spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Vì sao chứng khoán Việt lao dốc

Giới phân tích cho rằng tâm lý nhà đầu tư đã bị tác động mạnh trước căng thẳng địa chính trị, vấn đề tỷ giá, dẫn tới hiệu ứng bán tháo diện rộng khiến VN-Index lao dốc.

Vì sao chứng khoán Việt lao dốc | Tân Thế Kỷ

Chứng khoán khởi đầu tuần này với phiên giảm mạnh. Áp lực bán tháo tăng vọt trong nửa sau phiên chiều khiến VN-Index giảm gần 60 điểm (4,7%), về gần ngưỡng 1.200 điểm – mức giảm mạnh nhất gần hai năm qua.

Theo Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), VN-Index khởi đầu tuần này với những áp lực lớn đến từ tình hình thế giới, như căng thẳng Iran – Isarel gia tăng, áp lực tỷ giá tăng mạnh.

Tình hình vĩ mô trong nước có dấu hiệu khởi sắc hơn khi GDP quý I cao nhất 5 năm, nhưng các chỉ số này chưa hoàn toàn tích cực khi tăng trưởng tín dụng yếu, tỷ giá ở mức cao, những khó khăn với thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường trái phiếu, vẫn chưa có bước chuyển biến đáng kể. Tình hình kinh tế toàn cầu hiện cũng khó lường khi địa chính trị bất ổn và tăng trưởng thấp, nhất là khu vực EU.

Vì sao chứng khoán rơi 60 điểm?

Giới phân tích cho rằng tâm lý nhà đầu tư đã bị tác động mạnh trước căng thẳng địa chính trị, vấn đề tỷ giá, dẫn tới hiệu ứng bán tháo diện rộng khiến VN-Index lao dốc.

Chứng khoán khởi đầu tuần này với phiên giảm mạnh. Áp lực bán tháo tăng vọt trong nửa sau phiên chiều khiến VN-Index giảm gần 60 điểm (4,7%), về gần ngưỡng 1.200 điểm – mức giảm mạnh nhất gần hai năm qua.

Theo Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), VN-Index khởi đầu tuần này với những áp lực lớn đến từ tình hình thế giới, như căng thẳng Iran – Isarel gia tăng, áp lực tỷ giá tăng mạnh.

Tình hình vĩ mô trong nước có dấu hiệu khởi sắc hơn khi GDP quý I cao nhất 5 năm, nhưng các chỉ số này chưa hoàn toàn tích cực khi tăng trưởng tín dụng yếu, tỷ giá ở mức cao, những khó khăn với thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường trái phiếu, vẫn chưa có bước chuyển biến đáng kể.

Tình hình kinh tế toàn cầu hiện cũng khó lường khi địa chính trị bất ổn và tăng trưởng thấp, nhất là khu vực EU.

Ông Huỳnh Hoàng Phương – Giám đốc khối Nghiên cứu và phân tích đầu tư tại FIDT, cũng cho rằng “cú sập” là hệ quả khi thị trường đã có đợt tăng giá kéo dài với hiệu suất gần 13% tính từ đầu năm. “Đó là hệ quả của việc thị trường đi trước những chỉ số vĩ mô”, ông nhận định.

Theo ông, thời gian qua, kinh tế Việt Nam có sự phục hồi nhưng chưa bền vững khi hai cấu thành: tiêu dùng và đầu tư tư nhân – chiếm tỷ trọng cao trong GDP – chưa tăng mạnh và vững chắc. Trong khi đó, thị trường liên tục đối mặt nhiều rủi ro, quan trọng nhất là áp lực tỷ giá.

“Khi USD liên tiếp lập đỉnh, nhà đầu tư dễ có tâm lý lo sợ Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ngoại tệ để can thiệp, tăng lãi suất. Khi đó sẽ gây áp lực lên thị trường chứng khoán”, ông Phương nói.

Phiên giảm điểm cũng xuất hiện lệnh MP (lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán ngay lập tức tại mức giá mua cao nhất trên thị trường) ồ ạt, theo chuyên gia này, là điều dễ giải thích.

Chứng khoán đã có chu kỳ tăng trưởng kéo dài với nhiều cổ phiếu tích lũy thị giá rất tốt, giúp nhiều nhà đầu tư lãi đậm. Ngay khi thị trường rung lắc, nhóm này sẵn sàng đánh đổi vài phần trăm lợi nhuận để “thoát hàng” cho bằng được.

BN 2 jpeg 1

Theo VNE.

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm:

Tim Cook uống cà phê trứng, đi dạo Hồ Gươm

Tim Cook đã có mặt tại Hà Nội

Giá vàng ngày 15/4: Lao dốc không phanh?

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều