Trong dòng sông dài của lịch sử, rất nhiều dân tộc đều có lưu truyền lại những dự ngôn của riêng mình, những dự ngôn ấy đóng vai trò như là lời cảnh báo và cũng là lời gợi ý cho hậu nhân…
Rất nhiều dự ngôn nổi tiếng đều nhắc đến kiếp nạn rất lớn mà con người sẽ phải trải qua, cũng chính là ‘đại tai nạn’ của loài người trong các truyền thuyết. Các lời mô tả của các dự ngôn này đều rất giống nhau: Trong suốt ‘đại tai nạn’ kéo dài nhiều năm, thế giới sẽ hứng chịu đủ loại tai họa đưa con người đến bờ vực của sự diệt vong.
Trong ‘đại kiếp nạn’, ngoại trừ những tai nạn tự nhiên đáng sợ ra thì các lời tiên tri đều mô tả 3 loại biểu hiện của thảm họa: thứ nhất là chiến tranh, tức là chiến tranh thế giới lần thứ 3; thứ hai là lửa trời, tức là chiến tranh hạt nhân; sau cùng là đại dịch bệnh. Trong các biểu hiện của thảm họa thì đại dịch có mức độ hủy diệt đối với nhân loại cao nhất.
Từ các dự ngôn liên quan mà nói, mô tả chi tiết nhất về đại dịch có thể được tìm thấy trong các dự ngôn của Phật gia là ‘Ngũ Công Kinh’ và dự ngôn của Đạo gia là ‘Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh’ vốn vẫn còn được lưu truyền rộng khắp trong dân gian.
Điều đặc biệt đáng chú ý là những lời tiên tri này, trong khi mô tả những cảnh tượng thảm khốc của đại tai nạn, tất cả đều lưu lại một cách làm thế nào để vượt qua được thảm họa này – Nghĩa là trong đại tai nạn mang tính hủy diệt sự lựa chọn của thế nhân có thể làm thay đổi quỹ đạo của lịch sử.
Bài viết này phân tích và thảo luận về một số chủ đề liên quan đến đại dịch trong các lời dự ngôn:
-
- Phạm vi thời gian và biểu hiện của “Đại dịch”
- Tiết lộ phương thức tránh tai họa và dịch bệnh trong dự ngôn
- Biến số của tai họa trong dự ngôn
Với tình hình dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, những diễn biến được mô tả trong lời tiên tri có thể là nhạy cảm và khiến người ta khó tin hơn. Bài viết này được viết dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên ý của dự ngôn, đưa ra lời giải thích hợp lý nhất mà bài viết này xem xét từ nghĩa đen của lời tiên tri. Còn những gì được nói là đúng hoặc sai đã có kiểm nghiệm lịch sử và đánh giá từ độc giả.
(Một số đoạn và phân tích liên quan đến bài viết này đã xuất hiện trong một số bài viết khác liên quan đến tác giả của bài viết này. Bài viết này được sử dụng lại ở đây để duy trì tính toàn vẹn của chủ đề của bài viết.)
1. Phạm vi thời gian phát sinh và biểu hiện của Đại ôn dịch
Tý Sửu chi niên giang biên khởi
Tử giả vạn vạn khiếm quan tài
(Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài)
Đây là mô tả về khởi đầu và biểu hiện của đại ôn dịch trong dự ngôn Phật gia ‘Ngũ Công Kinh’. Vậy năm Tý Sửu ứng với năm nào của lịch dương? Một số người có thể nghĩ: nói không chừng “đại họa” bao gồm cả “đại dịch” sẽ xảy ra sau một ngàn năm. Muốn xác định thời gian xảy ra cụ thể của ‘đại dịch’, trước tiên chúng ta xác định phạm vi thời gian xảy ra ‘đại họa’.
1.1 Phạm vi thời gian phát sinh Đại họa
Trên thực tế, tất cả các dự ngôn lịch sử có liên quan của Trung Quốc đều dự đoán rằng triều đại cuối cùng trước khi Đại họa này xảy ra là chế độ ĐCSTQ. Hơn nữa, sự bại hoại của ĐCSTQ sẽ dẫn đến diệt vong của chính quyền này. Khi nó sụp đổ sẽ đi kèm với Đại họa giáng xuống thế gian.
Tuy nhiên, mặc dù một số dự ngôn đã mô tả thời gian cụ thể khi Đại họa xảy ra, nhưng người xưa dùng lịch can chi truyền thống của Trung Quốc để tính toán, nên rất khó xác định chính xác thời gian đối ứng với lịch dương.
Trong các lời dự ngôn lịch sử của Trung Quốc, dự ngôn Phật gia “Ngũ Công Kinh” là một trong các dự ngôn có thể mô tả thời gian cụ thể xảy ra Đại họa tương ứng với lịch dương. Theo mô tả của dự ngôn này, thời gian cụ thể phát sinh Đại họa là vào thời ‘Hạ nguyên giáp tý luân hồi mạt kiếp’’. Thông qua tính toán chi tiết, ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ là dùng để chỉ sáu mươi năm từ 1984 đến 2043. (Để biết quá trình tính toán chi tiết về ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tử’, quý độc giả vui lòng tham khảo loạt bài ‘Số mệnh Quốc Cộng hai đảng trong dự ngôn và Đại tai nạn’).
Vì trong lịch can chi truyền thống, một chu kỳ tuần hoàn 60 năm gọi là một giáp, nên 60 năm ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ đối ứng với dương lịch chính là từ năm 1984 đến 2043, thế thì, theo các dự ngôn lịch sử Trung Quốc mô tả thời gian phát sinh Đại họa vào thời mạt kiếp, dùng lịch can chi có thể xác định được thời gian tương ứng với dương lịch.
Chẳng hạn như dự ngôn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia có mô tả chi tiết về vận mệnh thời mạt kiếp. Trong đó có viết sự kiện đầu tiên thời mạt kiếp là năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi sẽ phát sinh một trận dịch bệnh đáng sợ. Mà năm Nhâm Ngọ và Quý Mùi ấy là tương ứng với năm 2002 và 2003 trong chu kỳ 60 năm 1984-2043 của ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’, do đó ôn dịch mà dự ngôn này đề cập đến chính là chỉ dịch SARS xảy ra vào năm 2002 và 2003. Thực tế là mô tả về ôn dịch của Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh hoàn toàn phù hợp với mô tả của y học hiện đại về triệu chứng bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng).
Ngoài ra, Đại tai nạn mà mọi người vẫn biết, chính là chỉ một thời gian đặc biệt trong ‘mạt kiếp hạ nguyên giáp tý’ sẽ phát sinh một thảm họa quy mô lớn thảm khốc nhất, tập trung nhất, dai dẳng nhất với các hiện tượng mà bài viết từng đề cập ở trên là chiến tranh, lửa trời và ôn dịch. Trong bài viết này chúng tôi gọi thời kỳ lịch sử đặc biệt này là thời kỳ Đại họa.
Theo các dự ngôn liên quan, thời kỳ Đại họa này thuộc giai đoạn ‘trước sau hơn 10 năm’ của giai đoạn 2018-2043 được viết trong Ngũ Công Kinh.
1.2 Phạm vi thời gian phát sinh và biểu hiện của Đại dịch
Thế thì theo như dự ngôn, khi nào sẽ bắt đầu phát sinh thời kỳ Đại dịch có tính hủy diệt thảm khốc nhất đối với nhân loại? Khi nào dịch bệnh sẽ lên cao trào và khi nào sẽ kết thúc?
Trong các dự ngôn lịch sử của Trung Quốc, có rất ít dự ngôn mô tả rõ ràng về sự khởi đầu của “Đại dịch”. Trong đó, Ngũ Công Kinh đã đưa ra mô tả cụ thể hơn về thời gian bắt đầu và địa điểm của “Đại dịch”: ‘Tý Sửu chi niên giang biên khởi’ (Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu).
Thời kỳ Đại họa từ 2018 đến 2043 có 2 lần xuất hiện năm Tý Sửu: một là Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021, hai là Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033.
Kết hợp với dịch “viêm phổi Vũ Hán” đã xảy ra dữ dội và trên quy mô lớn, chúng ta có được suy luận tự nhiên và khá hợp lý: Canh Tý 2020 và Nhâm Sửu 2021 chính là 2 năm bắt đầu Đại ôn dịch trong dự ngôn trên. Còn ‘bên sông’ chính là thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông Dương Tử.
Mặc dù mọi người đang mong đợi rằng “Đại dịch” sẽ sớm vượt qua thời kỳ đỉnh điểm và nhanh chóng kết thúc, tuy nhiên, cũng có phiên bản của Ngũ Công Kinh nói rằng: hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033, vào tháng 8, 9, sáng bệnh tối chết, lại còn phải chịu nạn binh lửa, mười phần chết hết chín phần. Nói cách khác, hai năm Tý Sửu lần thứ hai tức năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 sẽ có trận ôn dịch thậm chí còn thê thảm hơn. Rốt cuộc đó là chuyện gì?
Kỳ thực, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh khi mô tả phạm vi thời gian phát sinh ôn dịch trong thời kỳ Đại tai nạn có mô tả rằng hai lần cao trào của ôn dịch hay là Đại dịch xảy vào hai năm “Giáp Thìn 2024 và Giáp Dần 2034, sẽ có 36 vạn con quỷ dịch bệnh đến giết kẻ ác, là do có rất nhiều kẻ độc ác”.
-
- Trận Đại ôn dịch thứ nhất
Đãn khán Thìn niên trung thu nguyệt
Gia gia hộ hộ hữu thư trùng
Tý Sửu chi niên giang biên khởi
Tử giả vạn vạn khiếm quan tài
Tạm dịch:
Hãy nhìn trung thu năm Thìn ấy
Bọ dòi có ở khắp mọi nhà
Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài
Đó là mô tả của Ngũ Công Kinh về trận Đại dịch trong Đại tai nạn.
Căn cứ vào việc năm Canh Tý (năm 2020) đã phát sinh dịch viêm phổi Vũ Hán, kết hợp với Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh tả năm Giáp Thìn 2024 trận dịch bệnh thứ nhất lên đến đỉnh điểm, thì bài thơ trong Ngũ Công Kinh chính là chỉ trận đại dịch đầu tiên. (Vì ‘thiên cơ bất khả lộ’ nên các dự ngôn thường dùng lối nói ẩn dụ để mô tả tương lai. Chẳng hạn bài thơ trên sử dụng phép đảo kết cấu, do vậy rất khó xác định được trình tự thời gian phát sinh sự việc).
Nói cách khác, thời gian bắt đầu trận Đại dịch thứ nhất là hai năm Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021, địa điểm bắt đầu là thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông. Trận dịch này dường như trải qua thêm hai năm khi mạnh khi yếu, tức là hai năm Nhâm Dần 2022 và Quý Mão 2023, đến tháng trung thu (tháng 8, 9 âm lịch) năm Giáp Thìn 2024 sẽ lên đến đỉnh điểm.
Ngũ Công Kinh tả rằng:
Dần Mão Thìn niên bát cửu nguyệt
Biến địa tử nhân bất kham ngôn
Mễ thục ngũ cốc vô nhân ngật
Ti miên y đoạn vô nhân xuyên
Tạm dịch:
Tháng tám chín năm Dần Mão Thìn
Người chết khắp nơi không kể xiết
Ngũ cốc, lúa chín, không người ăn
Áo tơ, lụa gấm, không người mặc
Thời kỳ đỉnh điểm của ôn dịch Ngũ Công Kinh có mô tả:
Thế thượng Dần Mão Thìn Tỵ niên
Thiên sai ma vương tại tiền
Lập bất đãi tử thời tương diên
Tảo thời đắc bệnh mộ thời vong
Tạm dịch:
Nhân thế năm Dần Mão Thìn Tỵ
Trời sai ma vương đến trước mặt
Người không chờ chết được kéo dài
Sáng sớm mắc bệnh chiều tối chết
Nghĩa là lúc ấy virus gây dịch bệnh dường như nhiều lần trải qua biến đổi, thậm chí có thể tạo ra một loại dịch bệnh mới, virus này ‘hung ác dị thường’, khiến người mắc bệnh ‘tảo thời đắc bệnh mộ thời vong’ (sáng sớm mắc bệnh chiều tối chết), ‘gia gia hộ hộ hữu thư trùng’ (bọ dòi có mặt ở nhà nhà), ‘biến địa tử nhân bất kham ngôn’ (người chết khắp nơi không kể xiết).
Nói cách khác, dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay tựa hồ chỉ là mở màn cho đỉnh điểm của ôn dịch xảy ra vào năm Giáp Thìn 2024. Ngay cả khi một ngày dịch viêm phổi Vũ Hán xuống mức thấp nhất, vẫn lo rằng mọi người vẫn là không thể thiếu cảnh giác đối với tình hình tiến triển của dịch bệnh.
Điều đáng nói là khi mô tả hiện tượng ôn dịch phát sinh ở niên đại hiện nay (Giáp Ngọ tuần niên, tức là từ 2014 đến 2023), Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh đã viết: ‘Bảy mươi vạn quạ đen bay khắp thiên hạ, người trông thấy tự nhiên mắc bệnh, không thể cứu trị được’. Hiện tượng này phù hợp với những gì đã xảy ra ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tỉnh Hồ Bắc và khiến người ta kinh hãi.
-
- Trận Đại dịch thứ hai
Thời gian bắt đầu trận Đại dịch thứ hai có thể là vào hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 được mô tả trong Ngũ Công Kinh. Còn đỉnh điểm của trận ôn dịch này được Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh mô tả là vào năm Giáp Dần 2034.
Theo lời tiên tri, sự xuất hiện của trận Đại dịch thứ hai này rất khốc liệt và hầu như không có sự khác biệt giữa khởi đầu và đỉnh điểm: bắt đầu từ hai năm Nhâm Tý 2032 và Quý Sửu 2033 đến đỉnh điểm vào năm Giáp Dần 2034, Ngũ Công Kinh tả là ‘sáng bệnh tối chết’, ‘mười phần chết hết chín, còn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh thi tả ‘chết mười phần cũng có thể lưu lại một phần’. Quả thật là thê thảm đến cùng cực!
Kỳ thực khi xem xét các dự ngôn lịch sử có liên quan chúng ta thấy rằng các nhà dự ngôn đã có thể nhìn ra an bài của lịch sử trong quá khứ. Đại tai nạn kéo dài nhiều năm, trong đó mức độ hủy diệt của Đại ôn dịch đối với nhân loại là ‘mười phần còn một’, vô cùng thê lương. Chẳng hạn Ngũ Công Kinh mô tả rằng ‘bất luận giàu nghèo, người dân thiên hạ mười phần bị diệt hết chín phần’; Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh viết là ‘chết mười phần cũng có thể lưu lại một phần’; Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bia ký tiên đoán ‘người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba’; Cách Am Di Lục dự rằng ‘sáng bệnh tối chết, mười hộ còn một’, Kinh Thánh, sách Khải Huyền cũng dự đoán rằng nhân loại vì chịu sự lừa dối của Satan mà tai họa ngập đầu, tử vong vô số; v.v…
Về biểu hiện của tình trạng dịch bệnh thời kỳ cao điểm, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả rằng: ‘Thân người sinh bệnh nhọt độc và lở loét, máu mủ be bét hôi thối’; Ngũ Công Kinh miêu tả rằng: ‘Mắt chảy máu, thân chảy mủ, bụng sinh dòi’, hơn nữa ‘Mọi nhà đều có dòi bọ’; ‘Mỹ nhân má hồng chảy máu chết’. Dường như lúc đó xuất hiện một loại vi khuẩn độc ‘dòi bọ’ thích máu thịt con người, sức sát thương của nó không gì sánh nổi.
Tổng hợp những phân tích trên, nhân loại ngày nay có thể đã bước vào thời kỳ “Đại họa” được nói đến trong các dự ngôn lịch sử, hơn nữa, thời kỳ này có thể kéo dài hơn chục năm, đến sau năm Giáp Dần (2034) mới dần dần hết.
2. Tiết lộ phương thức tránh tai họa và dịch bệnh trong các dự ngôn
Rất nhiều dự ngôn Đông – Tây đều miêu tả hậu quả thảm khốc 10 người còn 1 do Đại họa gây ra. Nhưng đồng thời, tất cả các dự ngôn lịch sử có liên quan này đều tiết lộ làm thế nào tránh tai họa: Trong Đại họa, sẽ có một Thánh nhân xuất thế – tất cả người tin theo và người thiện lương cuối cùng sẽ được Thánh nhân cứu vớt, từ đó bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới của lịch sử, còn người bị đào thải trong Đại họa đều là những người không tin theo và là người ác.
Trước khi thảo luận chi tiết cụ thể làm thế nào tránh được tai họa và dịch bệnh, đầu tiên chúng ta nói rõ một chút về hai dự ngôn mà bài viết dùng làm căn cứ: Ngũ Công Kinh của Phật gia, và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia.
Theo nghiên cứu của các học giả hiện đại, Ngũ Công Kinh khởi nguồn từ “Chuyển Thiên Đồ Kinh” vào thời cuối đời Đường và thời Ngũ Đại hơn 1000 năm trước. Sau này các triều đại có xuất hiện những phiên bản với tên gọi khác nhau nhưng nội dung giống nhau. Nó thuật lại chi tiết về Đại nạn có tính hủy diệt xảy ra vào thời mạt kiếp mà Ngũ Công Bồ Tát núi Thiên Thai dự ngôn, đồng thời dự ngôn trong Đại họa có Thánh nhân cứu thế “Minh Vương” xuất thế, “thay đổi càn khôn”, khiến thiên hạ bước vào thời thái bình thịnh thế tươi đẹp mới hoàn toàn.
Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh được ghi chép trong kinh điển của Đạo gia là Đạo Tạng. Các học giả cho rằng: 10 quyển đầu là kinh văn nguyên thủy, ghi chép về tai họa to lớn xảy ra vào thời mạt kiếp do Thái Thượng Đạo Quân giảng thuật cho Đạo sĩ Vương Thoán ở núi Kim Đàn Mã Tích vào những năm cuối đời Tây Tấn, đồng thời dự ngôn khi đó sẽ có Thánh nhân cứu thế “Chân Quân” xuất thế, “canh tân trời đất”, khiến thiên hạ bước vào thế giới hoàn toàn mới tươi đẹp vô cùng.
Cũng có nghĩa là, hai bộ dự ngôn Ngũ Công Kinh và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh là của Phật gia và Đạo gia truyền lại cho thế nhân, hơn nữa là dự ngôn miêu tả riêng về tai họa to lớn thời mạt kiếp. Vì đây là dự ngôn Thần truyền, những điều Thần trông thấy này không chỉ hạn cuộc ở hiện tượng bề ngoài trong không gian của nhân loại, mà là vượt qua hiện tượng bề mặt trông thấy thực chất ở trong thời không khác. Ví như trong Ngũ Công Kinh miêu tả Ma Vương và quỷ dịch bệnh, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả Ma Vương và quỷ dịch bệnh, đều là đến để đào thải những người không tín Thần và người ác trong không gian của nhân loại, hoặc là những sinh mệnh ở thời không khác được Thần sai đến bảo hộ người tín Thần và người thiện lương. Những miêu tả trong các dự ngôn đã nói rõ: Biểu hiện của Đại họa trong thời không của nhân loại chỉ là hiện tượng bề mặt, mà những hành động của những sinh mệnh trong những thời không khác mới là thực chất đằng sau quyết định những hiện tượng bề mặt này.
Trong Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh miêu tả rằng:
“Khi đó có một Đạo sĩ, sáng lập Pháp Tam Động, Thiên nhân đều đến hộ Pháp”.
“Thế nhân không biết người này là từ Thiên thượng giáng sinh xuống, thấy thế gia ô trọc độc ác, tự cầu Tiên Đạo độ hết thảy mọi người. Con người không biết chân tướng của Thánh nhân, trái lại lại cười chê. Làm sao đây, làm sao đây. Những người như thế này, sau sẽ bị trọng tội, tội đọa vào trong nước lửa của địa ngục Xích Liên, ba ngàn ức kiếp không có đường thoát ra”.
(1) Người không tín theo và người ác bị đào thải trong đại họa
“Người thế gian độc ác, không tin lời chí ngôn, nay có Tam Động Kinh xuất hiện, không biết tiếp thu. Quỷ dịch bệnh và binh đao, sát hại chúng sinh, chúng sinh chết hết”.
(2) Người tin theo và người thiện lương được Thần bảo hộ và không bị tai họa làm hại
“Nay có người tín phụng Tam Động, ba nghìn Ma Vương bảo hộ”; “Nam nữ có những người tiếp thu Tam Động thì Quỷ Vương kính phụng, không dám xâm phạm”; “Quỷ Vương các loại đều bảo hộ những người theo Tam Động này, không để họ bị dịch bệnh” v.v…
“Người theo Pháp sư Tam Động thì Ma Vương bảo hộ. Nếu để họ bị nguy hại và dịch bệnh thì Ma Vương phải chịu tội, bị bổ đầu làm 80 phần”.
(3) Người nhiễm dịch bệnh nếu được tín đồ của Thánh nhân cứu vớt thì sẽ khỏi bệnh
“Nơi có người theo Thánh nhân cứu người, Thiên nhân và Lực sĩ đều bảo hộ trợ giúp, khiến người bệnh khỏi. Người khỏi bệnh thì Thiên nhân và Ma Vương đợi được thăng lên; người bệnh không khỏi thì các ngươi hãy chờ chết”.
“Người bệnh nếu được tín đồ của Pháp sư Tam Động cứu vớt, thì những con quỷ này sẽ tự khắc được Thiên nhân đem đi. Nếu không đi thì Lực sĩ Tam Thiên ắt sẽ trảm”.
“Các tín đồ nói với người mê muội, khiến người ta tiếp thu Tam Động, thì có thể thoát khỏi mọi nguy nạn xâm hại”.
Trong dự ngôn nói rõ rằng phương pháp mà các tín đồ của Thánh nhân “hành đạo cứu người” là nói rõ để chuyển biến nhân tâm.
Theo những miêu tả như trên trong các dự ngôn, trước Đại dịch hung dữ đoạt mạng liên tục kéo dài nhiều năm này, có người e rằng trốn tránh không được, nhưng lại có người không lây nhiễm được: Vận mệnh của một sinh mệnh trong đại họa này dường như hoàn toàn quyết định bởi sự lựa chọn từ nội tâm chính mình, nhất là thái độ đối với Pháp của Thánh nhân.
Ngũ Công Kinh của Phật gia cũng có miêu tả tương tự: “Bất kể giàu hay nghèo, người tôn kính (Pháp của Thánh nhân) thì tự an khang, nếu có người không tin thì khó mà được thấy năm thái bình”; “Người ác không kính không tin, khó tránh khỏi bị Trời diệt”; “Kẻ ác không tin nên bị tiêu diệt, người thiện được trông thấy Thánh Minh Quân”; “Mười phần dân chết 9 phần, chỉ lưu lại một phần người hiền lương hành thiện, người ác muốn thoát thì ngàn kế cũng không được” v.v…
Mặc dù Ngũ Công Kinh và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh cũng nhấn mạnh sự kính tín đối với bản thân kinh văn, nhưng như Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh có viết rằng: “Pháp của Đạo sĩ, lấy Tam Động làm đầu”, tức là Pháp của Thánh nhân mới là căn bản.
Vì vậy, so sánh các dự ngôn khác thì rất nhiều phiên bản của Ngũ Công Kinh đã miêu tả rất nhiều về danh tính của Thánh nhân cứu thế “Minh Vương”, còn Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh lại miêu tả nhiều về tác dụng Pháp của Thánh nhân có thể cứu người tránh tai họa. Nếu chân tâm kính tín, kính đó thì cũng không thể không chân tâm kính tín Thánh nhân và Pháp của Thánh nhân.
Các dự ngôn nổi tiếng liên quan cũng có miêu tả tương tự. Ví dụ như “Kim Lăng tháp bia văn” (Văn bia tháp Kim Lăng) của Lưu Bá Ôn có miêu tả rằng: Trong đại họa, “người gặp mãnh hổ khó tránh”. Có nghĩa là những người mê hoặc, tin theo “mãnh hổ” (tức người tuổi hổ và tập đoàn lợi ích mà họ đại biểu), thì đều khó thoát khỏi đại kiếp nạn này. Đồng thời trong đại họa, “có thể gặp Mộc Thố thì mới thọ”, tức là những người có thể tiếp thu và tin Thánh nhân “Mộc Thố” thì mới có thể bình an vượt qua đại kiếp nạn.
Kỳ thực “Văn bia tháp Kim Lăng” ám chỉ kẻ châm ngòi cho Đại họa xảy ra là Giang Trạch Dân (tuổi Hổ) đích thân thao túng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đàn áp quy mô lớn những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhất là Giang đã huy động tuyên truyền dối trá rợp trời dậy đất, khiến thế nhân bị lừa dối, sẽ mất tính mạng trong đại họa. (Chi tiết xem bài phân tích “Văn bia tháp Kim Lăng”).
Xem lại “Năm Tý Sửu dịch khởi bên sông” (Tý Sửu chi niên giang biên khởi) trong Ngũ Công Kinh, dường như cũng giống như trong “Văn bia tháp Kim Lăng”: Câu này không chỉ miêu tả thời gian và địa điểm của đại dịch, mà còn nói ra tên họ của người chịu trách nhiệm gây ra tai họa có tính hủy diệt này: Do “Giang” gây ra.
Khải Huyền trong Kinh Thánh là dự ngôn Thần truyền phương Tây, đã miêu tả tình hình Đại họa thời mạt kiếp của lịch sử. Nó miêu tả rằng, những người không tin và người ác bị đào thải trong tai họa là chỉ những người “hèn nhát, không tin, đáng ghét, sát nhân, dâm loạn, dùng tà thuật, thờ biểu tượng Satan, và tất cả những người nói lời giả dối”. Còn những người được cứu vớt là những người thiện lương tin vào Đạo của Thần, và không mang “dấu ấn của con thú (đại diện cho Satan).
Trong Khải Huyền của Kinh Thánh thì Chiên Thiên Chúa (cũng gọi là Vương của vạn vương, Chủ của vạn chủ) là Chúa Cứu Thế trong Đại họa: Ngài dùng máu của mình để mua lại con người từ các phương, các dân tộc, các quốc gia, bảo họ trở về với Thần”. Chiên Thiên Chúa trong thời kỳ mạt kiếp của lịch sử truyền Pháp trong dân gian, được gọi là “Đạo của Thần”. Tín đồ của Ngài bị Satan và đại diện nhân gian của nó bức hại và tàn sát tàn khốc. “Đạo của Thần” tiếng Anh là “The Word of God”, có thể dịch là “Pháp của Chủ Thần”.
Hé mở quan trọng trong các dự ngôn lịch sử là làm thế nào tránh được tai họa và dịch bệnh đã cho thấy có thể sẽ xảy ra biến số lịch sử.
3. Biến số của tai họa trong dự ngôn
Thực ra nếu chúng ta xem các dự ngôn lịch sử và những sự kiện lịch sử đã xảy ra, thì sẽ thấy kết quả có chỗ tương đồng, cũng có chỗ khác biệt.
Những kết quả so sánh có chỗ tương đồng là: từ năm 2000 trở về trước, những sự kiện lịch sử xảy ra so với các dự ngôn lịch sử thì hầu như không khác biệt.
Nhưng những kết quả có sự khác biệt là: Bắt đầu từ năm 2000, một số sự kiện mang tính tai họa so với tình hình tai họa mà các dự ngôn miêu tả sẽ xảy ra ở thời kỳ mạt kiếp thì dường như có khác biệt lớn. Ví dụ:
(1) Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh đã miêu tả khá nhiều về dịch bệnh SARS xảy ra năm Nhâm Ngọ (2002) và Quý Mùi (2003), đồng thời dự ngôn “Bệnh SARS” sẽ gây ra tổn thất sinh mệnh rất lớn cho Trung Quốc: “Mười người thì chết 3, 4”; nhưng thực tế, tổn thất sinh mệnh mà “bệnh SARS” gây ra không đạt đến mức “Mười người thì chết 3, 4” như trong dự ngôn.
(2) Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh cũng dự ngôn sau dịch bệnh SARS là lũ lụt lớn năm 2004: “Giáp Thân (2004) đến, lũ lụt không lâu”, và lũ lụt gây ra “Tai họa Giáp Thân chết hết”. Nhưng mặc dù năm 2004, ở nhiều nơi của Trung Quốc có xảy ra lũ lụt, nhưng tổn thất sinh mạng cũng không nặng nề. Và trận đại thủy xảy ra năm 2004 thực sự gây ra “Tai họa Giáp Thân chết hết” là sóng thần 2004, nhưng lại xảy ra ở Nam Á, không xảy ra ở Trung Quốc.
(3) Ngũ Công Kinh dự ngôn “Năm Tuất Hợi nổi đao binh”; Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh cũng dự ngôn năm Mậu Tuất (2018): “Đàn ông bị đi lính, cũng có người khóc trở về, vợ trông thấy phân ly, mỗi người đuổi nhau đi”. Dường như Chiến tranh thế giới lần thứ 3 trong dự ngôn là bắt đầu xảy ra vào năm 2018 từ một số xung đột quân sự dần dần mở rộng, mà Trung Quốc là một trong các quốc gia bị cuốn vào. Nhưng cuộc xung đột quân sự trên phạm vi thế giới này dường như đã chuyển thành xung đột thương mại, tức là “Đại chiến thế giới” trong dự ngôn đã trở thành Đại chiến thương mại thế giới khởi đầu từ năm 2018.
(4) Nếu Chiến tranh thế giới lần thứ 3 đã được tiêu trừ thì “Thiên hỏa” (lửa trời), tức là chiến tranh hạt nhân trong dự ngôn cũng được tiêu trừ. Quan sát cục diện thế giới hiện nay, thực sự tồn tại nguy cơ đại chiến thế giới và chiến tranh hạt nhân. Nhưng những nguy hiểm này dường như đang càng ngày càng được ngăn chặn.
Cũng có nghĩa là, những đại họa xảy ra thời kỳ mạt kiếp được nói đến trong các dự ngôn đã xảy ra biến số rồi, được giảm yếu hoặc tiêu trừ.
Đồng thời sự tương đồng khi so sánh kết quả là: Trung Quốc thực sự có “Đại Pháp” đang truyền. Hơn nữa, người tôn trọng, tiếp thu hoặc tín ngưỡng rất đông đảo, phân bố và truyền rộng khắp các quốc gia trên thế giới.
Theo những lời hé mở của Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh và những dự ngôn khác, thay đổi đại họa này chỉ là vì có Thánh nhân truyền Pháp vào thời kỳ mạt Pháp ngày nay, người tin theo ngày càng nhiều, từ đó dẫn đến một số sự kiện tai họa lớn trong các dự ngôn được giảm nhẹ hoặc trừ bỏ. Hơn nữa, đây là nguyên nhân duy nhất có thể khiến những biến số của những tai họa lớn trong các dự ngôn trở thành của hiện thực lịch sử.
Thực ra xem các dự ngôn lịch sử Đông – Tây, kết cục của vở kịch lớn của lịch sử này và vũ đài trung tâm cao trào nhất xoay quanh không phải là nơi nào khác, mà chính là Trung Quốc – đây có lẽ chính là tại sao các dự ngôn cuối cùng tất cả đều chỉ về một nơi: Phương Đông.
4. Lời kết
Từ rất nhiều dự ngôn trên thế giới mà xét, lịch sử nhân loại dường như đã bước đến thời khắc cực kỳ then chốt – Đại kết cục của vở kịch lớn lịch sử sắp diễn ra. Nhưng trong những an bài của lịch sử xưa kia, thì kết cục của vở kịch lớn lịch sử này lại là sự hối hận vô cùng thảm khốc và khắc cốt ghi tâm: Thế nhân bị mê hoặc bởi Satan (Thánh Kinh – Khải Huyền), hoặc Mãnh hổ (Văn bia tháp Kim Lăng) nên không tín Thần, làm ác, dẫn đến bị đào thải thảm hại trong Đại họa, mức độ hủy diệt đến mức “mười người còn một”.
Nhưng đồng thời với việc lịch sử an bài đại họa và đại đào thải thì lịch sử cũng an bài phương thức tránh tai họa và đào thải. Vào thời khắc kết thúc vở kịch lớn lịch sử này, tất cả các sinh mệnh đều được trao cơ duyên công bằng để lựa chọn và quyết định tương lai chính mình: Một sinh mệnh nếu muốn thay đổi kết cục bi thảm được an bài trong lịch sử quá khứ của mình, bình an vượt qua tai họa và bước vào kỷ nguyên hoàn toàn mới của lịch sử, thì biện pháp duy nhất chính là lựa chọn Tín Thần và Thiện lương.
Cùng với việc vở kịch lớn của lịch sử nhân loại đang đi đến hồi kết, nhất là bởi vì Thánh nhân truyền Pháp, và càng ngày càng nhiều người lựa chọn cải biến vận mệnh, có thể khiến những an bài ban đầu của lịch sử từ nay về sau sẽ xảy ra thay đổi, cũng khiến những cao trào trong vở kịch cuối cùng của giai đoạn lịch sử này chứa đầy hoài niệm và chấn động tâm can.
Đối với một số bạn đọc mà nói, có thể một số sự tình sắp xảy ra mà dự ngôn miêu tả thì khó mà tin được. Nhưng bất kể thế nào, trước những tình hình Đại dịch đang xảy ra trước mắt, ở thời khắc then chốt của sinh mệnh này, người xưa có câu nói trí tuệ có thể khiến mọi người thọ ích: “Thà tin là có, chớ tin là không”.
Trầm tĩnh lại suy nghĩ, trước sự lựa chọn giữa Thiện và Ác, Sống và Chết rõ rành rành, thì còn có lý do gì đáng để đưa ra sự lựa chọn đánh cược cho sinh mệnh trân quý của mình?
Hãy nhìn trung thu năm Thìn ấy
Bọ dòi có ở khắp mọi nhà
Dịch khởi bên sông năm Tý Sửu
Người chết vạn vạn thiếu quan tài
Mỹ nhân má hồng chảy máu chết
Châu báu vàng bạc hóa thành tro
Tuy có ruộng đất không ai lấy
Lầu cao nhà lớn hóa thành mồ
Áo gấm đai vàng người đâu thấy
Xương khô bầu bạn với cỏ cây
– (Ngũ Công Kinh)
Trong thời khắc then chốt này của lịch sử mong các bạn có thể nắm bắt được vận mệnh của bản thân, đưa ra sự lựa chọn hợp với ý Trời, thiện với người, thiện với mình – Sự lựa chọn của các bạn có lẽ sẽ giúp cho bạn thậm chí giúp nhân loại vượt qua kết cục lịch sử cực kỳ bi thảm khiến con người hối hận khôn nguôi này.
Xem thêm video: Đi tìm Cứu Thế Chủ – Vị Thánh độ nhân trong thời Mạt Kiếp