spot_img
20 C
Vietnam
Thứ tư,27 Tháng mười một
spot_img

Vì sao giới trẻ Trung Quốc thích cầu hôn xa hoa, phô trương?

Hôn nhân là một vấn đề lớn, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi có truyền thống coi trọng giáo dục gia đình. Mặc dù nhiều giá trị tinh túy của nó đã bị mai một và biến mất theo thời gian, nhưng hôn nhân do mai mối và sự đồng ý của gia đình vẫn rất được coi trọng trong xã hội Trung Quốc.

002 6
Giới trẻ không thể tìm thấy cảm hứng cho cuộc hôn nhân của mình trong bối cảnh hiện tại của Trung Quốc, ngày 16 tháng 12 năm 2022. (Spotlight on China/Ảnh chụp màn hình qua TheBL/YouTube)

Tuy nhiên, theo Sixth Tone, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc chú trọng cầu hôn rầm rộ và tốn kém. Họ bắt đầu coi đây là nghi lễ không thể thiếu trước khi quyết định tiến tới hôn nhân.

Giáo sư Pei Yuxin tại Đại học Sun Yat-sen đã thực hiện một dự án khảo sát với 2.500 thanh niên ở Quảng Châu. Khi được hỏi yếu tố nào của quá trình kết hôn mà họ coi là quan trọng nhất, câu trả lời phổ biến nhất là “xin giấy đăng ký kết hôn”, tiếp theo là “lời cầu hôn” và “đám cưới” đứng cuối cùng.

Truyền thông đại chúng là thứ thay đổi mọi thứ

Năm 2014, chương trình thực tế mang tên “ Cầu hôn kiểu Trung Quốc ” gây xôn xao giới trẻ nhưng bị chỉ trích vì thiếu tính thực tế.

Bộ phim Hong Kong Love Off the Cuff (2017) cuối cùng đã thay đổi mọi thứ. Cảnh nam chính hát và quỳ gối cầu hôn bạn gái trước sự chứng kiến ​​của gia đình và bạn bè đã trở thành giấc mơ của mọi cô gái Trung Quốc.

Phim nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng với lượng người xem khủng. Từ đây, “văn hóa cầu hôn” được hồi sinh.

Gần đây, các blogger truyền thông xã hội tập trung vào giới trẻ và nền tảng xã hội Xiaohongshu (Instagram của Trung Quốc) đã giúp phóng đại xu hướng này.

Theo Sixth Tone, giới trẻ Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm văn hóa như mạng xã hội, quảng cáo và phim truyền hình. Do đó, họ đã học được rằng cái giá phải trả tương đương với giá trị nhận được.

Những món quà vật chất như hoa tươi, bữa tối dưới ánh nến, nhẫn kim cương và những thứ xa xỉ khác thể hiện tình yêu mãnh liệt.

Nói cách khác, giới trẻ Trung Quốc đánh giá tầm quan trọng về tình cảm của hôn nhân thông qua một lời cầu hôn công phu nhưng lại bỏ qua bản chất cơ bản của lời cầu hôn.

Trọng tâm của họ không phải là câu hỏi, “bạn sẽ cưới tôi chứ?” Thay vào đó, màn cầu hôn trở thành sự tôn vinh mối quan hệ giữa hai người và là cách thể hiện mối quan hệ đó trước mặt bạn bè, gia đình và thậm chí cả những người xa lạ.

Do đó, việc chuẩn bị cho màn cầu hôn trở thành công việc chính của sự kiện chứ không phải là màn cầu hôn.

Tuy yếu tố vật chất là cần thiết, nhưng vấn đề ngày càng được coi trọng không phải là đầu tư vào màn cầu hôn bao nhiêu tiền mà là khâu chuẩn bị và trình bày trang trọng hay không. Sự chuẩn bị của một người chàng trai khi làm lễ ăn hỏi sẽ trở thành thước đo đánh giá rằng anh ấy có đủ kiên nhẫn, cẩn thận và mong muốn được sum vầy bên người phụ nữ của đời mình hay không.

Thay vì để lời cầu hôn nói lên tất cả, giới trẻ Trung Quốc lại chạy theo những yếu tố dị biệt. Phải chăng đây là một trong những yếu tố khiến một bộ phận khác của giới trẻ Trung Quốc không tìm được cảm hứng cho hôn nhân của mình trong bối cảnh Trung Quốc có số lượng các cuộc hôn nhân thấp nhất trong một thập kỷ hiện nay?

Theo BL

Thảo My lược dịch

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều