spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu, hãy biết giữ gìn và trân quý

Trong văn hóa truyền thống, mối quan hệ vợ chồng rất được coi trọng. Sau khi hai người tiến đến hôn nhân, thì ngoài tình yêu thương, đó còn là trách nhiệm và nghĩa vụ.

Khi kết hôn, phu thê phải thành kính bái thần linh thiên địa, tổ tiên, cha mẹ. Nghĩa cử này có ý nghĩa thiêng liêng và thâm sâu: Trước sự chứng kiến của Trời đất, tổ tiên, cha mẹ, họ kết tóc se tơ, nguyện sống một đời thủy chung son sắt đến răng long đầu bạc. Hôn nhân ấy minh chứng là mối nhân duyên đã kết qua bao đời. Người xưa coi trọng việc giữ gìn đạo vợ chồng, là còn giúp con người duy trì nền tảng đạo đức qua nhiều thế hệ.

ktt caoduong2 kienthuc
Khi kết hôn, phu thê phải kính bái thiên địa, tổ tiên, cha mẹ. Mối nhân duyên đó phải có có Thần linh, tổ tiên, cha mẹ làm chứng và đồng ý.

Câu chuyện mang xúc động và nhân văn mà “Khát Vọng Cuộc Sống” chia sẻ sau đây muốn được truyền thông điệp rằng, chúng ta hãy trân quý duyên phận vợ chồng, sống thủy chung, bao dung và nhẫn nại, để mỗi người đều có một chốn về bình yên trong sâu thẳm tâm hồn.

Năm trước, vì kinh tế khó khăn chưa xây được nhà riêng, vợ chồng tôi phải dọn về ở chung với ông bà nội của chồng ở gần một năm. Ông bà đều đã gần 90 tuổi. Ông không còn khỏe nhưng vẫn đi lại được. Riêng bà thì bị liệt nằm một chỗ từ nhiều năm nay. Từ những ngày được ở cùng ông bà, trong tôi đã có một suy nghĩ khác, một hành động khác về hôn nhân – gia đình.

Trong nhà có hai cặp vợ chồng, nhưng nhìn tình cảm ông bà dành cho nhau mà tôi thấy xấu hổ. Cưới nhau mới ba năm, vợ chồng tôi chỉ đang sống với nhau bằng nghĩa vụ và trách nhiệm. Trong khi ông bà có đến 65 năm hôn nhân thì trong mắt nhau họ vẫn là nhân tình.

Hết giờ làm tôi thường ngồi lại giả vờ bận rộn vì biết chắc thể nào về sớm chồng cũng bảo đi đón con, đi chợ. Trong khi đó chồng đã la cà quán nhậu từ sau 5 giờ, sẽ biết vợ gọi điện nên tắt máy từ trước.

Về nhà chạm mặt nhau, bụng đã đói mà nhà cửa chưa dọn dẹp, cơm chưa có mà ăn, vợ chồng tôi lôi nhau vào phòng tổng sỉ vả. Tôi phát rồ lên vì hết giờ công ty lại chúi mũi vào bếp hầu hạ chồng. Trong khi đó anh ấy lại không xứng đáng được hưởng thụ. Lương nộp vào quỹ chung như nhau, trách nhiệm nuôi con ngang nhau, tại sao chỉ có mình tôi phải cáng đáng việc nhà. Thế là chửi chồng, thế là bị ăn tát. Tôi cũng chẳng vừa, nhảy lên đấm đá chồng cho đến khi mệt lử bật khóc.

Đi ra thấy ông đang ngồi bón cháo cho bà, mắt đã kém nhưng vẫn cố lọc từng cái xương cá nhỏ. Bà không nhai được thường chỉ nuốt, nên cháo ông nấu rất công phu. Nếu thịt thì ninh hai tiếng, cá thì một tiếng, lọc và xay mịn như cháo em bé.

Ảnh người chồng già chăm sóc vợ ốm
Ngày qua ngày, Ông kiên nhẫn bón cho bà từng thìa cháo (Ảnh. Nhân Sinh)

Ông bón nhưng bà cứ nhá ra, ông lấy khăn lau và dỗ dành “cố ăn cho có sức mà sống với tôi bà nó ơi”. Nhiều ngày bà mệt không ăn được nhiều, ông ngồi suốt hai tiếng nhưng vẫn ngọt ngào và kiên nhẫn như thế. Tôi và chồng nhìn nhau xấu hổ. Cả hai vợ chồng sức dài vai rộng mà ai cũng trốn tránh chăm sóc nhau.

Chồng tôi luôn từ chối thời gian rỗi cho vợ con. Bằng mọi cách, cuối tuần nào anh cũng tìm cớ tót ra ngoài nhậu với bạn bè. Nếu kéo anh đi về thăm ngoại hay chở con đi hóng mát, anh sẽ làm điều đó với thái độ khổ sở như bị ai ép buộc cầm tù.

Nghĩ thật tủi thân, ngày xưa yêu nhau như hình với bóng, bây giờ tình yêu đã bị lùi vào hậu trường, chồng và tôi như mặt trăng mặt trời, người này về người kia đi. Trách chồng nhưng rồi ngẫm lại thấy mình cũng tệ. Nếu có thời gian tôi cũng chỉ muốn lượn phố mua sắm đàn đúm tán gẫu chuyện chồng con với lũ bạn. Chưa một lần nghĩ đến việc mua thức ăn về nấu bữa cải thiện cho gia đình. Thời gian dành cho nhau ngày càng ít.

Ngược lại với ông bà, cho dù là nhặt rau ông cũng mang lên ngồi làm cạnh bà. Lúc rỗi thì bà nằm, ông ngồi cùng nhau nghe radio. Bà bị liệt và hơi lẫn, chuyện người này xọ người kia và ngày nào cũng hỏi những câu quen thuộc. Vậy mà ông kiên nhẫn trả lời hết, ngày này sang ngày khác. Niềm hạnh phúc cứ rạng ngời lên khuôn mặt hai người.

Không chỉ ăn uống mà vấn đề vệ sinh ông cũng không cho ai động vào. Ông muốn tự tay làm tất cả cho bà. Tôi đi vệ sinh quên bấm nút xả là chồng la mắng lớn tiếng gọi vợ là đứa bại não. Trong khi ông ngày nào cũng thay tã và tắm rửa cho bà. Nhiều hôm nhìn ông bà rồi so sánh, nước mắt tôi cứ thế chảy dài.

Ông ở nhà chẳng may vấp ngã bất tỉnh bên cạnh giường của bà. Vì nhà không có ai, bà kêu cứu đến khản cổ “Có ai cứu chồng tôi với”. Bà kêu lâu và lớn tiếng đến mức hàng xóm nhà bên nghe thấy được và gọi điện cho vợ chồng tôi về. Ông ngã dập đầu rất nặng nhưng nhất quyết không để chúng tôi đưa vào viện.

Ông bảo: “Thương ông thì cho ông nằm cạnh bà, ông sắp đi rồi”. Đặt ông nằm cạnh bà, tay ông tìm tay bà nắm chặt. Không ai nói được lời nào vì ông quá yếu còn bà vì kêu cứu và khóc nên cũng kiệt sức. Lúc xe cấp cứu đến thì ông đã mất. Tay vẫn đang nắm lấy tay bà, đầu nghiêng vào đầu bà. Ngay cả hai nhân viên cấp cứu cũng sụt sùi khi trông thấy cảnh đó.

Ông Francis và bà Anne chỉ muốn cùng nắm tay rời cõi đời một cách êm ái. Ảnh: Getty Images
Lúc xe cấp cứu đến thì ông đã mất. Tay vẫn đang nắm lấy tay bà, đầu nghiêng vào đầu bà.

Sức khỏe của bà cũng yếu dần từ ngày ông mất, bà tuyệt thực chỉ chuyền nước biển. Cầm cự được hơn 3 tháng rồi bà cũng đi theo ông. Ngày nhắm mắt, cả hai ông bà đều mãn nguyện thanh thản ra đi vì biết đến cuối đời vẫn có nhau.

Nhìn vào tấm gương của ông bà mới biết tôi sai lầm. Tình yêu một thuở mà sau hôn nhân lại bị chính chủ nhân đem ra đối xử tàn tệ đến thế. Tôi luôn ích kỷ vì sao chồng không yêu mình, không làm điều đó cho mình mà quên mất chính mình cũng chưa từng thật sự hết lòng vì chồng.

Có phải tình yêu của người khác thì thiêng liêng còn tình yêu của chúng tôi quá tầm thường? Chắc chắn là không, chẳng qua chúng tôi chưa biết cách yêu và trân trọng, chưa từng nỗ lực vì nhau.

Thế nên mọi người ạ, tôi tự hứa với mình từ đó sẽ yêu chồng và vun đắp cho hôn nhân lâu bền giống như ông bà nội của chồng đã làm. Tuy mấy tháng qua, chúng tôi vẫn cãi cọ nhau nhiều nhưng hôn nhân của chúng tôi đã thực sự cải thiện và hạnh phúc hơn. Do đó, lúc này, tôi lại nghĩ bi kịch hôn nhân hay không xét đến cùng đều do chính chúng ta – những người vợ và những người chồng các bạn nhỉ?

Dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ cũng là của vợ, chồng không bao giờ làm. Đàn ông là vậy, chỉ biết làm việc ‘lớn’, vì với họ, thế mới là đàn ông. (ảnh minh họa)
Từ đó, tôi biết quan tâm, chăm sóc chồng hơn. Mối quan hệ của chúng tôi dần cải thiện. Gia đình cũng trở nên thuận hòa, êm ấm hơn

Người xưa cho rằng tu cả trăm năm, có khi cả ngàn năm mới nên duyên vợ chồng. Khi cưới phải bái kiến thiên địa, tổ tiên, cha mẹ. Chính là mối lương duyên đó là do Trời định, được Thần linh, tổ tiên, cha mẹ chứng kiến và đồng ý. Đây là việc nghiêm túc và quan trọng nhất của đời người. Từ đó, vợ chồng phải sống với nhau trọn kiếp, nếu ai phản bội thì sẽ bị trừng phạt rất nặng nề.

Quan niệm biến dị trong xã hội ngày nay lại đề cao cảm xúc cá nhân, không thoả mãn bản thân là không chịu được. Không thể bao dung, nhẫn nhịn, đòi bình đẳng như nhau nên dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao, gây ra bao hệ luỵ cho con cái và người trong cuộc. Nam cương nữ nhu, âm dương hài hoà. Phụ nữ nên là nhu mì hiền hậu, biết yêu thương, chăm sóc và nhẫn nhịn với chồng. Còn nam nhân thì mạnh mẽ, gánh vác việc lớn và phải biết yêu thương, quý trọng người vợ của mình. Đó là an bài của Thần và là văn hóa truyền thống tốt đẹp giữ gìn nền tảng đạo đức chân chính cho con người qua bao thế hệ.

Đừng vì những quan niệm sai lệch mà làm tổn hại đến sự sắp đặt của Thần. Hãy đối xử với nhau bằng sự chân thành, bao dung, trách nhiệm, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bởi gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có khoẻ thì mới gìn giữ được luân thường đạo lý, giúp xã hội trường tồn.

Mời bạn xem thêm những Video ý nhĩa khác của “Khát Vọng Cuộc Sống

Liên Tịnh

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều