spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Đài loan tranh cãi về vụ phóng vệ tinh của Trung Quốc trước cuộc bầu cử

Sự kiện Trung Quốc phóng một vệ tinh bay qua không phận phía nam của Đài Loan vào ngày 9/1, dẫn đến Đài Loan đưa ra cảnh báo sai lầm về một cuộc không kích, đã gây ra một cơn bão chính trị trên hòn đảo này hôm thứ Tư về động cơ của Trung Quốc, khi chỉ còn vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan.

Văn phòng tổng thống Đài Loan cho biết họ không coi việc phóng vệ tinh có tên lửa đẩy của Trung Quốc bay qua Đài Loan là một nỗ lực nhằm can thiệp trước cuộc bầu cử, nhưng đảng đối lập chính đã đặt câu hỏi tại sao cảnh báo lại được đưa ra.

Đài loan tranh cãi về vụ phóng vệ tinh của Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử
Đài Loan đã phát cảnh báo về việc Trung Quốc phóng vệ tinh bay qua phía nam đảo Đài Loan vào ngày 9/1. Ảnh minh họa: NIKKEI ASIA

Theo Hãng tin Reuters, cảnh báo ngắn từ Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã được gửi sau 15h chiều thứ Tư (9/1) tới người dùng điện thoại di động trên khắp hòn đảo, đề cập tới việc một vệ tinh Trung Quốc bay qua không phận phía nam Đài Loan, nhưng không có thêm thông tin chi tiết.

Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) đang tổ chức họp báo trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 13/1.

Cùng ngày, Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đã phóng “một vệ tinh thiên văn mới” có tên Einstein từ tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc.

Trước đó Trung Quốc không công bố kế hoạch phóng vệ tinh này.

Bộ Quốc phòng Đài Loan sau đó đã đưa ra lời xin lỗi công chúng vì bản dịch Anh ngữ bị lỗi và giải thích rõ rằng Trung Quốc phóng tên lửa chở theo vệ tinh chứ không phải tên lửa quân sự.

GettyImages 1911029106 1536x1024 1
Một màn hình báo động với phần biên dịch lầm sang Anh ngữ là Trung Quốc bắn tên lửa hôm 9/1 tại Đài Loan. Ảnh: SAM YEH/AFP/Getty Images

Văn phòng tổng thống Đài Loan đã trả lời các câu hỏi về vấn đề liệu họ có coi việc phóng vệ tinh của Trung Quốc là can thiệp vào cuộc bầu cử hay không, và cho biết họ không nghĩ hành động này có động cơ chính trị.

Khi vụ phóng tên lửa gây ra báo động không kích sai lầm, Đài Loan – nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình trước sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Đài Bắc – đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử, thông qua các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế hay các hình thức khác. Trong khi Trung Quốc gọi những cáo buộc đó là “thủ đoạn bẩn thỉu”.

Ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Lại Thanh Đức ủng hộ việc Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố biểu đồ cho thấy đường bay của vệ tinh đi qua miền nam Đài Loan.

“Thông tin này xuất phát từ quyền được biết của người dân và nhằm không để dư luận hiểu lầm. Đồng thời, nếu phát hiện được mảnh vỡ tên lửa nào thì có thể giao cho cơ quan chức năng liên quan. Đây là việc nên làm” – ông nói trong chiến dịch tranh cử hôm thứ Tư.

Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho biết trong một văn bản trả lời Reuters hôm thứ Tư rằng – việc phóng vệ tinh là một sự sắp xếp thường kỳ hàng năm và “không liên quan gì đến cuộc bầu cử ở Đài Loan”.

Trung Quốc đã thực hiện hai vụ phóng vệ tinh vào những ngày liên tiếp vào đầu tháng 12 từ một địa điểm phóng ở Nội Mông. Cả hai đều không bay qua Đài Loan hoặc gây ra cảnh báo nào.

BN 2 jpeg 1

Đảng đối lập tức giận

Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp đang nói chuyện với các phóng viên nước ngoài thì cảnh báo chói tai vang lên trên điện thoại trong phòng với dòng chữ “phóng vệ tinh của Trung Quốc” bằng tiếng Trung và “tên lửa” bằng tiếng Anh.

Ông đã mô tả vụ phóng vệ tinh này là một phần trong việc quấy rối của Trung Quốc, giống như những trường hợp khinh khí cầu Trung Quốc được phát hiện trên hòn đảo gần đây.

Đảng đối lập lớn nhất Đài Loan – Quốc dân đảng (KMT) đã chỉ trích chính phủ, và nói rằng cảnh báo được đưa ra về vụ phóng vệ tinh “không nên trở thành một công cụ của cuộc bầu cử”.

Chủ tịch KMT Chu Lập Luân (Eric Chu) nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng – mọi người lo ngại nhất về việc liệu cảnh báo có đúng là bị gửi nhầm không hay những người gửi nó có thể có mục đích cụ thể nào đó khác .

Ông nói: “Điều này giống như cách Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) gần đây mô tả mọi thứ là sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc. Đây là một động thái mới khác của cái gọi là sự can thiệp bầu cử của Trung Quốc”.

Vincent Chao, người phát ngôn của Phó Tổng thống và là ứng cử viên tổng thống của đảng DPP cầm quyền Lại Thanh Đức – cho rằng cảnh báo này là rất quan trọng để giúp người dân được cập nhật thông tin và yên tâm.

Ông Chao nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư: “Một xã hội dân chủ và tự do cần có một bộ quốc phòng công khai và minh bạch”. “Các vấn đề quốc gia của chúng ta, đặc biệt là an ninh quốc gia, không nên trở thành một công cụ chính trị.”

Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng cho biết trong một tuyên bố rằng – việc đưa ra cảnh báo là dựa trên những cân nhắc về an ninh quốc gia và “hoàn toàn không có sự can thiệp chính trị” liên quan nào.

Tuy nhiên, họ nói thêm rằng mặc dù tuân thủ tính trung lập, nhưng hệ thống nhắn tin cảnh báo bằng tiếng Anh sẽ được các đơn vị liên quan xem xét và sửa đổi toàn diện.

Theo Reuters- Một nguồn tin an ninh Đài Loan giấu tên quen thuộc với vấn đề này cho biết Trung Quốc thường xuyên phóng các vệ tinh bay gần nhưng không đi qua Đài Loan, do đó không cần đưa ra cảnh báo vì các mảnh vỡ rơi xuống không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Nguồn tin cho biết thêm: “Lộ trình bay của vệ tinh này khác với dự đoán ban đầu và lộ trình thực tế của nó đã bay qua chúng tôi. Vì lo sợ có thứ gì đó sẽ rơi xuống nên cảnh báo đã được đưa ra”.

Bộ Quốc phòng Đài Loan trước đó cho biết các mảnh vỡ tên lửa chỉ rơi xuống Trung Quốc nhưng tên lửa đã có đường bay “bất thường”.

Cựu Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết của Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP), người cũng đang tranh cử tổng thống, đã viết trên trang Facebook của mình rằng nỗi sợ hãi lớn nhất trong quan hệ hai bờ eo biển là một cuộc xung đột có thể vô tình bùng phát.

“Sự hiểu lầm lần này cho thấy hai bên đang thiếu cơ chế đối thoại cơ bản nhất, và điều này có thể dẫn đến những nhận định không chính xác vào những thời điểm quan trọng và bùng nổ khủng hoảng” – ông Kha viết.

Cả TPP và Quốc Dân Đảng đều cam kết sẽ bắt đầu đối thoại trở lại với Trung Quốc nếu giành được chức tổng thống Đài Loan.

Hoàng Dung (t/h)

Theo Reuters

Xem Thêm:

Câu hỏi gây sốc: Khối tài sản khổng lồ dân Trung Quốc tạo ra trong 30 năm qua đã đi đâu?

Những kẻ bịt mặt vũ trang xông vào đài truyền hình, Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều