spot_img
21 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Vì sao giới đặc quyền ở Trung Quốc tử vong dồn dập vì COVID?

Sau khi chính quyền Trung Quốc đột ngột nới lỏng phong tỏa, một lượng lớn người đã được chẩn đoán dương tính với Covid-19. Vì vậy, một số các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức đã phải đóng cửa do nhân viên nhiễm dương tính.

Đáng chú ý là đại dịch trong tháng 12 này đã lấy đi sinh mạng của rất nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ), các viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học, chuyên gia và học giả, nghệ sĩ, người dẫn chương trình,… Vì sao những người được hưởng chế độ y tế đặc biệt này lại tử vong vì dịch?

Dịch bệnh tấn công CCTV? Chỉ còn 2 trong số 8 người dẫn chương trình

Gần đây, một số cư dân mạng đã đăng trên Weibo rằng sau khi ĐCSTQ nới lỏng phong tỏa, nhiều người dẫn chương trình CCTV đã bị nhiễm Covid. Có người phát hiện ra rằng “Chương trình thời sự” (Tân Văn Liên Bố) đã 6 ngày không đổi người. Khang Huy và Trịnh Lệ thường trực lên sóng. Trịnh Lệ phát sóng liên tục trong 5 ngày và Khang Huy liên tục trong 6 ngày. Quần áo được thay đổi hàng ngày, nhưng mọi người không được nghỉ ngơi.

anh chup man hinh 2022 12 29 luc 101126 sa
Ảnh chụp màn hình weibo.

Theo NetEase của Trung Quốc, “Chương trình thời sự” có tổng cộng 8 người dẫn chương trình, hai người một nhóm, chia làm bốn nhóm, thường ngày luân phiên, mấy ngày nay không có thay đổi, điều này thực sự rất đáng ngạc nhiên.

Cư dân mạng đã thảo luận sôi nổi về điều này, một số người đã đùa rằng: “Có thể nào hai người họ bị nhốt trong đơn vị công tác”. Có người nói rằng sau khi lắng nghe kỹ, tình trạng của Trịnh Lệ cũng không tốt, giọng mũi vẫn rất nặng, không biết là cô ấy đã đến giai đoạn cuối của quá trình chuyển từ dương tính sang âm tính hay mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Ngoài việc phát sóng tin tức, Phùng Thù, người dẫn chương trình dự báo thời tiết của CCTV, cũng làm việc với “chấn thương” là vết phồng rộp hiện rõ trên miệng.

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi rằng Phùng Thù đã như vậy, tại sao anh ấy không nghỉ ngơi và thay đổi người phát sóng? Phùng Thù sau đó thẳng thắn đáp lại: “Đã chuyển sang âm tính mấy ngày rồi, nhưng không biết tại sao miệng lại phồng rộp. Tình trạng chung không có vấn đề gì. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.”

NetEase cũng cho biết, ngoài ra, những người dẫn chương trình của “Thời không phương Đông”, như Lao Xuân Yến và Sài Lộ cũng dương tính, chỉ còn Trâu Vận là đang làm việc hàng ngày.

Lý Hồng và Tang Thần, người dẫn chương trình “Bên kia eo biển Đài Loan”, đều biến mất và Đổng Lệ Bình phải đến thay thế.

Trương Đằng Nhạc, người dẫn chương trình của Kênh Khoa học và Giáo dục cho biết mình đã nhiễm dương tính và khó chịu hơn nhiều so với cảm mạo, nhiệt độ cơ thể tăng vọt nhanh chóng, dù không uống thuốc nhưng anh ấy đã uống nước như điên và nửa tiếng phải đi vệ sinh một lần, sau khi nhiệt độ hạ xuống, cổ họng hơi đau và có triệu chứng nghẹt mũi.

Người dẫn chương trình kỳ cựu Bạch Nham Tùng cũng nhiễm virus, anh ấy nói rằng quá trình chiến đấu chống lại virus của anh ấy là “nằm phẳng” và liệt giường.

Thêm nhiều viện sĩ Trung Quốc qua đời

Theo NTD Tiếng Trung, Ngày 28/12, Trung Quốc có thêm hai viện sĩ qua đời. Kể từ đầu tháng 12 đến nay, hai viện hàn lâm cấp cao nhất của Trung Quốc đã mất đi 21 viện sĩ. Trong đó, 8 ngày qua có 18 người tử vong, mật độ cao chưa từng thấy.

Thêm nhiều viện sĩ Trung Quốc qua đời, mật độ cao chưa từng thấy
Ảnh chụp phòng thí nghiệm P4 tại Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào ngày 17/4/2020. Phòng thí nghiệm này được xây dựng với sự hợp tác của công ty công nghiệp sinh học Pháp Institut Merieux và Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). (HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images)

Trung Quốc có hai viện hàn lâm cấp Bộ trực thuộc Quốc vụ viện là Viện hàn lâm Công trình Trung Quốc (CAE) và Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). Chúng được gọi chung là “Lưỡng Viện”.

CAE là tổ chức học thuật tư vấn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công trình ở Trung Quốc. Còn CAS lại chuyên tư vấn về các ngành khoa học tự nhiên, viện này cũng lập ra hàng trăm hãng thương mại, một trong số đó là tập đoàn Lenovo.

Từ đầu tháng Mười Hai tới nay, hai viện hàn lâm cấp Bộ của Trung Quốc đã mất ít nhất 21 viện sĩ (CAE 15 người, CAS 6 người). Mật độ cao nhất là trong 8 ngày qua với 18 người, trung bình mỗi ngày mất hơn 2 người.

Trong số này, người trẻ tuổi nhất là viện sĩ Tưởng Hoa Lương (Jiang Hualiang) của CAE. Ông mất tại Thượng Hải vào ngày 23/12, hưởng dương 57 tuổi.

Các viện sĩ của ĐCSTQ là những người có địa vị và luôn được hưởng đãi ngộ y tế ở mức cao. Việc họ đột ngột qua đời bị nghi là có liên quan đến dịch COVID-19 đang hoành hành ở Trung Quốc.

Vì sao những người được hưởng chế độ y tế đặc biệt này lại dồn dập tử vong?

Lê Tử Lưu, một quan chức cấp cao cấp thứ trưởng của ĐCSTQ, từng là cựu Thị trưởng Quảng Châu, đã qua đời vì bệnh vào ngày 25/12. Khi phụ trách Quảng Châu, ông đã giúp ĐCSTQ quảng bá tiếng phổ thông và được trao tặng “Huân chương Bình dân học vụ”. Ông chính thức được gọi là “chiến sĩ cộng sản đã qua khảo nghiệm lâu dài”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 50 quan chức ĐCSTQ đã chết vì bệnh kể từ tháng 12, bao gồm: Lưu Cát – thanh tra đặc biệt đầu tiên của Quốc vụ viện ĐCSTQ, Chu Trị Hồng – cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Giang Tây, và Cúc Khai – cựu Bí thư ĐCSTQ, v.v. .

photo 2022 12 28 02 36 33
Kể từ tháng 12, ít nhất 50 quan chức ĐCSTQ và 21 viện sĩ đã chết. (Ảnh: NTDTV)

Theo NTDTV, tính đến ngày 29/12, ít nhất 21 viện sĩ tử vong vì dịch, bao gồm Vương Trọng Kỳ – chuyên gia nổi tiếng về khí động học máy móc, Trương Kim Triết – cựu phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh, Trương Hữu Thượng – nhà hóa sinh và sinh học phân tử, Mã Kiến Chương – viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc kiêm chuyên gia về khoa học động vật hoang dã, cùng những người khác.

Trang ‘Võng dịch phát văn’ – một tờ báo của đại lục đưa tin, tại một trường đại học đứng đầu của Trung Quốc đã có 45 giáo sư và nhân viên của trường đã chết trong 1 tháng qua. Kể từ đầu năm nay, có tới 101 giáo viên của Đại học Bắc Kinh đã qua đời.

Bắc Kinh đã trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt dịch bệnh sóng thần này, hầu hết những người thiệt mạng đều là đảng viên ĐCSTQ và những người từng làm việc cho ĐCSTQ.

Theo Minh Huệ Net, nhiều nhân vật và chuyên gia nổi tiếng của ĐCSTQ ở Bắc Kinh đã qua đời như:

  • Ông Vương Đức Lộc, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh, qua đời vào ngày 14 tháng 12 ở tuổi 66.

  • Bà Trữ Lan Lan, nghệ sỹ biểu diễn Kinh kịch trứ danh của Học viện Chuyên nghiệp Nghệ thuật Kinh kịch Bắc Kinh, qua đời vào rạng sáng ngày 18 tháng 12 ở tuổi 39.

  • Ông Ngô Quan Anh, giáo sư Khoa Thiết kế Nghệ thuật Thông tin của Học viện Nghệ thuật & Thiết kế, Đại học Thanh Hoa, qua đời vào ngày 20 tháng 12 ở tuổi 67 sau khi mắc “cảm lạnh nặng”.

  • Giảng viên Chu Đào của Học viện Mỹ thuật thuộc Học viện Công nghệ Thời trang Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 12 ở tuổi 59.

  • Chuyên gia sản phụ khoa toàn quốc Tào Lai Anh, qua đời tại Vũ Hán vào ngày 20 tháng 12 ở tuổi 69.

  • Ông Trương Quốc Thành, cán bộ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 12 “do điều trị bệnh không hiệu quả”.

  • Bà Tào Phượng Kỳ, giáo sư danh dự của Trường Quản trị Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 12 ở tuổi 77, “do bệnh tật và việc điều trị không thành công.”

  • Giáo sư Lưu Thống, chuyên gia về lịch sử ĐCSTQ và lịch sử quân sự tại Đại học Giao thông Thượng Hải, qua đời vào ngày 21 tháng 12 ở tuổi 71, “do bệnh tật và điều trị không thành công.”

  • Ông Uông Đồng Tam, cựu giám đốc Viện Kinh tế Định lượng và Kinh tế Kỹ thuật của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc kiêm chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Định lượng Trung Quốc, qua đời vì bệnh tật ở Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 12 ở tuổi 74.

  • Giáo sư Đổng Ngọc Minh của Trường Dược thuộc Đại học Lan Châu, qua đời tại Lan Châu vào ngày 19 tháng 12 ở tuổi 51, “do bệnh tật và điều trị không thành công”.

  • Phó giáo sư Giang Chí Cường của Đại học Y khoa Tôn Trung Sơn, qua đời vì bệnh đột phát ở Thâm Quyến vào ngày 10 tháng 12 ở tuổi 40.

  • Ông Vương Nhước Cát, cựu cầu thủ bóng đá, 37 tuổi của Giải bóng đá Super League Trung Quốc, qua đời sau khi bị nhiễm bệnh vào ngày 12 tháng 12.

Đường Hạo, một nhà bình luận về các vấn đề quốc tế tại Hoa Kỳ: “Tất nhiên điều đó không có nghĩa là những người không phải là đảng viên ĐCSTQ sẽ không bị nhiễm bệnh, không phải vậy. Nhưng thực sự có một hiện tượng kỳ lạ hiện nay, đó là một số lượng lớn các quan chức và đảng viên của ĐCSTQ đều đã chết vì virus, như thể virus này đặc biệt thích “dính” vào ĐCSTQ.”

Đường Hạo: “Khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát vào năm 2020, virus đã lây lan ra nước ngoài và các quốc gia có dịch bệnh nghiêm trọng nhất vào thời điểm đó đều là những quốc gia rất thân cận với ĐCSTQ, chẳng hạn như Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, v.v.. Nhưng sau đó vì virus lan tràn quá lợi hại nên hầu như tất cả các nước đều thất thủ. Lần này, mục tiêu của virus dường như được chuyển từ các quốc gia thân Trung Cộng ở nước ngoài sang ĐCSTQ ở Bắc Kinh.”

Yokogawa, một nhà bình luận thời sự ở Hoa Kỳ: “Bởi vì Bắc Kinh là trung tâm cai trị của ĐCSTQ, nên có rất nhiều nhân viên, hoặc cột trụ của hệ thống ĐCSTQ là ở nơi này. Những người này một mực làm những điều xấu trong nhiều năm. Xét về khả năng chống lại bệnh tật, những người này từ lâu đã hy sinh mạng sống của người khác để kéo dài cuộc sống của họ.”

Bệnh viện 301 thuộc Bệnh viện Đa khoa ĐCSTQ ở Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ kéo dài tuổi thọ của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đến 150 tuổi.

Yokogawa: “Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ hoặc những người thuộc các nhóm lợi ích trong hệ thống có tuổi thọ đặc biệt dài. Điều này chủ yếu dựa vào việc thay thế các cơ quan nội tạng từ những người trẻ tuổi. Bởi vì rất nhiều cái chết ở người già là suy tạng. Họ thay thế các cơ quan từ người trẻ để có thể kéo dài cuộc sống của mình. Nhưng cơ thể họ không thể chịu đựng được việc này cứ lặp lặp lại nhiều lần, cho nên vừa nhiễm virus thì họ liền không qua khỏi.”

Vào ngày 19, Đài Á châu Tự do dẫn lời một quan chức cấp cao trong hệ thống chính trị và pháp luật của Bắc Kinh tiết lộ rằng, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, dịch bệnh đã bùng phát tại các bệnh viện lớn ở Bắc Kinh, nhưng chính quyền đã chặn tin tức, dẫn đến rất nhiều quan chức cấp cao tử vong.

Yokogawa: “Tại sao những người này lại chết vì che giấu dịch bệnh? Sau đó, tôi cẩn thận nghĩ lại, đó là những người này được hưởng quá nhiều tài nguyên y tế và sống trong bệnh viện trong một thời gian dài. Nó giống như một viện dưỡng lão, dành cho họ một số đối xử đặc biệt, vì vậy những đặc quyền mà họ được hưởng lại trở thành nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ.”

T. M (T/h)

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều