spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

G7 nhất trí áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Sáu (2/11) đã thống nhất áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga nhằm làm suy yếu nỗ lực phát động chiến tranh của Điện Kremlin ở Ukraine. Đáp lại, phía Moscow cho biết động thái này là vô nghĩa, vì họ có kế hoạch tiếp tục tính phí người mua theo giá thông thường hoặc giảm giá.

Sau một loạt các cuộc đàm phán, hôm 2/11, chủ tịch luân phiên của EU, hiện do Cộng hòa Séc nắm giữ, cho biết, “Các đại sứ vừa đạt được thỏa thuận về giới hạn giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga”.

130153 g7 nhat tri thiet lap muc gia co dinh doi voi dau mo cua nga
Cơ sở khai thác dầu ở Izhevsk, gần Ural của Nga (Ảnh. Reuter)

Đại sứ Ba Lan tại EU Andrzej Sados rất hài lòng và đồng ý với mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga. Trước đó, Ba Lan là một trong những quốc gia ủng hộ mức giá trần thấp hơn. Ông Sados cho biết, quyết định này vẫn phải được chính thức thông qua bằng một thủ tục bằng văn bản vào cuối tuần.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas rất hoan nghênh thỏa thuận áp giá trần đối với dầu Nga. Trước đó, bà đặc biệt quan ngại về những tiến bộ quân sự của Nga trên chiến trường Ukraine.

“Tôi hoan nghênh thỏa thuận chính trị của EU về việc ấn định giá trần đối với dầu mỏ của Nga”, bà Kallas cho biết trong một tuyên bố.

“Làm tê liệt doanh thu năng lượng của Nga là cốt lõi của việc ngăn chặn cỗ máy chiến tranh của Nga. Tôi đã đích thân tham gia vào các cuộc đàm phán, vì việc làm cạn kiệt nguồn lực của Nga nhằm phục vụ cho nỗ lực chiến tranh là một vấn đề mang tính sống còn đối với chúng tôi”, bà nói thêm.

Tuần trước, Ủy ban Châu Âu đã khuyến nghị giới hạn giá dầu của Nga ở mức 65 – 70 USD một thùng, nhưng Ba Lan và các nước Baltic, bao gồm cả Estonia, đã phản đối và đề xuất mức giá trần thấp hơn.

Thủ tướng Estonia ước tính rằng, với mỗi USD giới hạn được giảm xuống, Nga sẽ mất 2 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ. Bà Kallas cho biết thậm chí các nước châu Âu còn muốn hạ mức trần giá xuống 30 hoặc 40 USD.

“Không có gì bí mật khi chúng tôi muốn giá thấp hơn. Các chuyên gia của chúng tôi ước tính rằng mức giá từ 30 – 40 USD sẽ gây tổn hại đáng kể cho Nga. Tuy nhiên, đây là sự thỏa hiệp tốt nhất mà chúng tôi có thể đạt được”, Thủ tướng Kallas nói thêm.

Bà Kallas cho biết, bên cạnh việc đồng ý về mức giá trần, thỏa thuận cũng bao gồm các điều khoản để xem xét lại mức trần trong tương lai.

Bà nói thêm rằng, như một phần của thỏa hiệp, EU sẽ xúc tiến “ngay lập tức” với gói trừng phạt thứ 9 chống lại Nga.

Moscow đe dọa trừng phạt các quốc gia ủng hộ việc áp giá trần

Một ngày trước đó, trong khi các đại diện EU đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng, Điện Kremlin tuyên bố họ sẽ bỏ qua mọi giới hạn giá cuối cùng và đàm phán giá cả trực tiếp với khách hàng.

“Chúng tôi không quan tâm đến giới hạn giá. Chúng tôi sẽ đàm phán trực tiếp với các đối tác của mình. Các đối tác của chúng tôi sẽ bỏ qua những giới hạn này và sẽ không đưa ra sự đảm bảo nào đối với những người áp đặt giới hạn như vậy một cách bất hợp pháp”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 1/12, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.

Ông Lavrov cũng nhắc lại quan điểm của Điện Kremlin rằng, các công ty năng lượng Nga sẽ không cung cấp dầu cho bất kỳ quốc gia nào ủng hộ việc áp giá trần, nói rằng Nga “sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia đi theo sự dẫn dắt của các nhà độc tài”.

Việc áp đặt giới hạn giá dầu của Nga cũng vấp phải nhiều chỉ trích.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ CNBC vào tháng 11, cựu Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin nói rằng, việc áp giá trần dầu của Nga “không những không khả thi mà còn là ý tưởng nực cười nhất mà tôi từng nghe”.

Ông Simone Tagliapietra, một chuyên gia về chính sách năng lượng tại tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, nói rằng mức giá trần 60 USD/thùng “gần như sẽ không được Nga chú ý” vì nó cũng gần với ngưỡng giá dầu mà Nga hiện đang bán.

Ông Tagliapietra cho biết: “Thoạt nhìn thì mức giá trần này không phải là một mức thỏa đáng, nhưng nó sẽ ngăn Điện Kremlin tạo ra lợi nhuận lớn hơn nếu giá dầu đột ngột tăng vọt”.

Nếu các giao thức bằng văn bản cuối cùng được phê duyệt vào cuối tuần, việc giới hạn giá dầu Nga sẽ có hiệu lực vào đầu tuần tới. Song song với đó, EU cũng sẽ “tẩy chay” hầu hết dầu thô của Nga.

Việc giới hạn giá trần nhằm mục đích kiềm chế chi phí giá năng lượng tăng cao, do đó làm giảm áp lực lạm phát đáng lo ngại. Nhưng có thể thấy rằng quyết định của EU về việc hạn chế giá dầu của Nga sẽ khiến các phản ứng nhân đạo đối với các cuộc khủng hoảng do chiến tranh gây ra trở nên khó khăn hơn, đặc biệt nếu cộng đồng quốc tế không cân nhắc kỹ lưỡng những tác động bất lợi của việc hạn chế giá dầu đối với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi quyết định này.

Nguồn The Epoch Times

Bản dịch từ NTDVN

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều