm trong thiên hạ; Mệnh lệnh Thánh thị chế tác sáo ban, hòa với nhật nguyệt tinh, thuận theo quy luật vận hành của nhật nguyệt tinh, tên là Sung nhạc. Sau khi chế tác thành công, người trong thiên hạ bắt đầu hiểu ra nguyên lý sự vật.
“Ngũ kinh tích nghi” có nói: “Sênh được chế tạo phỏng theo vạn vật, đạo đạt đến khí của âm dương, nên có dài ngắn”. Có thể thấy rằng, trong nhạc đều ẩn chứa thông lý huyền cơ của “Đạo”.
Thời kỳ nhân Thần cùng tồn tại
Như vậy, tại sao chúng ta nhìn thấy “Hình vẽ Phục Hy và Nữ Oa” là thân long xà, Nữ Oa chẳng phải là dựa theo hình tượng của mình để tạo người sao?
Trong “Sử ký – Tam Hoàng bản kỷ” ghi chép rằng, Phục Hy đầu người thân rắn, Nữ Oa thị họ là Phong, thân rắn đầu người, có đức của Thần Thánh. Hơn nữa “đầu người thân rắn”, ở các nơi trên thế giới cũng có xuất hiện, là một hiện tượng văn hóa lịch sử trên thế giới. Trong sách cổ “Hoài Nam Tử – Thuyết Lâm huấn” có nói cho chúng ta biết rằng, Nữ Oa trong vòng một ngày có 70 lần biến hóa. Như vậy hiển hiện đầu người thân rồng hoặc là đầu người thân rắn, hẳn là lấy hóa thân khác nhau để gặp con người.
Từ những ghi chép trong tư liệu lịch sử, chúng ta phát hiện rằng, từ xa xưa những vị đại Thần này khi xuất sinh đều có dị tượng, hơn nữa là chỉ biết mẹ mà không biết cha. Trong Tứ khố toàn thư, cả “Quảng bác vật chí” và “Cổ kim đồ thư tập thành” đều có ghi chép như vậy: “Hoa Tư giẫm vào vết chân của người khổng lồ mà sinh ra Phục Hy, Nữ Oa cảm thụ sao Dao Quang quán chiếu mặt trời mà sinh ra Chuyên Húc. Có thể thấy rằng, phương thức Thần tới thế gian cũng không phải là con người ở chiều không gian này có thể hiểu được.
Trong giai đoạn lịch sử này, là thời kỳ nhân – Thần cùng tồn tại. Các nơi trên thế giới cũng đều đời đời truyền lại truyền thuyết thần thoại Thần dùng bùn đất tạo ra con người. Trong “Kinh Thánh”, Thượng Đế dùng bùn đất tạo ra con người; Trong thần thoại Hy Lạp, Prometheus lấy bùn đất tạo ra con người; các vùng Châu Nam Mĩ cũng nói rằng Thần tạo ra con người. Các vị Thần khác nhau đều phỏng theo dáng vẻ của mình để tạo ra các chủng người với màu da khác biệt. Đồng thời họ đã dạy cho con người kỹ năng sinh tồn và duy trì tín niệm kính Thần tự nhiên thuần khiết.
Sự trùng hợp giữ hình vẽ Phục Hy Nữ Oa và DNA cho thấy điều gì?
Từ câu chuyện Nữ Oa dùng bùn đất tạo ra con người, chúng cũng có thể hiểu được sự tương đồng kinh ngạc giữa hình vẽ Phục Hy Nữ Oa và kết cấu DNA, điều này phù hợp với giả thuyết rằng các vị Thần đã tạo ra con người dựa theo gen của mình.
Hình ảnh Phục Hy và Nữ Oa mà chúng ta nhìn thấy, về thủ pháp, đa số đều là lối vẽ tỉ mỉ màu đậm. Thân trên của Phục Hy và Nữ Oa ôm lấy nhau, áo lấy đỏ màu làm màu sắc chủ đạo, ống tay áo bồng bềnh. Thân dưới mình rồng hoặc đuôi rắn giao nhau, có viền đỏ và đen, bên trong tô màu trắng. Tay trái Phục Hy cầm cái củ (cái khuôn vuông), tay phải Nữ Oa cầm cái quy (cái khuôn tròn), biểu thị tuân thủ quy củ, tuân thủ theo quy tắc khuôn phép, hơn nữa còn là phép ẩn dụ cho các phép tắc của vũ trụ tự nhiên.
Hơn nữa, trong hầu hết các phiên bản của các bức tranh Phục Hy và Nữ Oa, xung quanh hình tượng đều có các đường chấm tròn, tức là sao trời vờn quanh. Một số là mặt trời ở trên và mặt trăng ở dưới đuôi, cả hai đều ngụ ý rằng sinh mệnh bắt nguồn từ đại thiên trong vũ trụ. Như vậy cổ nhân tu Đạo thành Tiên, cũng chính bởi vì họ thông hiểu chân lý sinh mệnh trường sinh, khiến cho nhục thân có thể thoát thai hoán cốt, phản bổn quy chân, cho nên vĩnh sinh bất diệt.
Sợi kép DNA chứa mã trình tự của toàn bộ cuộc đời con người, phải chăng đây cũng là sợi dây rốn xoắn ốc mà loài người quay trở về với nguồn gốc của vũ trụ ban sơ, cũng thể hiện ra cho hậu nhân dưới dạng DNA?
Vũ trụ chúng ta đang sinh tồn
Trong số những bức tranh về Phục Hy và Nữ Oa mà hiện nay khai quật được, còn có cả Phục Hy một tay nắm mặt trời, một tay cầm cái củ, Nữ Oa thì một tay nắm mặt trăng, một tay cầm cái quy. Đồng thời, từ mặt cắt của sơ đồ cấu trúc DNA, chúng ta có thể phát hiện hình ảnh âm dương giống với Thái Cực đồ.
Suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy rằng, những gì thần thoại muốn nói với chúng ta không chỉ là nguồn gốc của nhân loại, mà còn là một phép ẩn dụ về nguồn gốc của vũ trụ. Dưới kính viễn vọng, chúng ta có thể nhìn thấy rìa của Dải Ngân hà dưới dạng một đĩa quay. Nếu như Bàn Cổ khai thiên tịch địa chính là tiểu vũ trụ của hệ Ngân Hà, Phục Hy tạo ra Bát quái chính là Thái Dương Hệ, tiếp đến Nữ Oa hạ thế tạo người vá trời, phải chăng đều nằm trong phạm vi vũ trụ này? Đây đều là chuỗi an bài để rèn luyện và truyền thừa văn hóa Thần truyền?
Đồng thời trong “Hoài Nam Tử – Lãm minh” viết rằng: Phục Hy, Nữ Oa không thiết lập pháp độ, mà lấy chí đức lưu lại cho đời sau. Đức chính là Đại Đạo thông với Trời, là “Đạo pháp tự nhiên”. Hàng trăm ngàn năm qua, con người luôn hướng tới và quen thuộc với việc ngắm nhìn bầu trời, thăm dò vũ trụ, từ nơi sâu xa phải chăng chính là cảm giác nhớ về nguồn cội. Cổ nhân nói, “tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, tại nhân thành vận”. Vạn vật dù sinh trên mặt đất, nhưng vạn vật sinh trưởng lại dựa vào Thượng Thiên.
Khái niệm “Thiên nhân hợp nhất” là cốt lõi của văn hóa phương Đông xuyên suốt hàng nghìn năm nay. Nó nằm ngoài lĩnh vực quan trắc của các công cụ khoa học hiện có, là trực tiếp tương thông, cộng hưởng cùng với vũ trụ. Phục Hy chế tạo đàn cầm đàn sắt, Nữ Oa chế tạo sênh hoàng, Thiên âm và hài âm luật, là tần số rung động bản nguyên thuần thiện của vũ trụ, có thể tịnh hóa tâm, quay về với thiên chân, giống như những mã hóa âm thanh diệu kỳ mà Thần truyền lại để giáo hóa con người.
Chuyện Thần thoại xưa đang nói cho chúng ta biết điều gì?
Về ý tưởng Phục Hy và Nữ Oa tay nâng nhật nguyệt, sao trời vờn quanh, trong “Thông quái nghiệm” ghi chép rằng: “Càn khôn tốn cấn, tức là bốn chiều”. Như vậy chúng Thần từ không gian chiều cao, tạo ra nhân loại ở không gian chiều thấp, vì vậy nhân loại đương nhiên sẽ không cách nào nhìn thấy, lý giải được không gian của Thần.
Trong “Hoài Nam Tử – Địa hình huấn” ghi chép: “Kiến Mộc tại đô quảng, là chỗ lên xuống của chúng đế”. Trong “Sơn Hải kinh” viết: “Có một loại gỗ tên là Kiến Mộc, Thái Hạo dựa vào đó mà qua lại”. Kiến Mộc này, là chúng thần dùng để làm thang lên trời, “Thái Hạo viên quá”, là nói Phục Hy có thể đóng thang trời Kiến Mộc, lui tới qua lại giữa trời và người. Thái Hạo, chính là Phục Hy.
Theo “Quốc ngữ – Sở ngữ” có một đoạn viết rằng: “Thời cổ người dân và Thần không tạp lẫn, vạn vật có thứ tự. Vào thời kỳ thượng cổ nhân thần cùng tồn tại, người và Thần là có thể tương hỗ vãng lai. Về sau Cửu Lê làm loạn tạo thành “Cửu Lê loạn đức”, người dân coi thường tế tự, tai hoạ cũng vì vậy mà kéo đến. Dù cho Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu và đắc thắng, nhưng bản chất ô nhiễm của con người đã hình thành, nhân loại bắt đầu xuất hiện “dân Thần lộn xộn”, “nhà nhà đều tự cúng tế, thụ hưởng cúng tế vô độ”, đồng thời khinh nhờn sự tồn tại của Thần… Thậm chí có một số Thần xuống đến nhân gian cũng tiếp nhận sự ô nhiễm của con người mà trở nên không đủ sạch sẽ, khiến dân – Thần lộn xộn, không gì sánh được.
Đến thời Chuyên Húc đế, đoạn tuyệt dân và Thiên Thần tương thông, kịp thời cấm chỉ người vô tri khinh nhờn Thần minh, đồng thời cũng ngăn cản Thần tiếp nhận ô nhiễm của con người, khiến cho “dân và Thần không thể xâm phạm lẫn nhau, trời đất phân chia tách nhau ra, người và Thân không nhiễu loạn”. Người và Thần cũng từ đây ngăn cách, là “tuyệt địa trời thông”.
Sau đó, đạo đức con người dần dần trượt dốc, năng lực và Thần tính cũng dần dần đánh mất, cuối cùng trở thành nhân loại như ngày hôm nay. Bây giờ, “Đại Đạo” đã bị con người coi là “thường Đạo”, chính như Lão Tử giảng: “Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ”. Ý rằng: Mất Đạo rồi mới có Đức, mất Đức rồi mới có Nhân, mất Nhân rồi mới có Nghĩa, mất Nghĩa rồi mới có Lễ. Vì vậy, ranh giới cuối cùng và thấp nhất gắn liền với truyền thống là Lễ, nhưng cho đến ngày nay nhân loại cũng đều đã rơi vào nguy cơ đánh mất hầu như không còn lại gì.
Ngày nay, thông qua sự phát triển và nghiên cứu không ngừng của di truyền học hiện đại, con người đã dần phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều dữ liệu khoa học trùng khớp với thần thoại. Những điều mà chúng ta cho rằng đó là thời kỳ thượng cổ điều kiện sống thô sơ, nhưng lại là sớm ẩn chứa văn hóa Thần truyền bác đại tinh thâm, thông thiên địa nhân thần, kinh thiên vĩ địa. Những văn hóa truyền thống này giúp cho nhân loại không đến mức trượt quá xa, cho nên một ngày nào đó lại có thể nhận biết và nghe hiểu phúc âm và sự dạy bảo của Thần.
Kỳ thực, từ xưa đến nay, các Thánh nhân ở cả phương Đông và phương Tây đều lưu lại cho hậu nhân một câu, đó chính là: Có một ngày, Thần sẽ quay trở lại. Cho nên mấy ngàn năm nay con người vẫn trông mong chờ đợi. Bây giờ, trong thời kỳ cuối cùng quỷ mị loạn thế, lại xuất hiện nhân thần cùng tồn tại. Thần lại hạ thế, cũng lấy ảnh hình dáng con người để gặp con người, dẫn thế nhân thời mạt kiếp quay trở về với truyền thống, quay trở lại với con đường có thể thông đến Thiên đường. Hy vọng rằng tôi và bạn đều sẽ nhận ra!
Để giải khai thêm về nguồn gốc chân thật của con người, mời bạn đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” được Nhà Sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí công bố đến thế nhân vào ngày đầu năm mới 2023. Bài viết sau khi công bố đã làm kinh động đến giới tinh hoa và khoa học trên thế giới. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nhân loại chúng ta chưa từng có một bài viết nào giải khai rõ ràng về nguồn gốc vũ trụ, tam giới và nhân loại như bài viết này. Bài viết chứa nhiều thiên cơ “Vì sao có nhân loại” còn mở ra một con đường giải thoát cho con người trước những thiên tai, nhân họa, đại nạn đã và đang đến.
Mời bạn đọc bài viết tại đây:
Theo Mục San – Sound of Hope
Bản dịch NTDVN
Xem thêm:
Đi tìm lời giải cho vấn đề cuối cùng của nhân loại: Sự trường sinh
5 khảo sát khoa học chứng minh thần tích của khí công tu luyện
Pháp Luân Công được đưa vào trường học và các hoạt động cộng đồng khắp thế giới
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực