spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Vì sao nữ họa sĩ thánh thiện, xinh đẹp như hoa sen lại chết sớm?

Giống như bức tranh “Hoa sen trong thế giới trần tục” của chính mình, cô không sợ phong ba bão táp, dưới sự khủng bố trắng của ĐCSTQ, với lòng nhân hậu và sự kiên trung, cô để lại một vẻ đẹp thánh khiết, khí chất phi phàm, chính trực cao thượng. 

Cô tên là Trịnh Ngải Hân (Zheng Aixin), người gốc Phúc Kiến, sinh ra ở thành phố La Định, tỉnh Quảng Đông vào ngày 26 tháng 9 năm 1967. Là một họa sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc, Trịnh Ngải Hân sở trường vẽ tranh sơn dầu, thư pháp và yêu thích đàn cổ. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Châu Hải vào năm 1992, cô đến Khoa Hội họa Trung Quốc của Học viện Mỹ thuật Quảng Châu để học tiếp. Vào tháng 5 năm 1993, cô làm việc tại Viện Nghiên cứu Hậu hiện đại Trung Quốc, nghiên cứu triết học, tâm lý học, và theo học các khóa học phác thảo và thư pháp, chủ yếu tập trung vào sơn dầu.

1644269961082
Trịnh Ngải Hân trong quá trình sáng tạo tác phẩm (Ảnh dẫn theo Sound of Hope).

Cô hồi tưởng lại: “Ngày còn nhỏ, tôi vẽ bức tranh hoa mai trong lớp học vẽ và được giáo viên cho 99 điểm, thế là tôi đã yêu hội hoạ và hy vọng sau này sẽ trở thành một họa sĩ, vì tôi cảm thấy họa sĩ rất thần thánh. Lúc đó không có giáo viên, chính bức ‘Lạc thần đồ’ trên tường đã có ảnh hưởng lớn đến tôi và khiến tôi cảm động sâu sắc. Nguyên nhân khiến tôi cảm động là vì sự thần thánh, đoan trang, mỹ hảo làm người ta kính trọng và ngưỡng mộ trong bức tranh”.

Cô giáo chủ nhiệm thời tiểu học đã từng nhận xét về cô rằng: “Em giống như một đóa hoa sen rực rỡ vươn lên từ bùn nhưng không bị vấy bẩn”.

1644270419291
Trịnh Ngải Hân chơi đàn cổ (Ảnh dẫn theo Sound of Hope).

Năm 1989, tác phẩm hội họa Trung Quốc “Hạ Liên” của cô đã được trưng bày tại Phòng triển lãm của Viện Nghiên cứu Hội họa Trung Quốc Bắc Kinh. Năm 1995, cô tổ chức Triển lãm Thư pháp Ngải Hân tại Hội chợ Nghệ thuật Quốc tế Quảng Châu. Vào mùa xuân năm 1997, trong chuỗi triển lãm Thiên Hà do Hiệp hội nghệ sĩ Quảng Đông đứng ra tổ chức, cô đã tham gia với bộ sưu tập tranh “Hồn hoa – Tranh sơn dầu Ngải Hân”; vào mùa thu cùng năm, nhà xuất bản Mỹ thuật Lĩnh Nam đã xuất bản tập tranh “Hồn hoa – Tranh sơn dầu Ngải Hân”. Vào cuối năm đó, cô lại tham gia Hội chợ nghệ thuật quốc tế Quảng Châu và triển lãm tranh sơn dầu. Năm 1999, bức tranh sơn dầu “Khai phóng” của cô đã được chọn vào tập tranh “Nghệ thuật tranh sơn dầu đương đại Quảng Đông”. Năm 2001, cô tổ chức triển lãm tranh cá nhân tại Bảo tàng nghệ thuật Thuận Đức, bức tranh sơn dầu “Hoa thực” của cô đã được chọn vào sách giáo khoa mỹ thuật trong chín năm. Vào tháng 9 năm 2004, cô tổ chức triển lãm tranh và thư pháp tại Bảo tàng Nghệ thuật Hàn Lâm Trai, Quảng Châu.

