spot_img
21 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Tất tần tật về Randoseru, chiếc cặp biểu tượng của học sinh tiểu học Nhật Bản

Không chỉ là một vật dụng học tập, Randoseru còn là biểu tượng giáo dục và phản ánh sự tuân thủ và nhất quán trong văn hóa Nhật Bản.

randoseru chiec cap bieu tuong cua hoc sinh tieu hoc nhat ban 4
Nguồn ảnh: Ikidane

Hầu hết học sinh tiểu học tại Nhật Bản đều mang một cặp sách có tên là Randoseru. Randoseru là một từ tiếng Nhật bắt nguồn từ tiếng Hà Lan cũ mang nghĩa là balo. Có thể nói, đây là một món đồ không thể thiếu của mọi học sinh tiểu học tại Nhật bởi nó là “kho” lưu trữ mọi thứ từ sách, vở, bút, tẩy đến quần áo, đồ ăn… mà một đứa trẻ cần có trong một ngày ở trường.

Vai trò của Randoseru

Khuyến khích tinh thần trách nhiệm và kỷ luật

Randoseru được thiết kế để học sinh tiểu học mang theo hàng ngày, chứa đựng sách vở và dụng cụ học tập cần thiết. Trẻ em được khuyến khích tự quản lý và chịu trách nhiệm về đồ dùng học tập của mình từ khi bắt đầu đi học. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen ngăn nắp và tính tự lập.

Randoseru cũng mang ý nghĩa về tinh thần kỷ luật và sự đồng nhất. Mỗi học sinh đều có một chiếc Randoseru tương tự nhau, điều này tạo nên sự bình đẳng và cảm giác thuộc về một cộng đồng. Trẻ em học cách tuân thủ các quy định chung và phát triển tinh thần đoàn kết từ khi còn nhỏ.

Bảo vệ cột sống trẻ nhỏ

Không giống như hầu hết các nước phương Tây, nơi cha mẹ đưa con đến trường bằng ô tô hoặc trẻ em đi xe buýt đến trường, hầu hết trẻ em Nhật Bản tự đi bộ đến trường hoặc tự đi tàu. Việc có một chiếc cặp tốt có thể cân bằng trọng lượng của tất cả những thứ chúng cần mang theo khi đến trường cũng như không ảnh hưởng tiêu cực đến tư thế của chúng là điều quan trọng.

Kích thước của randoseru giúp nó có tác động tích cực đến tư thế. Một trong những đặc điểm thiết kế chính là đệm mềm cho lưng giúp giảm tải cho cột sống cũng như dây đai có thể điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của trẻ. Vì nó cao đến thắt lưng nên dễ dàng di chuyển, ngồi và thậm chí ngả lưng mà không cảm thấy khó chịu.

Quà tặng từ người thân, đánh dấu cột mốc quan trọng của trẻ

Randoseru có giá trị biểu tượng và cảm xúc đối với trẻ em Nhật Bản vì nó tượng trưng cho sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong cuộc sống.

Khoảng 1 năm trước khi bước vào tiểu học, trẻ em Nhật thường được nhận Randoseru thông qua phong tục “Rankastu”.

Rankastu, là từ viết tắt của “Randoseru Katsudo” có nghĩa là việc đi đến cửa hàng để chọn một chiếc Randoseru, tìm kiếm trên Internet, hoặc là đặt hàng theo danh mục.

randoseru chiec cap bieu tuong cua hoc sinh tieu hoc nhat ban 3

Một điều rất phổ biến là ông bà thường tặng cho con cháu một chiếc Randoseru vào lễ nhập học . Ở Nhật Bản có những kỳ nghỉ dài như Tuần lễ vàng (tháng 5) và Obon (tháng 8),rất nhiều đứa trẻ sẽ đến nhà ông bà chơi trong thời gian đó. Vào những ngày này, ông bà thường đưa cháu đến những cửa hàng bách hóa để lựa chọn và mua chiếc Randoseru ưng ý.

Randoseru đang trở thành ‘gánh nặng’ cho trẻ?

Không thể phủ nhận tính hữu dụng của chiếc cặp Randoseru nhưng nó lại cũng chính là nguồn cơn đẩy tinh thần và sức khỏe của những đứa trẻ đi xuống khi ngày nào chúng đều phải mang chiếc cặp nặng đến mức ê ẩm lưng và vai.

randoseru chiec cap bieu tuong cua hoc sinh tieu hoc nhat ban 2
Nhiều học sinh đang phàn nàn về việc balo mang đi học hàng ngày của chúng quá nặng đến mức bị đau ê ẩm lưng và vai (Ảnh minh họa)

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Footmark – một nhà sản xuất đồ bơi cho học sinh có trụ sở tại Tokyo, trong số hơn 90% trẻ em trong độ tuổi 6-12 sử dụng cặp Randoseru cho biết trọng lượng balo chúng mang đến trường ngày một nặng hơn. Độ “nặng” ở đây ám chỉ cả nghĩa đen và nghĩa bóng – sức nặng của kiến thức và trọng lượng của balo.

Còn trong một cuộc khảo sát 1.200 phụ huynh và con cái học lớp một, lớp hai và lớp ba của tờ Yomiuri Shimbun báo cáo rằng, 90% phụ huynh thấy cặp của con trẻ đang bị quá khổ quá tải so với một đứa trẻ 6, 7 tuổi.

Những chiếc cặp ban đầu được giới thiệu để khuyến khích trẻ em yêu thích việc đi bộ đến trường và được sản xuất để phục vụ học sinh trong suốt sáu năm đầu tiên của chương trình giáo dục bắt buộc, thế mà giờ đây lại là nỗi “ám ảnh” đối với bọn trẻ.

Thậm chí, Yomiuri đưa tin trọng lượng trung bình của một chiếc Randoseru chứa đầy sách và các vật dụng khác hiện tại là 4,28kg, tăng hơn so với con số 3,97kg vào năm 2022. Đó chưa kể đến việc trong một vài trường hợp, trẻ phải vật lộn với chiếc balo nặng hơn 10kg.

randoseru chiec cap bieu tuong cua hoc sinh tieu hoc nhat ban 1
Một số học sinh Nhật Bản phải vật lộn với chiếc balo nặng hơn 10kg (Ảnh minh họa)

Gần 1/4 trẻ em trong tình trạng đau vai hoặc lưng khi mang chiếc cặp toàn sách đó đến trường, trong khi 65% số trẻ được hỏi cho biết chúng muốn đổi chiếc Randoseru của mình để lấy thứ gì đó nhẹ hơn.

Giá thành chiếc cặp này không hề rẻ, chiếc rẻ nhất cũng khoảng 20.000 Yen Nhật (khoảng 3,5 triệu VNĐ). Có những chiếc lên tới 75.000 Yen (khoảng 13 triệu VNĐ) nhưng thông thường, một chiếc cặp như vậy sẽ được trẻ em Nhật sử dụng trong suốt 6 năm tiểu học.

Tổng hợp (Theo Thể thao văn hoá, Fun Japan, Ikidane)

ắc quy xe máy diện năng 4

Xem thêm:

3 điển tích nổi tiếng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của cổ nhân

Cha mẹ làm gương: Hành trang quý giá nhất dành cho con trẻ

Những đáp án hay nhất khi con trẻ hỏi bạn “Vì sao phải đọc sách?”

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều