Trăng tròn tháng Ba âm lịch, hay Trăng Hồng, sẽ hiện diện trên bầu trời từ ngày 22 đến ngày 24/4. Mặt trăng sẽ đạt đỉnh vào ngày 23/4 và tỏa sáng trong chòm sao Xử Nữ, gần với Spica, một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.
Thời điểm này cũng trùng với đỉnh điểm của trận mưa sao băng Lyrids, có thể làm giảm sự rõ ràng của các ngôi sao băng hàng năm.
Trăng Hồng được đặt tên theo màu sắc của hoa nở vào thời điểm này trong năm. Nó còn được gọi là Trăng băng vỡ, Trăng non, Trăng thức tỉnh và Trăng trứng.
Một số tên gọi khác của người Mỹ bản địa cho trăng tròn tháng Ba bao gồm: Trăng cỏ đỏ xuất hiện (Oglala), Trăng cỏ mọc (Tlingit), Trăng dâu đen (Choctaw), Trăng hoa (Cherokee) và Trăng lá to (Apache), theo lịch nông.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Người Mỹ bản địa, Anishinaabeg hoặc Ojibwe, người dân bản địa ở vùng Great Lakes gọi nó là Popogami Giizis hoặc Broken Snowshoe Moon.
Trong Do Thái giáo, Trăng Hồng còn được gọi là Trăng Vượt Qua, bởi nó đánh dấu ngày đầu tiên của Lễ Vượt Qua (Pesach) của người Do Thái.
Một tên gọi khác là Trăng Phục sinh, liên quan đến Lễ Phục sinh trong đạo Thiên chúa giáo.
Trong một sự kiện vũ trụ hiếm, nhiều người tại Bắc Mỹ cũng đã chứng kiến Mặt trăng hồng vào ngày 8/4, trong giai đoạn trăng non, khi Mặt trăng che khuất Mặt trời trong thời gian ngắn của nhật thực toàn phần.
Như tên gọi của nó, Mặt trăng mang đến góc nhìn hồng đáng kinh ngạc về bầu khí quyển của Mặt trời trong thời kỳ nhật thực.
Hoàng Nam (KHTV).
Xem thêm: