spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Lễ Giáng Sinh có phải chỉ để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su?

Trong 33 năm ở thế gian, Chúa Giê-su đã thực hiện nhiều phép lạ. Vào cuối đời, Ngài bị Judas phản bội, bị tra tấn và sỉ nhục, và cuối cùng bị đóng đinh trên thập tự giá. Có người còn chế giễu Ngài và nói: “Ông có năng lực như vậy, tại sao ông vẫn bị đóng đinh vào thập tự giá?”

Tại sao nói Lễ Giáng Sinh không phải là ngày sinh của Đức Chúa Giêsu?
Ảnh NTDVN

Vào ngày 25 tháng 12, 2000 năm trước, chúa Giê-su đã hạ sinh làm người. Tại sao Chúa phải được sinh ra trong cơ thể con người? Mục đích của Chúa đến thế gian là gì? Tên của Chúa Giê-su có nghĩa là gì?

Giê-su là phiên âm của Jesus trong tiếng Latinh. “Tân Ước” nói rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời, giáng sinh xuống thế gian để cứu rỗi thế nhân. Vì vậy, tên “Jesus” có nghĩa là “Thượng Đế cứu rỗi” thế nhân.

Tại sao Thượng Đế muốn cứu rỗi thế nhân?

Trong Kinh Thánh nói rằng: “Con người thế gian đều đã phạm tội, đã đánh mất vinh hiển Đức Chúa Trời ban cho. Tội lỗi khiến con người rời bỏ cội nguồn của sinh mệnh và Chúa tể của vạn vật trong vũ trụ. Tội lỗi khiến con người đánh mất công nghĩa và nhân ái, trở nên tự tư, kiêu ngạo, tham lam và độc ác.

Tội phá hoại mối quan hệ hòa hợp giữa con người với Thượng đế, giữa con người với con người, khiến con người sống trong đau đớn bất lực. Tội lỗi khiến con người phải đối mặt với hình phạt vĩnh viễn và nỗi đau trong tương lai. Mọi người đều sẽ chết, sau khi chết còn có thẩm phán.”

Chính là Thượng đế đã phái Chúa Giê-su giáng sinh xuống thế gian để khuyên bảo thế nhân rời xa tội ác, để cứu vớt thế nhân.

ntdvn sermononthemountcropped
Thượng đế đã phái Chúa Giê-su giáng sinh xuống thế gian để khuyên bảo thế nhân rời xa tội ác, để cứu vớt thế nhân. (Ảnh: Miền công cộng)

Trong 33 năm ở thế gian, Chúa Giê-su đã thực hiện nhiều phép lạ. Vào cuối đời, Ngài bị Judas phản bội, bị tra tấn và sỉ nhục, và cuối cùng bị đóng đinh trên thập tự giá. Có người còn chế giễu Ngài và nói: “Ông có năng lực như vậy, tại sao ông vẫn bị đóng đinh vào thập tự giá?”

Chúa Giê-su nói: “Lạy Cha, con xin được giao phó linh hồn con trong tay Cha”, rồi tắt thở. Ba ngày sau, Chúa Giê-su phục sinh và đến gặp các môn đồ, chứng thực Thần tích, để cho cho các môn đồ thêm kiên định tín niệm. Đây là nguồn gốc của lễ Phục sinh ngày nay.

Tại sao Chúa Giê-su phục sinh chứ không thoát khỏi thập tự giá? Những người đã chế giễu Ngài không biết, và cũng không thể biết!

Chúa Giê-su hạ thế để dạy con người hướng thiện, ngăn chặn sự trượt dốc của lương tâm đạo đức. Vì sao lại có tội được? Ngài vì gánh chịu tội nghiệp cho con người, mới phải chịu cực hình như thế.

Sau khi Chúa Giê-su phục sinh, các tín đồ càng thêm tín tâm, những kẻ cầm quyền thì hoảng sợ, sau đó, các tín đồ Cơ Đốc bị bức hại hơn 300 năm. Trong hơn 300 năm đó, nhiều Cơ đốc nhân sùng đạo đã bị lột trần, ném cho sư tử đói, có người thì bị lửa thiêu mà chết… những kẻ cầm quyền đã làm thế để tuyệt diệt niềm hy vọng của người theo đạo Cơ đốc. Nhưng họ không những không đàn áp được các chính tín của các tín đồ, mà trái lại ngày Chúa Giê-su đản sinh còn trở thành kỳ lễ lớn nhất của các quốc gia phương Tây.

Hơn 2000 năm đã trôi qua, đạo đức của nhân loại đã tụt dốc tồi tệ hơn gấp nhiều lần so với khi Chúa Giê-su hạ thế và làm phép lạ! Ngày nay, ở khắp nơi trên thế giới, Đức mẹ Maria đang khóc, Quán Thế Âm Bồ tát cũng rơi lệ, chảy ra nước mắt máu,… nhưng có mấy ai biết tại sao Đức Mẹ lại rơi nước mắt máu? Có bao nhiêu người tin rằng loài người sắp phải đối diện với kiếp nạn lớn chưa từng có.

ntdvn tucc9bocc9bcca3ng ducc9bc mecca3 docc82ng trinh occ9bcc89 y khoc ra mau giucc9bcc83a dacca3i dicca3ch covid 19
Tượng Đức mẹ đồng trinh ở Ý rơi nước mắt máu. (Ảnh: T/h)

Ngày nay, nhiều người vào giáo đường nhưng không tin vào Chúa, nghe theo lời dạy của Chúa, mà họ đi nhà thờ để tham gia vào các mối quan hệ, đến giáo đường đã trở thành một hành vi được gọi là văn minh. Giáng sinh từ lâu đã trở thành thời gian đại giảm giá, tiệc tùng và nghỉ ngơi.

Khi Chúa Giê-su giáng sinh làm người, Ngài được sinh ra trong một chuồng gia súc, có các Thiên sứ báo tin vui.“Họ vui mừng khôn xiết khi nhìn thấy ngôi sao, vào nhà thấy đứa trẻ và mẹ Maria, họ sấp mình xuống, thờ lạy đứa trẻ, mở hòm châu báu và dâng cho Ngài vàng, nhũ hương và một dược.”

Chúa Giê-su nói rằng Ngài sẽ trở lại lần nữa. Hơn 2000 năm sau, tức ngày nay khi Ngài lần nữa giáng sinh, các Thiên thần sẽ không còn báo tin nữa, vì lòng người chẳng còn tin vào Thần nữa.

Cả phương Đông và phương Tây đều có những lời tiên tri rằng Sáng Thế Chủ sẽ không để thế giới đi đến diệt vong, sẽ có thêm nhiều Thần Phật hạ thế để giúp Sáng Thế Chủ cứu vớt nhân loại.

Các vị Thần giáng sinh làm người, dùng hình tượng con người để cảnh tỉnh con người, nhìn bên ngoài không có gì khác biệt với người khác, điều khác biệt duy nhất là họ dùng các chủng các loại phương thức để truyền đạt ý chỉ của Thần, lấy việc “cứu người” làm điều quan trọng nhất.

acc89nh qua minghui org
Qua mỗi tầng trời, đều có những vị thần nguyện ý đi theo Sáng Thế Chủ đến nơi Trái Đất hiểm ác để trợ giúp Ngài thức tỉnh những linh hồn lầm lạc. (Tranh qua Minghui.org)

Ngày 25 tháng 12 là ngày Chúa Giê-su giáng sinh. Nhưng ‘Giáng Sinh’ không chỉ để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Hài Đồng! Không chỉ thế, mà còn là cảm ân Thần từ xưa tới nay chưa bao giờ từ bỏ con người. Nhất là trong thế giới thập ác ngày nay, Sáng Thế Chủ lại phái rất nhiều vị Thần hạ thế dùng lời nói của con người để giảng Phật Pháp, cứu vớt những người còn hy vọng, những người còn gìn giữ đạo lý làm người và những người vẫn tin vào Thần trong thời mạt thế, có một cuộc sống mới và tiến nhập vào vũ trụ mới! Giáng Sinh nên là một ngày lễ để tất cả chúng sinh cảm ân Sáng Thế Chủ từ bi khổ độ.

Bối cảnh:

Kinh Thánh giảng rằng, trong thành Na-da-rét, xứ Ga-li-lê có một trinh nữ Maria đã đính hôn với người thợ mộc trẻ Giô-sép.

Một ngày nọ, thiên sứ Gabriel được Thiên Chúa sai đến nhà Maria và nói với bà: “Maria, bà đừng sợ, bà đã được Thượng Đế ban ân, bà sẽ thụ thai và sinh ra một đứa trẻ, và bà sẽ đặt tên là Giê-su.” “Ngài sẽ trở thành một nhân vật có một không hai, Ngài sẽ được gọi là con của Thượng Đế, Ngài sẽ kế thừa ngai vàng của Đa-vít, vương quyền của Ngài là vô tận.”

Giô-sép là người đàng hoàng, khi nghe tin hôn thê mang thai, ông cũng không hề sỉ nhục nàng, cũng không muốn nói chuyện đó để làm nàng xấu hổ mà chỉ lặng lẽ nghĩ chuyện chia tay nàng. Trong khi ông đang suy nghĩ vấn đề này, một Thiên sứ của Thiên Chúa xuất hiện trong giấc mơ của ông và nói với ông: “Đứa con trong bụng Maria được đến từ Chúa Thánh Thần. Maria sẽ sinh ra một bé trai, các ngươi hãy đặt tên cho đứa trẻ là Giê-su, bởi vì Ngài sẽ cứu vớt con người khỏi tội lỗi.” Sau khi tỉnh dậy, Giô-sép hiểu rằng đây là ý chỉ của Thượng đế nên đã làm theo. Lúc bấy giờ, vua Herod đang cầm quyền, ra lệnh cho toàn dân làm thủ tục hộ khẩu, mọi người phải trở về nơi sinh của mình. Giô-sép thuộc dòng họ Đa-vít nên đã đưa Maria đang mang thai từ Na-da-rét đến Bết-lê-hem.

Khi đến Bết-lê-hem thì trời đã muộn, tất cả các nhà trọ đều đã kín chỗ, họ phải trú trong chuồng gia súc. Đêm đó, Maria chuyển dạ, và trong tiếng khóc vỡ òa, một bé trai đã được sinh ra – đó chính là Chúa Giê-su. Nhưng không có chỗ nào sạch sẽ trong chuồng nên Giô-sép và Maria phải bọc kỹ đứa con của mình lại và đặt cẩn thận trong chuồng gia súc.

Để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, các thế hệ sau này đã đặt ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng sinh. Kể từ khi “Kinh Thánh” ghi lại rằng Chúa Giê-su được sinh ra vào ban đêm, đêm 24 tháng 12 theo truyền thống được gọi là Đêm Giáng sinh.

Theo SOH

Lam Sơn (NTDVN) biên dịch

Banner 1 1

Xem thêm:

“Lời tiên tri Thoth” của Ai Cập cổ đại: Sáng Thế Chủ sẽ cứu thế giới thời mạt hậu

Lễ Giáng sinh: ngày 24 và 25 có khác nhau không?

Ý kiến Chuyên gia: Hoàng tử Andrew trông “ma ám” trong dịp Giáng sinh

Tinh thần của Giáng Sinh đã không còn nguyên vẹn

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều