spot_img
20 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Bắc Kinh nhắm tới hàng chục triệu người qua chiến dịch tuyên truyền mới nhằm bức hại Pháp Luân Công

Khi Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng suy thoái kinh tế và sự bất mãn ngày càng gia tăng trong công chúng. Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch tuyên truyền mới nhằm phỉ báng môn tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời lợi dụng nó để bịt miệng người dân Trung Quốc.

Bắc Kinh nhắm tới hàng chục triệu người qua chiến dịch tuyên truyền mới nhằm bức hại Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành tại Thành phố New York vào năm 2022 để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ảnh: nejc ketis/Shutterstock

Một báo cáo cho thấy Bắc Kinh đang sử dụng các lực lượng cảnh sát, quan chức địa phương và giáo viên để phát động một chiến dịch tuyên truyền mới nhằm phỉ báng Pháp Luân Công và thu thập chữ ký ủng hộ việc đàn áp các nhóm tín ngưỡng này.

Theo báo cáo do Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp – một tổ chức phi lợi nhuận công bố, hàng chục triệu người Trung Quốc từng đọc qua các tuyên truyền sai sự thật và ký tên thỉnh nguyện, thường phải chịu sự áp lực từ chính quyền nước này.

Trong đó, chiến dịch thu thập chữ ký diễn ra chủ yếu trên WeChat, và đây là một phần trong nỗ lực sâu rộng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm tranh thủ sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà nó khởi xướng, trong bối cảnh đảng này tiếp tục tăng cường kiểm soát tư tưởng đối với xã hội Trung Quốc.

Levi Browde, giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC), cho biết trong một thông cáo báo chí rằng – “Trong những năm gần đây, chúng tôi biết được thông qua các bài phát biểu trước công chúng rằng – chiến dịch ‘đàn áp nghiêm trọng’ Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn là ưu tiên hàng đầu của bộ máy an ninh nước này, và chiến dịch này rõ ràng là một nỗ lực theo chủ nghĩa Orwellian (nghĩa là thực hiện các chính sách kiểm soát hà khắc, tàn bạo bằng tuyên truyền, giám sát, phản thông tin và phủ nhận sự thật… để phá huỷ thế giới tự do)”.

Chiến dịch Tuyên truyền

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luận Đại Pháp) là một môn tu luyện tâm linh cổ xưa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Pháp môn này bao gồm các bài tập và thiền định nhẹ nhàng, đồng thời tuân theo việc tu dưỡng tâm tính, coi trọng đạo đức và tập trung vào nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn.

Tuy nhiên, vào tháng 6/1999 – Tổng bí thư ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công vì ý chí chủ quan của ông ta. Một tháng sau, bộ máy an ninh toàn quốc bắt đầu bắt bớ và giam giữ các học viên Pháp Luân Công, đồng thời cơ quan tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc ở các cấp đã phát động nhiều chiến dịch tuyên truyền sai sự thật nhằm bôi nhọ các học viên.

Theo báo cáo của FDIC, chến dịch trực tuyến mới nhất được chính quyền Trung Quốc có tên gọi “Nói không với những kẻ dị giáo” – đã yêu cầu người dùng đọc các bài báo và hình ảnh bôi nhọ 25 nhóm tâm linh và tôn giáo bị cấm trước khi ký đơn thỉnh nguyện, tuy nhiên theo báo cáo, chiến dịch này đặc biệt nhấn mạnh vào Pháp Luân Công.

W020230919518498417075 ORIGIN edited 1
Trong ảnh: Pháp Luân Công được liệt kê là nhóm đầu tiên trong số 25 nhóm tâm linh bị cấm, theo một hình ảnh do chiến dịch thỉnh nguyện của ĐCSTQ trên WeChat tạo ra. Ảnh: faluninfo

Trang web của chiến dịch cũng cung cấp một danh sách các khuyến nghị hỗ trợ từ chính quyền nhắm vào các nhóm tín ngưỡng này, chẳng hạn như từ chối những tài liệu chân tướng do các học viên Pháp Luân Công phân phát và thông báo cho cảnh sát về việc bạn bè hay người thân tu đang tu luyện Pháp Luân Công.

Báo cáo mô tả chiến dịch này là một nỗ lực nhằm thu thập chữ ký lớn nhất kể từ năm 2017 – vào thời điểm đó, Phòng 610, một cơ quan cấp cao được ĐCSTQ thành lập nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, đã ra mắt một trang web và thiết lập các tài khoản công khai trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội lớn, nhằm mục đích tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng khác bị chính quyền nhắm đến.

Chiến dịch mới nhất này đã được triển khai vào tháng 4/2023 trên tài khoản WeChat chính thức của Hiệp hội Chống Giáo phái Trung Quốc (CACA), một tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ. Theo các cơ quan công an thành phố, dự án này được giới thiệu bởi Ủy ban Chính trị và Pháp luật – một cơ quan của ĐCSTQ nhằm giám sát cảnh sát, công tố viên và thẩm phán, đồng thời nó cũng là cơ quan đi đầu trong việc thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ép buộc người dân ký tên

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng, tính đến tháng 5 năm 2022, có hơn 270 triệu người đã ký đơn thỉnh nguyện trực tuyến.

Tuy nhiên những con số này phần lớn là do ĐCSTQ ép buộc, khi ra lệnh cho cảnh sát ở tất cả các tỉnh trên toàn quốc đảm bảo rằng chiến dịch tuyên truyền có thể thu hút được sự chú ý của càng nhiều người dân càng tốt.

Theo phân tích các báo cáo và hình ảnh từ chính quyền địa phương Trung Quốc của FDIC, nhiều cảnh sát mặc đồng phục đã đứng bên cạnh người dân tại các cửa hàng tạp hóa, hiệu giày, quán cà phê và nhà ga trong khi xuất trình mã vạch của chiến dịch để ép người dân ký thỉnh nguyện.

Báo cáo cho biết: “Trong hoàn cảnh đáng sợ như vậy, người dân gần như không thể từ chối ký tên, bất kể quan điểm thực sự của họ như thế nào về Pháp Luân Công hay tự do tôn giáo”.

Fukang Xinjiang e1705605631991 640x360 1
Công an Tân Cương đang thu chữ ký thỉnh nguyện chống Pháp Luân Công. Ảnh: Nhân dân Nhật báo

Các ủy ban khu dân cư ở khắp nơi trên toàn Trung Quốc, cũng đang là tuyến đầu thực hiện mệnh lệnh. Ví dụ, tại thành phố Cẩm Châu và thành phố Quảng Châu, các uỷ ban khu dân cư đã dựng nhiều trạm trước các cửa hàng tạp hóa, công viên hoặc quảng trường công cộng để phân phát tờ rơi và thu hút chữ ký của người dân.

Báo cáo cho thấy trọng tâm đặc biệt của chiến dịch này dường như đang nhắm vào học sinh ở các trường tiểu học và trung học. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hàng nghìn trường học trên khắp Trung Quốc đã triển khai chiến dịch tuyên truyền này.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, một phụ huynh giấu tên vì lo ngại về an toàn cho biết – ông đã nhận được liên kết yêu cầu ký tên thỉnh nguyện từ cuộc trò chuyện trong nhóm tại trường học của con mình.

“Không thể nói rằng điều đó là không bắt buộc,” vị phụ huynh nói về việc ký đơn thỉnh nguyện. “Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con cái họ có thể bị trừng phạt nếu ý kiến ​​của họ không phù hợp với ĐCSTQ.”

Theo người cha, một số phụ huynh đã ký tên vì họ không biết Pháp Luân Công là gì, trong khi một số chỉ làm theo những gì giáo viên yêu cầu. “Có rất nhiều chiến dịch thu thập chữ ký được ban giám hiệu nhà trường giao. Phụ huynh bây giờ không còn nhạy cảm với những điều này nữa.”

Người dùng mạng xã hội cũng phàn nàn về việc giáo viên đang bị áp lực khi buộc phải thu thập chữ ký.

“Giáo viên cũng đang hứng chịu áp lực từ cả hai phía” – một người dùng mạng xã hội viết. Người này khẳng định một người trong gia đình anh ta là giáo viên và liệt kê hơn chục chiến dịch ký tên, từ việc từ chối sử dụng ma túy cho đến chiến dịch mới nhất mà ban giám hiệu giao cho giáo viên trong một học kỳ  “Phụ huynh cho rằng giáo viên đã can thiệp quá nhiều và giáo viên phải giải thích cho họ hiểu. Trong khi người giám sát sẽ không hài lòng nếu phát hiện giáo viên không thu thập đủ chữ ký” từ tất cả học sinh.

Chiến thuật đánh lạc hướng

Theo Wu Te, một nhà bình luận độc lập đến từ Trung Quốc – Các quan chức Trung Quốc đang coi chiến dịch ký tên thỉnh nguyện không chỉ là một công cụ để đàn áp các nhóm tín ngưỡng mà còn là một nỗ lực nhằm bịt ​​miệng công chúng.

Ông nói với The Epoch Times : “Giờ đây, khi Trung Quốc đang gặp khó khăn vì nền kinh tế suy thoái và sự bất mãn của công chúng tiếp tục gia tăng, ngày càng có nhiều người Trung Quốc sẵn sàng tiết lộ tình trạng nhân quyền của đất nước này và trao đổi với truyền thông nước ngoài”.

Theo ông Wu, thêm một động cơ khuyến khích chính quyền phát động chiến dịch tuyên truyền là áp lực tài chính. “Các tổ chức như CACA hay Phòng 610 không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho xã hội. Trên thực tế, chúng chỉ tạo thêm áp lực cho tài chính của nhà nước. Vì ngay cả các chính quyền địa phương cũng gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên, vì vậy các tổ chức này cần một chiến dịch ký tên như một chiêu trò quảng cáo để có được nguồn tài trợ”.

Epoch Times 9A6A0686 1200x797 1
Các học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành đánh dấu 22 năm ngày chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tại Washington vào ngày 16 tháng 7 năm 2021. Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times

“Sức mạnh” của phản kháng ôn hoà

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ khởi xướng đã bước sang năm thứ 25. Nó chưa bao giờ thay đổi chính sách cứng rắn của mình đối với nhóm tín ngưỡng này, bởi những vụ bắt giữ và kết án vẫn đang diễn ra. Theo dữ liệu được thu thập bởi Minghui.org – một trang web chuyên đưa tin về Pháp Luân Công, chỉ riêng trong năm 2023, các tòa án ở Trung Quốc đã kết án tù 755 người và ban bố các hình phạt khác đối với người tu luyện Pháp Luân Công – con số này cao gấp gần bảy lần so với năm trước. Trong đó, nhiều người bị kết án đã phải nhận bản án dài hạn.

Dưới sự giám sát của chủ tịch Tập Cận Bình – nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc, chế độ này đang tăng thêm áp lực cho các hành vi lạm dụng của nó. FDIC nhận thấy rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang là một ưu tiên cao hơn đối với bộ máy an ninh của ĐCSTQ so với những năm trước.

Vô số những người có tín ngưỡng đã chết sau khi bị tra tấn và lạm dụng chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình, và nhiều người khác vẫn đang bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ rộng lớn tại Trung Quốc. Trang web Minghui xác nhận hơn 200 học viên Pháp Luân Công đã tử vong vào năm ngoái, trong đó có hàng chục trường hợp tử vong không được báo cáo vào năm 2022. Trang web cũng lưu ý rằng số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều lần, bởi  sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của ĐCSTQ đối với các thông tin liên quan.

Tuy nhiên, những mối đe dọa từ việc bắt cóc, giam giữ hay thậm chí là cưỡng bức thu hoạch nội tạng cũng không dập tắt được tiếng nói của những người theo Pháp môn này ở Trung Quốc.

Theo báo cáo của FDIC – trong nhiều năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã tiến hành những nỗ lực phản kháng quần chúng quy mô lớn nhằm vạch trần những tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ và vạch trần cuộc đàn áp môn tu luyện chân chính này, cũng như bản chất độc tài của ĐCSTQ. Cuộc phản kháng ôn hòa này bao gồm việc phân phát tài liệu thông tin sự thật và nói chuyện trực tiếp với người dân Trung Quốc.

Báo cáo cho biết: “Nội dung và thông số của chiến dịch thỉnh nguyện mới nhất của ĐCSTQ dường như đã gián tiếp thừa nhận tiềm năng và hiệu quả từ những nỗ lực giáo dục cộng đồng của các học viên Pháp Luân Công”.

Banner 1 1

Hoàng Dung biên dịch

Theo The Epoch Times

Xem Thêm:

Hoa Kỳ chặn nhập khẩu xe Volkswagen vì liên quan đến lao động cưỡng bức Trung Quốc

Trung Quốc tháng Giêng Sấm tuyết, người dân lo về một điềm báo không lành

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều