spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Tại sao ông Tập nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn trong đám tang Giang Trạch Dân?

Vào ngày 6 tháng 12, ông Tập Cận Bình đã đọc điếu văn tại tang lễ của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân. Giới quan sát nhận thấy một số điểm đáng chú ý tại lễ tang.

028 2
Ông Tập nói rằng các biện pháp được thực hiện tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 là để đối phó với bất ổn chính trị nghiêm trọng, ngày 08 tháng 12 năm 2022(Spotlight on China/Ảnh chụp màn hình qua TheBL/YouTube)

Đầu tiên, ông Tập giữ bình tĩnh trong suốt 50 phút đọc điếu văn.

Điều này thật kỳ lạ vì các cựu lãnh đạo ĐCSTQ thường bày tỏ sự đau buồn và thậm chí khóc khi đọc điếu văn tại đám tang của các lãnh đạo ĐCSTQ khác. Ví dụ, Giang Trạch Dân  đã khóc khi đọc điếu văn tại lễ tang của Đặng Tiểu Bình.

Sự thờ ơ của Tập trước cái chết của người đồng chí lớn của mình càng thuyết phục các nhà quan sát rằng mối quan hệ giữa Tập và Giang là mối quan hệ giữa hai kẻ thù.

Thứ hai, trong điếu văn vĩnh biệt Giang, Tập đã đề cập đến sự kiện Thiên An Môn.

Điều này thật đáng ngạc nhiên vì sự kiện Thiên An Môn đã được ĐCSTQ đã che dấu cho đến tận bây giờ.

VIDEO: GIANG TRẠCH DÂN – KẺ THỦ ÁC THẬT SỰ PHÍA SAU SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN

Vì sự che đậy này, người Trung Quốc không được biết rằng, vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, ĐCSTQ đã ra lệnh cho quân đội đàn áp và gây ra cái chết của hơn 10.000 sinh viên trong cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn. Các báo cáo cho biết, ngoài Đặng Tiểu Bình đóng vai trò chủ mưu, Giang Trạch Dân, khi đó là bí thư Thượng Hải, và Lý Bằng, khi đó là thủ tướng, là những nhà lãnh đạo ĐCSTQ ủng hộ mạnh mẽ việc đàn áp người dân ở Thiên An Môn.

Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã nhắc lại sự kiện Thiên An Môn trong đám tang của chính Giang Trạch Dân. Các nhà phân tích cho rằng ông Tập có lý do chính trị để làm như vậy.

Theo Vision Times, trong phần nói về sự kiện Thiên An Môn trong bài điếu văn của mình, ông Tập nói rằng các biện pháp được thực hiện tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 là để đối phó với tình trạng hỗn loạn chính trị nghiêm trọng.

Ông Tập nói thêm rằng với tư cách là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vào thời điểm đó, Giang kiên quyết ủng hộ hành động cứng rắn tại Thiên An Môn.

Sang Pu, chủ tịch Hiệp hội Đài Loan-Hồng Kông, nói với VOA rằng ông Tập làm như vậy để đe dọa “phong trào Sách trắng”. Ông Tập muốn gửi thông điệp rằng ĐCSTQ luôn có những biện pháp cứng rắn đối với bất kỳ ai chống lại nó.

VIDEO CHỌN LỌC: GIANG TRẠCH DÂN BẤT CHẤP TẤT CẢ VÌ QUYỀN LỰC – NGƯỜI CÓ CÔNG HAY KẺ TỘI ĐỒ?

Theo BL

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều