spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

4 ân nghĩa một đời người cần khắc cốt ghi tâm

Con người có tình, sống trong ân nghĩa, vậy nên tình và nghĩa cấu thành nên nhân cách của con người. Một người sống có tình có nghĩa luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của người khác. Trong cuộc sống, có 4 ân nghĩa lớn cần “khác cốt ghi tâm”.

Ân – Nghĩa là gì?

Trong chữ Hán, chữ Ân 恩 gồm chữ Nhân 因 và chữ Tâm 心, nghĩa là: Cái nhân tốt ở trong tâm, tức trong lòng (Tâm) ghi nhớ và cảm kích trước hành động (Nhân) giúp đỡ của người khác.

Trong chữ Hán, chữ Nghĩa 義 gồm chữ Dương 羊 và chữ Ngã 我, nghĩa là: chữ Dương nghĩa là con dế tế Thần, tức sự hy sinh, hiến dâng; chữ Ngã nghĩa là tôi, thế nên chữ Nghĩa có nghĩa là hy sinh cái tôi, hy sinh, hiến dâng bản thân vì người khác.

Ân Nghĩa là ghi nhớ việc người khác làm cho mình, giúp mình khi khó khăn, trong cuộc sống luôn làm điều tốt cho người khác. Ai ai cũng đối với nhau bằng ân nghĩa cuộc sống sẽ trở nên ấm áp, bình an.

Theo đó, trong cuộc sống mọi người đối tốt với nhau sẽ tồn tại rất nhiều loại ân nghĩa, tuy nhiên, có 4 loại ân nghĩa mà chúng ta nên khắc ghi và báo đáp:

1. Ân sinh thành

Trong đời người, ân sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ lớn hơn hết thảy và cũng không có cách nào báo đáp được trọn vẹn. Người con có hiếu thảo với cha mẹ là đối tốt với cha mẹ, không để cha mẹ phiền lòng về con cái, để họ cảm thấy hãnh diện, an vui hưởng tuổi già. Cha mẹ là hai ân nhân lớn, cho nên vinh danh, cung kính, phụng dưỡng là điều chính đáng, là trách nhiệm không thể trốn tránh, là đạo làm người tối quan trọng trong cuộc đời con người.

Bài thơ ca ngợi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vang mãi trong tâm trí mỗi người:

“Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con”.

2. Ân nghĩa vợ chồng

Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”, ý là những người ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối nhân duyên sâu đậm.

Giữa vợ chồng với nhau không chỉ có ‘Nghĩa’, mà còn là một chữ ‘Ân’. Từ ngàn năm nay, có được bao đôi vợ chồng được như câu “phu xướng phụ tùy”, đồng cam cộng khổ, mãi mãi không xa lìa. Trong văn hóa truyền thống, vợ chồng không chỉ nên “tương kính như tân” (kính nhau như khách), mà còn phải biết ơn nhau, bởi vậy người xưa mới nói “ân ái phu thê” (ân nghĩa và tình nghĩa của vợ chồng).

Người xưa cũng nói: “Thân, không ai thân bằng anh em, gần, không ai gần bằng vợ chồng”.

Người xưa coi trọng ân nghĩa vợ chồng, vì vậy không nên bạc đãi với người vợ đã đồng cam cộng khổ với mình từ thuở hàn vi, nên cùng nhau đi đến đầu bạc răng long, trăm năm hảo hợp.

ntdvn vo chong thu hoach trai cay
Giữa vợ chồng với nhau không chỉ có ‘Nghĩa’, mà còn là một chữ ‘Ân’. (Ảnh pixabay)

3. Ân nghĩa thầy – trò

Tôn sư trọng Đạo là mỹ đức truyền thống của nhiều dân tộc ở phương Đông. Người Việt thường nói “Một ngày làm thầy cả đời làm cha”.

“Người Thầy” là người truyền thụ luân lý đạo đức, tri thức, giá trị quan niệm, dạy cho con người quy phạm hành vi trong đối nhân xử thế, và cũng là biểu tượng của đạo đức. Cũng bởi vậy, cổ nhân mới có câu “Một ngày làm thầy cả đời làm cha”, rất chú trọng tu dưỡng phẩm hạnh, học đức hạnh của thầy, tạ ân nghĩa của thầy.

Nhạc Phi, anh hùng chống quân Kim của nhà Tống, từng nói: “Thầy dạy ta đạo nghĩa đối nhân xử thế, đạo lý tinh trung báo quốc, còn đem tuyệt kỹ bắn cung cùng võ nghệ cả đời đều truyền lại cho ta. Ơn thầy lớn như trời, như biển, cả đời cũng không được phép quên”.

Cổ nhân có câu “Tam giáo Thánh nhân, ai không có thầy; thiên cổ đế vương, ai không có thầy”; ý nói kể cả những bậc Thánh nhân trong tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), hay các đế vương tài đức, cũng đều phải có thầy. Người bất kính với thầy là người vong ân bội nghĩa, sao có thể thành đạo?

Từ xưa tới nay, các vị Thánh hiền đều lấy mình là gương, rất mực khiêm tốn. Họ tôn sư trọng đạo khiến hậu thế noi gương làm theo.

4. Ân tương trợ, giúp đỡ

Sống trên đời chớ quên ơn đức của người đã giúp bạn khi khó khăn, cấp bách. Hãy ghi nhớ, ai là người giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó khăn, lo lắng. Bây giờ bạn là một người giàu sang, phú quý, có địa vị, hãy nhớ đến những người đã giúp đỡ mình thuở hàn vi, khi cơ nhỡ, khó khăn. Bởi người xưa có câu: “Biết ân là người hiền, đáp ân là người tốt”.

Ví như, tiền không phải ai cũng dư giả, ai sẽ là người không ngần ngại cho bạn mượn tiền khi bạn cần? Người có thể cho bạn mượn tiền: Một là người tin tưởng bạn, hai là người yêu quý bạn. Sự giúp đỡ kịp thời của họ đã giúp bạn giải vây cho mình, vì vậy bạn không được quên ân tình của họ.

Không gặp được người đã giúp mình để báo ân, cách tốt nhất đó là ghi nhớ ân đó và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, giống như ân nhân đã giúp mình.

Mối quan hệ, nhân duyên giữa con người với con người là phức tạp nhất. Ngoài 4 ân nghĩa lớn kể trên còn có những ân nghĩa khác trong cuộc sống mỗi người gặp, bất kỳ ai nhận được sự giúp đỡ tương trợ từ người khác đó cũng là ân nhân của mình. Ví như: Giúp người bị hỏng xe trên đường, người giúp đỡ trong công việc, bạn bè giúp nhau, cho người khác lời khuyên bổ ích khi họ đang mất phương hướng… những việc đó còn được gọi là những việc tử tế.

Theo Nguyện Ước 

Banner 1 1

Xem thêm:

Mất điện thì có nhiều sao trên trời

Cậu bé 8 tuổi mắc chứng tự kỷ đã hạnh phúc trở lại nhờ kết duyên cùng Phật Pháp

Vì sao có câu ‘Có mắt mà không thấy Thái Sơn’?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều