Theo truyền thông Trung Quốc, Giang Trạch Dân chết lúc 12h13 phút (11h13 phút giờ Hà Nội), ngày 30/11/2022 tại thành phố Thượng Hải do bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, thọ 96 tuổi.
Giang Trạch Dân giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ năm 1989 đến 2002, giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc từ năm 1993 đến 2003.
Hầu hết các phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đều ca ngợi Giang với những thành tích nổi bật, nhưng không hề nhắc một chút nào đến những “di sản tội ác” động trời mà ông này gây ra cho người dân Trung Quốc trong suốt thời gian lãnh đạo.
Lý lịch của những kẻ hán gian họ Giang
Giang Trạch Dân sinh năm 1926 ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô, nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Năm 13 tuổi, chú của ông ta là Giang Thượng Thanh, một đảng viên ngầm của ĐCSTQ, đột ngột qua đời.
Giang Thượng Thanh không có con, và Giang Trạch Dân đã được Ngô Nguyệt Khanh, người vợ góa của Giang Thượng Thanh, nhận làm con nuôi.
Cáo phó của giới chức tuyên bố rằng Giang Trạch Dân đã “được giác ngộ bởi lòng yêu nước và tư tưởng cách mạng dân chủ” khi còn là một thiếu niên, và “tích cực tham gia các hoạt động yêu nước chống Nhật” tại trường đại học.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được thực hiện bởi nhà sử học Đại Lục Lữ Gia Bình khi còn sống, cha ruột của Giang Trạch Dân, Giang Thế Tuấn (Jiang Shijun), đã đào thoát sang Nhật Bản, trong những ngày đầu Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, và trở thành một kẻ phản bội quan trọng trong Chính phủ Cải cách Nam Kinh bù nhìn do Lương Hồng Chí đứng đầu.
Tháng 3/1940, Uông Tinh Vệ (Jingwei Wang), cựu Phó chủ tịch Quốc dân đảng đầu hàng Nhật Bản. Ông ta đã liên kết với một số kẻ phản bội, cùng nhau thành lập Chính phủ Quốc gia Nam Kinh (giả), và Giang Thế Tuấn giữ chức Phó giám đốc Sở Tuyên truyền.
Năm 1943, sau khi Giang Trạch Dân – con trai của Giang Thế Tuấn, tốt nghiệp trường trung học Dương Châu, dựa trên mối quan hệ của người cha phản bội của mình, ông ta trở thành sinh viên của Đại học Trung ương (giả) Nam Kinh, chuyên đào tạo những tài năng hán gian.
Giang cũng được Đinh Mặc Thôn hay Lý Sĩ Quần, những gián điệp đứng đầu bù nhìn của Uông, tiếp đón và chụp một bức ảnh chung để khen ngợi.
Khi bắt đầu sự nghiệp, Giang Trạch Dân từng được đào tạo trong một nhà máy sản xuất ô tô ở Moscow. Thời Liên Xô, “Hội đồng An ninh Quốc gia Liên Xô” (KGB) đã cử điệp viên xinh đẹp Krava liên lạc với Giang.
Giang đã “quỳ gối dưới làn váy thạch lựu” của Krava, (chỉ đàn ông tôn thờ người phụ nữ xinh đẹp đến khuynh đảo), và hai người trở thành “bạn tốt”.
Sau đó, Giang không chỉ cung cấp thông tin tình báo thu thập được về Trung Quốc cho Krava, mà còn duy trì quan hệ với KGB sau khi trở về Trung Quốc, và trở thành gián điệp Liên Xô ẩn mình trong ĐCSTQ.
Bước trên máu và xác chết của sinh viên trong sự kiện “thảm sát Thiên An Môn” để leo lên vị trí Tổng Bí thư ĐCSTQ
Từ tháng 4/1989, hàng ngàn sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An Môn trong 7 tuần để kêu gọi xây dựng nền dân chủ và chấm dứt tham những.
Khi ấy Giang Trạch Dân đang nắm giữ chức Bí thư thành phố Thượng Hải và sắp hết nhiệm kỳ. Do biết cách luồn lách và xu nịnh, Giang có những thành tích đáng kể được lòng Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Vì cuộc biểu tình của hàng ngàn sinh viên kéo dài và thu hút thêm nhiều tầng lớp giai cấp trong xã hội tham gia, hơn nữa lại nhận được sự cổ vũ và tiếng vang trên khắp cả nước. ĐCSTQ nhận thấy không thể kéo dài sự kiện này và cần dập tắt nó. Nhưng ai có đủ tố chất đứng ra “xử lý” êm đẹp sự kiện này. Giang Trạch Dân đã là người được chọn. Đổi lại, Giang sẽ nhận “phần thưởng” tương xứng là vị trí Tổng Bí thư ĐCSTQ.
Ngày 4/6/1989, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, với súng trường và xe tăng, đã gây thương vong cho sinh viên và thường dân – những người biểu tình ôn hoà không có vũ khí. Từ các tài liệu nội bộ của ĐCSTQ mà tình báo Mỹ thu thập được, 10.454 người đã bị giết trong vụ thảm sát này. Tổng số thương vong lên tới khoảng 40.000 người. Cho đến nay, ĐCSTQ vẫn luôn phủ nhận mọi trường hợp dân thường thiệt mạng do hành động quân sự diễn ra trong sự kiện.
Sau cuộc đàn áp, để che dấu tội ác, Giang Trạch Dân ra lệnh bắt giữ trên diện rộng những người biểu tình và những người ủng hộ sự kiện, đồng thời trấn áp mọi cuộc biểu tình ở Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông về tình trạng bất ổn xã hội.
Đối với Giang Trạch Dân, điều quan trọng nhất là xóa bỏ những gì ông ta đã làm trong vụ thảm sát Thiên An Môn khỏi ký ức của người dân Trung Quốc. Vì mục tiêu này, họ Giang đã ra lệnh sản xuất các chương trình truyền hình dựng cảnh sinh viên đốt xe quân sự, để những người không trực tiếp trải qua vụ việc sẽ tin rằng bạo loạn là do sinh viên tạo nên.
Trong cuộc thanh trừng sau vụ thảm sát, Giang Trạch Dân đã học cách khéo léo khai thác bộ máy tuyên truyền và bạo lực của ĐCSTQ. Mười năm sau, họ Giang lặp lại những chiến thuật này để bức hại và phỉ báng Pháp Luân Công.
Khởi động cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công
Pháp Luân Công rất tốt, vì sao Giang Trạch Dân thẳng tay đàn áp?
Pháp Luân Công là môn tu luyện thượng thừa theo trường phái của Phật Gia, lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm nguyên lý chủ đạo, hướng đạo đức con người thăng hoa trở lại. Môn Pháp chú trọng vào việc tu luyện tâm tính giúp người học buông bỏ đi những thói hư tật xấu, hướng thiện, bao dung để trở thành sinh mệnh ngày càng tốt hơn.
Pháp Luân Công phổ truyền vào năm 1992 tại Trung Quốc. Vì những lợi ích quá to lớn đối với sức khỏe và đề cao tâm tính con người mà chỉ sau 4 năm, đã có hơn 100 triệu người theo học.
Chính sự phổ truyền mau chóng của Pháp Luân Công mà Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ đã lo sợ. Bỏ qua tất cả những lời can ngăn của 6 Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị và các cán bộ cao cấp khác trong cấp Trung ương, Giang Trạch Dân tự cho rằng, tư tưởng đạo đức của Pháp Luân Công không phù hợp với quy tắc của ĐCSTQ. Cụ thể, Vào tối 25/4/1999, ông Giang viết một bức thư cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị với nội dung rằng, “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?” Bức thư này đã được in và lưu hành.
Mặt khác, ông Giang từ lâu cũng đã nuôi tâm đố kỵ sâu sắc với Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí. Bởi khi ấy đi đến đâu, người ta cũng nghe người dân khắp nơi, cả báo chí truyền hình và những Đảng viên ĐCSTQ đều ca ngợi và lòng cảm ân sâu sắc đối với Đại sư Lý Hồng Chí. Vậy nên Ông Giang cảm thấy bị lu mờ.
Ngày 20/7/1999, ông Giang đơn phương ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Để bắt các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đồng ý loại bỏ Pháp Luân Công, ông Giang đã có âm mưu cùng với người phụ trách An ninh Quốc gia thời bấy giờ là ông Tăng Khánh Hồng để cung cấp thông tin tình báo giả thông qua các điệp viên ở Mỹ. Những thông tin giả này nói rằng người sáng lập Pháp Luân Công được CIA ủng hộ và đã nhận hàng chục triệu đô-la từ CIA. Ông Giang đã công bố “thông tin tình báo quan trọng” này cho Trung ương Đảng. Các ủy viên Ban Thường vụ khác không thể biết được là điều đó có đúng hay không nên đã phải im lặng.
Phòng 610 – cơ quan đứng trên pháp luật “xử lý vấn đề Pháp Luân Công”
Vào ngày 10/6/1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ông Giang ra lệnh thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610. Hai ông Lý Lan Thanh và La Cán là hai người lãnh đạo cao nhất và nhì của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao Trạch Đông và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật xử lý “tất cả các vấn đề Pháp Luân Công”.
Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.
Hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và kết án phi pháp, tuyên truyền tẩy não, đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, tiêm thuốc độc, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính.
Dàn dựng vụ tự thiêu giả để vu khống Pháp Luân Công
Để kích động lòng thù hận đối với các học viên Pháp Luân Công, ông Giang ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. Trong đó những người không phải là học viên giả dạng làm học viên và tự thiêu. Sau đó, tin tức này đã phát trên tất cả phương tiện truyền thông Trung Quốc với tần suất lớn và liên tục rồi lan truyền ra khắp thế giới.
Vụ việc này đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu này nói rằng một số cảnh trong các bản tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về vụ tự thiêu là được quay bổ sung sau.
Ông Giang Trạch Dân cũng thành lập một lực lượng đặc vụ. Lực lượng này chuyên ám sát Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Một phần trong lệnh của ông Giang là: “Phải cải tiến hoạt động, lập ra nhiều kế hoạch khác nhau… Việc ám sát phải thành công.” Tuy nhiên, dù chuẩn bị công phu bao nhiêu họ cũng không thực hiện được kế hoạch ám sát.
Bạc Hy Lai tiết lộ Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công
Vào ngày 27/8/2013, The Epoch Times có được một đoạn băng ghi âm độc quyền tiết lộ một sự việc chấn động. Đoạn băng cho biết, vào ngày 13/9/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Bạc Hy Lai và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến thăm nước Đức, trong đó chính Bạc Hy Lai thừa nhận rằng “Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công”.
Trong bản ghi âm, nhân viên Đại sứ quán hỏi về việc “mổ sống lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công”, “Đó là lệnh của ông hay lệnh của Giang Trạch Dân?”. Bạc Hy Lai đáp: “Chủ tịch Giang!”.
Sau khi bị cướp tạng, rất nhiều thi thể học viên Pháp Luân Công bị đưa vào các nhà máy để phục vụ ngành công nghiệp nhựa hóa và triển lãm thi thể người. Kinh doanh nội tạng và công nghiệp nhựa hóa thi thể người đã đem lại nguồn thu khổng lồ cho gia tộc Giang Trạch Dân, ngân sách quốc gia và vào túi các tổ chức, cá nhân khác.
Video: Tội ác vợ chồng Bạc Hy Lai – kinh doanh thi thể người để thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ
Tài sản của Giang Trạch Dân và ‘huấn luyện viên trưởng đội tuyển hủ bại tham nhũng’
Theo NTDVN – Mỹ đang cùng các nước điều tra khối tài sản 10 nghìn tỷ USD ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, số tiền này có thể được sử dụng để bồi thường cho tổn thất do dịch bệnh gây ra. Và đối tượng đầu tiên bị “sờ gáy” là gia tộc của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, với tổng tài sản ước tính hơn 1.000 tỷ USD.
Doanh nhân Viên Cung Di tại Hong Kong nói rằng trong số tài sản khoảng 10 nghìn tỷ USD, phần lớn nhất thuộc sở hữu của gia tộc cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, chiếm khoảng 1.000 tỷ USD.
Ông bình luận: “Bạn thử nghĩ xem, nhà họ Giang đã thực sự kiểm soát Trung Quốc trong 30 năm. Bắt đầu từ sự kiện Lục Tứ 1989 (Thảm sát Thiên An Môn) thì Trung Quốc đã nằm trong tay họ Giang rồi. Đến khi Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997, mọi quyền lực đều giao cho ông ta. Không ngừng đoạt quyền, thế lực của nhà họ Giang không ngừng mạnh lên, không những ở Thượng Hải, mà là trên toàn bộ Trung Quốc, (bao gồm) ba công ty viễn thông tốt nhất và dễ kiếm tiền nhất, cùng nhiều ngân hàng ở Thượng Hải”.
Theo The Epoch Times, trong hơn 20 năm Giang Trạch Dân nắm thực quyền, đảng, chính phủ và quân đội của ĐCSTQ hủ bại hơn bao giờ hết, từ trên xuống dưới thi nhau vơ vét tiền của.
Giang Trạch Dân được người dân gọi là “huấn luyện viên trưởng đội tuyển hủ bại tham nhũng”. Ông ta có câu nói nổi tiếng là “im lặng phát đại tài”. Giang có hai người con trai là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang. Cả gia đình họ Giang được biết đến là “thiên hạ đệ nhất tham nhũng”.
Năm 2018, doanh nhân Hoa kiều Miles Kwok (Quách Văn Quý) tiết lộ, gia tộc Giang Trạch Dân giàu nhất thế giới và tài sản “ăn cắp từ quốc gia” do gia đình ông ta kiểm soát lên tới 500 tỷ đô-la Mỹ. Số tài sản này do cháu trai của ông ta là Giang Chí Thành đại diện nắm giữ.
Tiến sĩ Ngô Quốc Quang (Wu Guoguang) là cựu cố vấn của cố Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương. Ông nói với VOA rằng, trong thời kỳ Giang nắm quyền, chỉ từ một vài quan chức tham nhũng, tình trạng này đã phát triển thành tham nhũng quy mô lớn từ quan chức cấp cao, cấp trung và thậm chí cấp thấp, người nhà của các quan chức cũng tham gia. Ông nói: “Mức độ tham nhũng này nghiêm trọng hơn bất cứ chính quyền nào, bất cứ thời kỳ nào từ xưa đến nay ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Tất nhiên, điều này đã tạo ra một lượng lớn các nhóm lợi ích”.
Còn về mức độ dâm loạn, Giang Trạch Dân được phong làm “dâm vương”. Trong danh sách tình nhân của ông ta có nữ điệp viên Liên Xô, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trần Chí Lập (Chen Zhili), cựu Bí thư Thành ủy Thâm Quyến Hoàng Lệ Mãn (Huang Liman, người dẫn chương trình CCTV Lý Thụy Anh (Li Ruiying), ca sĩ quân đội Tống Tổ Anh (Song Zuying), v.v. Trong số đó, danh hiệu “Quốc mẫu” của Tống Tổ Anh đã trở thành chuyện phiếm sau những bữa trà dư tửu hậu của người dân Trung Quốc.
‘Ông ta chết trong nỗi ô nhục’
Nghệ sĩ đại lục Đồng Nhất Mẫn (Tong Yimin) nói với The Epoch Times vào ngày 30/11: “Giang Trạch Dân có lẽ là người mà khi vẫn sống lại được nhiều người mong chờ chết nhất trong lịch sử. Cuộc đời của Giang Trạch Dân có thể tóm gọn trong tám từ: bê bối không thiếu, việc xấu không từ”.
Ông Vương Hưng (Wang Xing), cựu kỹ sư của một doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đại lục, nói rằng Giang Trạch Dân chết rồi nhưng như vậy là quá hời cho ông ta: “Cái kết tốt nhất là đưa Giang Trạch Dân ra trước vành móng ngựa”.
Ông Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một nhà sử học gốc Hoa ở Úc, nói với The Epoch Times rằng, việc Giang Trạch Dân lên nắm quyền sau cuộc đàn áp “ngày 4 tháng 6” vốn đã là một nỗi ô nhục. Ông ta bắt đầu cai trị đất nước bằng tham nhũng và làm giàu trong im lặng. Trong thời gian ông ta cầm quyền đã hại nước hại dân, đặc biệt là cuộc bức hại vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công.
Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một cựu quan chức ngoại giao của ĐCSTQ, nói với The Epoch Times hôm 30/11: “Giang Trạch Dân là một tên đồ tể, ông ta chết trong nỗi ô nhục”.
Tuy nhiên, ông Trần cho rằng không chỉ Giang Trạch Dân mà cả ĐCSTQ cũng phải bị xử lý. Bởi vì mặc dù Giang đã chết, những gì nên kết thúc vẫn chưa kết thúc, ĐCSTQ vẫn còn đó, những cuộc bức hại tín ngưỡng tôn giáo và nhân quyền sẽ không dừng lại, bây giờ không chỉ Pháp Luân Công đang bị bức hại, mà toàn bộ người dân Trung Quốc đều đang bị bức hại bằng chính sách Zero Covid.
Ông Trần Dụng Lâm nói rằng, biểu tình bùng lên khắp nơi và chế độ này đang lung lay sắp đổ. Cái chết của Giang Trạch Dân vào thời điểm này thực sự là một tin tốt. “Căn bệnh của chế độ ĐCSTQ đã ăn sâu vào xương tủy, vô phương cứu chữa, cái chết của Giang Trạch Dân là dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ sắp sụp đổ”.
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), một học giả Trung Quốc sống ở Úc, nói với The Epoch Times: Đáng lẽ Giang nên chết từ lâu, bây giờ Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đã trôi qua, việc ông ta sống không còn ý nghĩa gì nữa.
Ông Phùng chỉ ra: “Quyết định đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân đã bị đóng đinh vào cột mốc ô nhục lịch sử, ông ta sẽ không bao giờ thoát tội được. Ông ta đã phạm tội ác chống lại loài người”.