spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Cú lừa ngoạn mục của loài cá xấu nhất hành tinh

Blobfish (hay cá giọt nước) từng được công nhận là loài cá xấu nhất hành tinh. Nhưng sự thật chúng có quá xấu như trong ảnh mà nhiều người được xem rồi không?

Blobfish
Blobfish (hay cá giọt nước) từng được công nhận là loài cá xấu nhất hành tinh

Blobfish có tên khoa học là Psychrolutes marcidus. Chúng có làn da màu trắng sữa hay hồng, nhưng cơ thể lúc nào cũng phồng rộp lên, khuôn mặt “phị” ra, trĩu xuống, trông lúc nào cũng buồn thảm.

Loài cá này lần đầu được tìm thấy tại các vùng biển thuộc New Zealand và Úc, ở độ sâu từ 600 đến 1.200m. Đây cũng là những địa điểm có áp suất cao hơn mặt biển khoảng 118 lần.

Loài cá này còn đặc biệt ở chỗ chúng không hề sở hữu bất kỳ một mô cơ nào. Chúng sống ở nơi ít thức ăn vậy nên blobfish có cách săn mồi có phần… nhàn rỗi.

Blobfish lơ lửng trong nước, chờ đợi con mồi đi qua (thường là cua, nhím biển, động vật có vỏ…) rồi mở miệng nuốt trọn con mồi. Theo các khoa học gia, phương pháp săn mồi này giúp chúng tiết kiệm năng lượng một cách tối đa.

Sinh vật xấu nhất thế giới

Cá giọt nước

Được biết, con cá trong hình mang tên “Ngài Blobby”, được tìm thấy ngoài khơi New Zealand vào năm 2003. Bức hình được chụp bởi nhiếp ảnh gia Kerryn Parkinson trong cùng năm đó, và đến năm 2013 nó được đưa vào cuộc thi bình chọn ra sinh vật xấu nhất thế giới do Tổ chức bảo tồn động vật xấu xí (Ugly Animal Preservation Society) tổ chức.

Và kết quả thì blob fish đã đạt giải, trở thành biểu tượng chuẩn mực của cái xấu kể từ năm 2015.

Cá blobby có xấu như trong ảnh?

Bởi lẽ cần phải biết rằng blobfish là một loài cá sống dưới biển sâu. Chúng tồn tại ở những vùng biển ánh sáng Mặt trời không thể chạm tới, với độ sâu khoảng 600 – 1.200m.

Chúng sẽ chẳng bao giờ mò sang các vùng nước nông hơn, trừ phi con người cố tình kéo chúng lên.

Ở độ sâu ấy, chúng sẽ phải chịu đựng một mức áp suất khổng lồ, thế nên cơ thể cũng phải tiến hóa để thích nghi. Xương của chúng sẽ mềm hơn, đàn hồi tốt hơn, thịt thì mềm và dẻo để không bị áp suất đè nát.

Chúng cũng không có bong bóng cá để kiểm soát độ nổi, vì một cấu trúc như vậy không thể tồn tại dưới mức áp suất đó.

Vì lẽ đó, một con blobfish khi mang lên mặt nước sẽ rất khác so với lúc còn dưới đáy biển. Khi áp suất không còn nữa, cơ thể nó sẽ trương phềnh lên, nhão nhoẹt như những gì chúng ta được chứng kiến.

Còn dưới đáy biển, trông chúng lại hết sức bình thường như bao loài cá khác. Không hề xấu một chút nào, ít nhất là theo tiêu chuẩn của con người.

Đây chính là Blobfish khi ở dưới biển sâu
“Dung mạo” thật sự của blobfish dưới biển sâu

Nghi Vân (Theo Soha)

Banner 1

Xem thêm:

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều