Quân đội Nga sử dụng mô hình xe tăng bơm hơi như một “ vũ khí chiến lược” trong cuộc chiến với Ukraine. Sử dụng vũ khí bơm hơi là một trong những giải pháp tâm lý chiến trước một thực tế là Ukraine đang cố gắng kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây hỗ trợ lượng lớn xe tăng chiến đấu.
Nhiều quốc gia từng sử dụng chiến thuật nghi binh trong các cuộc chiến. Ở thời điểm hiện tại người ta thấy quân đội Nga vẫn đang sử dụng xe tăng bơm hơi và các loại vũ khí mô hình khác để đánh lừa Ukraine.
Sản xuất vũ khí bơm hơi
Hãng sản xuất khinh khí cầu RusBal của Nga ban vốn chỉ sản xuất khinh khí cầu và đồ chơi bơm hơi cho trẻ em, nhưng đến nay hãng này đã chuyên sản xuất vũ khí bơm hơi có kích thước như thật cho quân đội Nga, bao gồm: xe tăng, máy bay chiến đấu, xe quân sự, bệ phóng tên lửa, lều quân sự. Người ta còn nhìn thấy cả trạm radar bằng hơi cũng được sử dụng trên chiến trường.
Với giá khoảng 16.000 đô la cho một chiếc xe tăng bơm hơi, nó rẻ hơn rất nhiều so với những chiếc xe tăng thực sự tốn hàng triệu đô la để chế tạo và cần nhiều năm bảo trì, đồng thời có thể được triển khai bằng một máy nén khí đơn giản.
Từ những năm 2010, truyền thông quốc tế đã báo cáo rằng vũ khí bơm hơi của RusBal chứa các vật liệu đặc biệt có thể đánh lừa radar và thiết bị chụp ảnh nhiệt của đối phương. Chính điều này khiến các đội quân phía bên kia nghĩ rằng chúng là vũ khí thật.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ ở thời điểm hiện tại, người ta không biết liệu loại vũ khí bơm hơi hiện nay có thể che giấu công nghệ trinh sát và chụp ảnh tiên tiến được bao lâu.
Nga không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng vũ khí bơm hơi. Trong chiến tranh Kosovo, quân đội Nam Tư đóng ở Kosovo còn sử dụng xe tăng bơm hơi để khiến quân NATO ném bom nhằm tiêu hao một lượng lớn đạn dược.
Ngay từ Thế chiến thứ 2, quân đội Mỹ đã có một “Đội quân ma” (Ghost Army) bí ẩn. Đội quân này nổi tiếng với khả năng đánh lừa thị giác, thính giác thậm chí cả các thiết bị vô tuyến để gây sức ép và răn đe quân đội Đức.
Người Mỹ không chỉ dừng lại ở các vũ khí như xe tăng bơm hơi mà còn sử dụng loa phóng thanh để phát âm thanh của việc tập trung quân lớn nhằm ngụy trang thành quân lớn.
Phản ứng của Ukraine
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 26/1 rằng các lực lượng Nga xâm chiếm khu vực Zaporozhye đã kiệt sức. Bài đăng có đoạn:
“Trong khi các đồng minh của chúng tôi đang điều phối việc cung cấp xe tăng cho Ukraine, các lực lượng xâm lược (Nga) cũng đã tăng cường ‘lính xe tăng’ của họ ở khu vực Zaporozhye”.
“Rõ ràng là không khí tự do ở vùng Cossack không phù hợp với các sản phẩm ‘cao su’ của những kẻ chiếm đóng, vì vậy chúng bị xì hơi trước khi hoàn thành nhiệm vụ chính, giống như sự dũng cảm của quân đội Nga”, bài đăng châm biếm.
Ukraine cũng sử dụng các vũ khí “mô hình”
Ukraine cũng đã sử dụng các “chiến thuật lừa dối” chống lại Nga trong cuộc chiến Nga-Ukraine này.
Tờ “Washington Post” ngày 30 tháng 8 năm 2022 đưa tin, quân đội Ukraine đã đánh lừa quân đội Nga bằng các vũ khí mô hình “Hệ thống tên lửa phóng đa năng cơ động cao” (HIMARS, gọi tắt là Haimas) bằng gỗ. Họ đã khiến quân Nga phóng ít nhất 10 loạt tên lửa để tấn công các mục tiêu giả, từ đó làm cạn kiệt kho tên lửa chính xác của quân đội Nga.
Một quan chức Ukraine nói với The Washington Post rằng cảnh quay bằng máy bay không người lái của quân đội Nga không thể phân biệt được tính xác thực của các mô hình thật với những mô hình giả.
Khi phát hiện ra các mô hình các máy bay không người lái này truyền vị trí của các mô hình tới các tàu Hải quân Nga ở Biển Đen, khiến chúng bắn tên lửa vào các mục tiêu giả, như thể chúng là một mục tiêu chính.
Vũ Nam (T/h)