1644270610489
Trịnh Ngải Hân chụp ảnh trước tác phẩm của mình trong buổi triển lãm tranh (Ảnh dẫn theo Sound of Hope).

Từ năm 1995, các tác phẩm của cô đã tham gia nhiều triển lãm tranh trên khắp thế giới, các bản phác thảo, thư pháp và tranh sơn dầu của cô đã được đăng trên Thời báo Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Times), Đại Công báo (Ta Kung Pao), Tinh Đảo nhật báo (Sing Tao Daily), Văn học Trung Quốc Hoa Kỳ (Chinese American Literature), Báo Hy vọng, Báo Bạn gái, Tạp chí hiện đại, Hãng hàng không China Southern Airlines, và Thế giới nghệ thuật,v.v.. cùng các tờ báo và tạp chí trong và ngoài nước khác xuất bản và phát hành, với các bài viết đánh giá do các chuyên gia đưa ra. Đài truyền hình tỉnh Quảng Đông đã hai lần sản xuất và phát sóng các chương trình chuyên đề về cô. Cô có hàng chục tác phẩm được các nhà sưu tập trong và ngoài nước sưu tầm. Năm 1997, trong Triển lãm Thiên Hà lần thứ 48 tại tỉnh Quảng Đông, bộ sưu tập tranh “Hồn hoa – tranh sơn dầu Ngải Hân” với hơn 40 tác phẩm lấy chủ đề về hoa đã được trưng bày, và đại đa số đã được đặt mua trong thời gian triển lãm.

Tranh của cô chủ yếu tập trung vào hoa nên cô được mệnh danh là “Thần hoa” bởi cái hồn của hoa được thổi vào trong các tác phẩm của mình. Một số bình luận cho rằng những bông hoa trong tác phẩm của cô có linh tính, biết suy nghĩ, biết cảm nhận, biết khóc biết cười.

1644272755507
Các bức tranh vẽ hoa sen của Trinh Ngải Hân (Ảnh dẫn theo Sound of Hope).

Trong số các tác phẩm có chủ đề về hoa, chiếm đa số là “hoa sen”. Cô rất mạnh dạn kết hợp hoa sen vốn rất huyền bí trong văn hóa phương đông với đất trời, vũ trụ, thời gian và không gian, v.v. có thể khiến người ta tôn kính vô hạn, nên hoa sen cô vẽ luôn có ý nghĩa sâu sắc.

1644273123408
Bức tranh “Kim liên trình tường” của Trịnh Ngải Hân (Ảnh dẫn theo Sound of Hope).

Cô Trịnh Ngải Hân có thể đạt được mức độ sáng tạo nghệ thuật cao như vậy, điều này có quan hệ trực tiếp đến việc cô bước vào tu luyện Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).

Vào tháng 5 năm 1998, cô được một người bạn giới thiệu về Pháp Luân Công. Khi cô đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, cô cảm thấy rất tốt và cô biết rằng mình đã tìm thấy ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. Mặc dù cô không tập Pháp Luân Công vì mục đích chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe, nhưng căn bệnh thấp khớp ở chân của cô đã tự lành sau ba tháng tập luyện, điều này mang lại cho cô một cảm thụ rõ ràng đối với môn tu luyện Phật Pháp. Lúc đó, mẹ của cô, bà Dương Hoán Anh (Yang Huanying) đang đi thăm người thân ở Anh, trong thời gian nửa năm bà bị ốm, Trịnh Ngải Hân đã gọi điện thoại đường dài cho mẹ, mỗi lần gọi điện rất nhiều thời gian (tiền điện thoại hơn 600 nhân dân tệ) để giới thiệu Pháp Luân Công cho bà. Sau khi mẹ cô tu luyện Pháp Luân Công được sáu tháng, mọi bệnh tật của bà đều biến mất, điều này một lần nữa chứng minh sức mạnh thần kỳ của Pháp Luân Công.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, kỹ năng vẽ tranh của cô đã tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là sau khi Pháp Luân Công bị bức hại, cô vẫn kiên trì tu luyện và vẽ tranh, và thể hiện ý chí kiên định tu luyện của mình thông qua hội hoạ.

18496 67262 303690 1644273254938
Bức tranh “Tinh tấn” của Trịnh Ngải Hân (Ảnh dẫn theo Sound of Hope)

Có bình luận nói rằng: Thời kỳ sau này, tranh của Trịnh Ngải Hân không chỉ miêu tả các loại hoa sen, mà cô còn thể hiện sự hiểu biết của mình về cuộc sống, vẽ lên một tinh thần thiêng liêng. Vẻ đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật nằm ở chủ đề vĩnh hằng, thể hiện lòng thành kính và sự tôn kính của người nghệ sĩ đối với trời, đối với cuộc sống và những sinh mệnh cao tầng với trí tuệ vô cùng tận.

Hoa sen là thánh hoa trên thiên giới, rất giống với hoa sen ở trần gian. Phật gia cho rằng khi hoa sen nở có nghĩa là linh hồn của người tương ứng trên thế gian đã được giải thoát, thân tâm con người được tịnh hoá, tầng thứ sinh mệnh được thăng hoa.

Mỗi tác phẩm hoa sen của Trịnh Ngải Hân là một khúc thánh ca kỳ diệu, cho dù là đang diễn tấu trong cuồng phong giông bão, hay đấu tranh và khao khát trong bóng tối; vô luận là thoát thai hoán cốt xông phá bầu trời, hay là sự yên tĩnh và thư thái dưới ánh nắng ban mai, sắc thái tươi sáng, dịu dàng, mềm mại và kiền tịnh khiến người ta cảm thấy thoải mái và hạnh phúc, người xem nhìn thấy một tâm hồn cởi mở và một thái độ sống tích cực, giống như thiền cảnh, như chốn thần tiên với ánh sáng rực rỡ kỳ lạ bao trùm. Nếu không có lòng biết ơn chân thành đối với tạo hoá vĩ đại của cuộc sống, sẽ không có những tác phẩm đẹp và tinh tế như vậy trên thế giới này.

Những gì Trịnh Ngải Hân thể hiện không chỉ là vẻ đẹp của hoa, mà còn là kết quả sau khi cô dành trọn tâm huyết đối thoại với tâm hồn của mình. Nếu người thưởng thức thành thật với nội tâm của chính mình, họ có thể cộng hưởng với các tác phẩm của Trịnh Ngải Hân.

Cô từng tâm sự: “Có lẽ tình yêu của tôi dành cho hoa sen bắt nguồn từ lúc này, có lẽ từ ‘Tình yêu với hoa sen’, hoặc có lẽ là khát vọng từ một tâm hồn xa xăm”.

Sau đó, cô bắt đầu một cuộc khám phá mới, cố gắng kết nối con người với hoa. Các nhân vật của cô rất trong sáng, thiện lương và xinh đẹp, và cách khắc hoạ ngoại hình con người của cô làm cảm động lòng người. Nhưng cô chưa dừng lại ở đó, mà thể hiện vẻ đẹp thuần khiết và thiện lương của con người từ các góc độ khác nhau, càng chú trọng hơn đến “thiên tính” của con người, giống như một bông hoa sen vươn lên từ bùn nhưng ‘chẳng hôi tanh mùi bùn’.

1644273459708
Bức tranh “Hoa Tiên Tử” của Trịnh Ngải Hân (Ảnh dẫn theo Sound of Hope)

Tóm lại, những tác phẩm của Trịnh Ngải Hân có nội hàm sâu sắc và giàu chất thơ, tạo cho người ta cảm giác rộng lớn, thanh bình và may mắn. Thông qua cậy cọ vẽ, cô dốc lòng thể hiện phương diện thuần khiết và thánh thiện nhất của bản chất con người, thứ có thể tịnh hoá tâm hồn con người. Sở dĩ cô có thể đạt tới cảnh giới như vậy là vì đối với nghệ thuật cô có một tấm lòng thành kính và sùng kính như một thánh đồ, và cô là một nghệ sĩ tiềm năng và duy nhất làm được điều này trong giới hội họa đương đại.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, một năm sau khi Trịnh Ngải Hân bước vào tu luyện Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ lúc bấy giờ đã phát động một cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công, và Trịnh Ngải Hân cũng bị ĐCSTQ bức hại dã man.

Vì từ chối “chuyển hoá”, cô đã bị giam giữ và tra tấn trong các trại lao động cưỡng bức và các lớp tẩy não và bị tra tấn tinh thần, trong đó có thời gian dài bốn năm trong trại lao động cưỡng bức. Sau đó, cô bị các đặc vụ ĐCSTQ giám sát và theo dõi điện thoại liên tục trong nhiều năm, phải chịu đựng những tổn thương rất lớn về thể chất lẫn tinh thần và cô bị suy nhược tinh thần cực độ.

Vào ngày 27 tháng 6 năm 2000, để nói rõ sự thật với chính phủ, Trịnh Ngải Hân đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, vì vậy cô đã bị bắt cóc và bị giam giữ trong 15 ngày. Tháng 12 cùng năm, cô bị bắt cóc và giam giữ bất hợp pháp trong 8 ngày tại quận Đẩu Môn, thành phố Châu Hải.

Từ ngày 5 đến ngày 19 tháng 3 năm 2001, cô bị giam giữ và bị tẩy não bởi “phòng 610” (tổ chức chuyên đàn áp Pháp Luân Công) ở quận Đẩu Môn trong hai tuần. Sau đó, cô bị cải tạo lao động bất hợp pháp trong một năm và bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức nữ Tam Thuỷ (Sanshui) ở tỉnh Quảng Đông. Trong suốt thời gian ở trại cải tạo lao động, cô luôn kiên định vào đức tin của mình và từ chối “chuyển hoá”.

Tháng 4 năm 2002, sau khi mãn hạn tại trại lao động bất hợp pháp. Vì không chịu “chuyển hoá”, cô lại bị “phòng 610” ở quận Đẩu Môn bức hại và giam giữ trong trung tâm tẩy não trong ba tháng. Trong thời gian này, Trịnh Ngải Hân đã phản kháng bằng cách tuyệt thực và kiên quyết tập các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Vào ngày 24 tháng 7 năm 2002, cơ quan công an và “phòng 610” đã giam giữ bất hợp pháp Trịnh Ngải Hân một lần nữa với lý do cô đã giữ các kinh sách và các biểu ngữ của Pháp Luân Công, cô bị bắt cải tạo lao động trong 2 năm. Vào ngày 29 tháng 7, Trịnh Ngải Hân một lần nữa bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tam Thuỷ trong khi vẫn bị cùm và còng tay.

Trịnh Ngải Hân có một tính cách dịu dàng và rất có hàm dưỡng, những người bị giam giữ trong trại lao động đã rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp và khí chất thanh cao của cô, họ nói rằng ngay khi gặp cô lần đầu tiên đã không thể nào quên. Thế nhưng, một nghệ thuật gia ưu nhã như vậy lại bị cảnh sát lưu manh của ĐCSTQ bức hại dã man trong trại cải tạo lao động.

Trong trại cải tạo lao động, vì Trịnh Ngải Hân là người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn tại địa phương, nên cô đã bị giam giữ cách ly trong một căn phòng tối tăm, ẩm thấp, hôi hám, cao chưa đầy một người, cô không thể đứng thẳng trong nhiều ngày liên tiếp, không được phép đi vệ sinh, cô cũng bị “hai nhóm” quản thúc 24/24 giờ. Cô không được phép tham gia vào các hoạt động như mọi người, bao gồm cả tắm,… và cô bị tra tấn bằng cách bị nhốt trong xà lim và không được phép ngủ.

Ngoài ra, cô còn phải chịu nhiều hình thức tra tấn và đối xử tệ bạc như bị xích tay chân trong thời gian dài; bị bắt sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hơn mười giờ một ngày và bị ép phải trở thành lao động cưỡng bức; bị ép ngồi trong tư thế ngồi xổm dưới trời nắng gay gắt trong nhiều giờ đồng hồ; bị nữ cảnh sát dùng giày cao gót tấn công vào đầu; ăn thức ăn kém chất lượng, ẩm mốc, thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài, cô phải dùng tiền riêng để mua cơm với giá cao, hàng ngày quản giáo giao cơm cho cô qua “ô cửa”.

Mặc dù bị hành hạ bởi các loại tra tấn, nhưng Trịnh Ngải Hân vẫn luôn nhắc nhở bản thân chiểu theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Công, từ đầu đến cuối luôn giữ thái độ thiện lương, và nói với cảnh sát về những chuyển biến trên thân thể của cô sau khi tu luyện, cùng quá trình thăng hoa đạo đức của cô thông qua tu luyện tâm tính, khuyên họ đối xử tốt với các học viên.

Ông Lý Chính Thiên (Li Zhengtian), chồng của cô cũng là một họa sĩ, đồng thời là một nhạc sĩ, nghệ sĩ và nhà triết học nổi tiếng đương thời. Mặc dù không tu luyện Pháp Luân Công nhưng ông hiểu và tôn trọng tín ngưỡng của vợ mình. Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên của Sound of Hope vào năm 2004, ông nói rằng sức khỏe của ông không tốt và cần vợ trở về để chăm sóc, ông cũng nói rằng vợ ông là một cô gái rất tốt, nhưng chỉ vì cô ấy tu luyện Pháp Luân Công và muốn làm người tốt, ĐCSTQ đã bắt cô ấy vào trại cải tạo lao động. Ông đã nhiều lần đến trại cải tạo lao động để nói lý lẽ và yêu cầu trả tự do cho người vợ vô tội của mình, nhưng đều không có kết quả.

Khoảng tháng 4 năm 2004, Trịnh Ngải Hân được rời khỏi trại cải tạo lao động. Sau khi về nhà, tinh thần cô chán nản và rất ít nói chuyện. Mẹ cô nghi ngờ và lo sợ rằng cô đã bị đầu độc, nhưng khổ nỗi không có bằng chứng trực tiếp.

Trong thời gian bị giam giữ, một học viên Pháp Luân Công vốn là một nhân viên y tế đã nghỉ hưu, trong giờ nghỉ đã tìm cơ hội tiếp cận Trịnh Ngải Hân và nói nhỏ với cô rằng ‘thuỷ ngân’ – chất độc mãn tính không màu, không mùi, đã được trộn vào bữa ăn của họ, và học viên này cho biết đã rút ra kết luận đó từ phản ứng sinh lý của chính mình sau khi bị ngộ độc.

Sau khi trở về nhà, Trịnh Ngải Hân vẫn bị giám sát chặt chẽ, cô không thể tùy ý ra khỏi nhà và điện thoại của cô bị theo dõi 24/24. Một lần khi cô chuẩn bị đến Châu Hải, cô vừa kéo vali ra khỏi cửa studio của gia đình thì đã bị cảnh sát mặc thường phục chặn lại và không cho cô rời đi.

Hai vợ chồng cô quen biết nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu, và hầu hết những người họ tiếp xúc đều là bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và từ các ngành nghệ thuật, điện ảnh và truyền thông trên khắp Trung Quốc. Họ cũng thường được mời tham gia các cuộc triển lãm nghệ thuật, và cô đã phân phát tài liệu chân tướng về Pháp Luân Công trong các buổi triển lãm nghệ thuật mình đến. Tuy nhiên, sự giám sát chặt chẽ của ĐCSTQ đối với cô luôn khiến vợ chồng cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi, và cuộc bức hại của ĐCSTQ đã khiến họ bị áp lực khó mà tưởng tượng nổi.

Ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, vợ chồng cô vẫn không tiếc công sức quyên góp tranh để bán từ thiện, quyên góp số tiền thu được cho người dân vùng bị thiên tai và cho các tổ chức từ thiện, bao gồm cả việc giúp đỡ nạn nhân của trận động đất ở Vấn Xuyên. Tính đến năm trước khi cô qua đời, họ đã cứu sống tổng cộng 61 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.

1644273770875
Trịnh Ngải Hân cùng chồng chụp ảnh cùng các em nhỏ đã từng được vợ chồng cô cứu giúp (Ảnh dẫn theo Sound of Hope)

Sau khi bị tra tấn dã man trong một thời gian dài, sức khỏe của Trịnh Ngải Hân ngày càng giảm sút sau khi ra khỏi trại cải tạo lao động. Từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 10 năm 2008, mẹ cô đã bị bắt cóc hai lần liên tiếp và bị giam giữ bất hợp pháp trong một trại cải tạo lao động. Nỗi lo lắng cho mẹ khiến cô ăn ngủ không yên, cộng với việc bị theo dõi sát sao và áp lực vô hình của hoàn cảnh, cơ thể cô càng yếu hơn.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2012, Trịnh Ngải Hân đột ngột qua đời trong vòng tay của chồng vì nhiều căn bệnh như ung thư tử cung, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu,v.v khi cô mới 45 tuổi.

Bà Dương Hoán Anh rất đau lòng trước sự ra đi quá sớm của con gái, bà viết trong bản tố cáo Giang Trạch Dân rằng: “Tôi vốn có một gia đình hạnh phúc, một người chồng rất mực yêu thương tôi, bốn đứa con gái hiếu thuận, và năm đứa cháu cùng chia sẻ niềm vui những năm tháng tuổi già, nhưng chỉ vì tôi tin vào ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ và muốn trở thành một người tốt trong những người tốt, tôi đã bị bức hại và gia đình tôi tan cửa nát nhà. Con gái lớn của tôi là Trịnh Ngải Hân là một họa sĩ nổi tiếng, vì niềm tin vào ‘Chân – Thiện – Nhẫn’, con gái tôi đã bị đưa vào trại cải tạo lao động 2 lần, mắc nhiều chứng bệnh khác nhau và chết oan uổng sau khi bị bức hại …. Trong nhiều năm, cuộc bức hại đã thực sự gây ra cho tôi vết thương rất khó chữa lành, vậy tại sao hôm nay tôi lại viết ra điều này vì tôi muốn vạch trần tội lỗi của kẻ hành ác ra ánh sáng. Nếu còn công lý trong tâm, và pháp luật vẫn còn đáng để mọi người tin tưởng thì xin quan tòa cho tôi một lời giải thích hợp tình hợp lý! “

Vợ qua đời sớm, ông Lý Chính Thiên rất đau buồn, tóc ông gần như bạc trắng chỉ sau một đêm. Ông Lý cho biết: “Chúng tôi yêu nhau hơn 20 năm, và chưa bao giờ xảy ra cãi vã. Tất cả những hồi ức về Ngải Hân đối với tôi đều tuyệt vời!”. Ông và vợ đã từng là một cặp đôi luôn đồng cam cộng khổ và khiến không ít người ghen tị trong thế giới hội họa Quảng Đông.

Dù Trịnh Ngải Hân đã qua đời nhưng cô vẫn sống trong trái tim của ông. Studio của ông Lý luôn tràn ngập những bức ảnh của vợ, cô sẽ mãi là người phụ nữ đẹp nhất trong mắt ông. Ông Lý nói: “Vợ tôi vẫn chưa ra đi, cô ấy đang dõi theo tôi trên thiên đường”. Tại lễ tưởng niệm vợ mình, ông nói: “Con người không thể lựa chọn cuộc sống của mình, nhưng họ có thể lựa chọn phương thức và giá trị cái chết của mình. Người ta có thể đi từ sự cam chịu khi sinh đến tự do trong cái chết. Theo nghĩa này mà nói, cô ấy đã hạnh phúc”.

18496 67236 699060 1644274186270
Bức tranh “Hoa sen trong thế giới trần tục” của Trịnh Ngải Hân (Ảnh dẫn theo Sound of Hope)

Trịnh Ngải Hân luôn giữ vững niềm tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công và không sợ cường quyền. Cô đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Cô giống như bức tranh “Hoa sen trong thế giới trần tục” của chính mình, không sợ phong ba bão táp, dưới sự khủng bố trắng của ĐCSTQ, với lòng nhân hậu và sự kiên trung của mình, cô đã để lại một vẻ đẹp thánh khiết, khí chất phi phàm, chính trực cao thượng trên thế gian này mãi mãi.

Theo Sound of Hope

An Liên biên dịch

Đăng theo ĐKN

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều