spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Học giả, Cơ đốc nhân đọc bài viết của Đại sư Lý: Lời cảnh báo phổ quát vượt ra ngoài tôn giáo

Học giả, Cơ đốc nhân đọc bài viết của Đại sư Lý: Lời cảnh báo phổ quát vượt ra ngoài tôn giáo
Học giả và nhà bình luận chính trị độc lập người Mỹ gốc Hoa Qua Bích Đông bày tỏ suy nghĩ của mình sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý. Hình ảnh cho thấy Qua Bích Đông tham gia “Triển lãm tội ác trăm năm của ĐCSTQ” vào năm 2021. (Shi Ping/Epoch Times)

Bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, tiếp tục lan truyền trong độc giả. Qua Bích Đông, một học giả độc lập người Hoa tại Hoa Kỳ, nói rằng đây là “ân điển của Chúa”, “ý chỉ của Chúa”, “mối quan tâm cuối cùng của Chúa đối với nhân loại”, “vượt ra ngoài tôn giáo” và là “lời cảnh báo” và “cứu rỗi” của sinh mệnh cao tầng đối với cho mọi người trước khi tai họa đến. 

“Giống như hồng thủy hay sóng thần ập đến, ai đó bảo bạn ‘mau chạy đi’. Đó là ý tốt hay ác?” Ông nói: “Chúng ta cần biết tốt – xấu, phân biệt rõ thiện – ác, đây là năng lực tối thiểu của con người. Bất kể bạn ở tôn giáo nào, chức vụ vị trí nào, miễn là bạn là nhân loại, bạn phải phân biệt rõ thiện và ác…”

Bài phát biểu của Đại sư Lý dành cho nhân loại vào thời điểm này thật khác thường

Ông Qua Bích Đông tốt nghiệp Đại học Phúc Đán Thượng Hải với bằng thạc sĩ kinh tế. Ông từng là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Thượng Hải. Ông là một Cơ đốc nhân, một nhà truyền thông cấp cao, một cây viết chuyên mục, một học giả độc lập, và một nhà bình luận thời sự chính trị Trung Quốc.

Qua Bích Đông nói rằng, ông có hai suy nghĩ sau khi đọc cuốn “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý.

“Điểm đầu tiên là Đại sư Lý là một người rất khiêm tốn và lặng lẽ. Ông chưa bao giờ nói về chủ đề nhân loại trước công chúng. Những gì ông nói trước đây đều được đăng trên trang Minh Huệ, đều là những bài phát biểu nội bộ dành cho các đệ tử của ông. Đây là bài phát biểu lần đầu tiên nói chuyện với toàn xã hội nhân loại, điều đó thật khác thường” – ông nói.

Hơn nữa, ông cho rằng Đại sư Lý có cả trăm triệu đệ tử, “Nếu Đại sư là một người bình thường, thì bất cứ điều gì kinh thiên động địa nào cũng có thể làm được, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy ông làm gì. Đây chính là Đại sư chân chính, và đây là điều mà tất cả chúng ta đều thấy rất rõ ràng”.

“Điểm thứ hai là tất cả chúng ta đều nhận thức được bối cảnh hiện tại. Chưa nói đến cuộc bức hại của ĐCSTQ trong nhiều năm như vậy, chỉ trong ba năm qua, tình hình của toàn thế giới, như Đại sư Lý đã nói, thực sự đã đạt đến thời kỳ Diệt của Thành Trụ Hoại Diệt rồi, những hiện tượng mạt hậu (cuối cùng thời mạt thế) đã xuất hiện rồi. Cơ đốc nhân chúng ta cũng nói về mạt thế. Người nói về chủ đề này vào thời điểm này, thì không phải là điều mà những người bình thường của chúng ta có thể nói được. Bạn gọi ông là “Thánh Thần”, “Thần linh”, “Giác giả”, “Đại sư” hay “Cao nhân” đều được. Chỉ có sinh mệnh cao hơn nhân loại mới có thể nói ra được”.

Tôn giáo là hình thức, giá trị quan và tín ngưỡng là thực chất

Mặc dù có tín ngưỡng khác, nhưng Qua Bích Đông, người tự gọi mình là một “Cơ đốc nhân nghiêm túc”, rất công nhận và ủng hộ Pháp Luân Công, bởi vì ông cho rằng “tôn giáo là hình thức, hệ thống tín ngưỡng và lẽ thường mới là thực chất.”

id13918945 Screen Shot 2023 01 30 at 2.37.49 PM
Ông Qua Bích Đông, một học giả và là Cơ đốc nhân, đang ở trong nhà thờ. (do người được phỏng vấn cung cấp)

Ông Qua Bích Đông nói: “Nhân loại giống như học sinh tiểu học. Có 100 phòng học trong trường do các bậc trí giả mở ra. 100 giáo viên có 100 phương pháp giảng dạy khác nhau, nếu không phù hợp với bạn thì bạn sẽ phản đối? Tôi cho rằng, chỉ cần nội dung mà những giáo viên này giảng là vì sự thiện lương và chính nghĩa của nhân loại, không phải những thứ xấu xa như ĐCSTQ, thì tôi không phản đối. Nếu điều gì đó không phải tôn giáo của bạn thì bạn phản đối, thế thì chẳng phải giống như ĐCSTQ đó sao?”

“Nền tảng tín ngưỡng của chúng ta không phải là nhận thức về một khái niệm hay một danh từ, mà là sự thừa nhận bản chất của một tín ngưỡng. Tiêu chí để đánh giá là hệ thống giá trị và lẽ thường của nhân loại. Anh nói về thiện lương và chính nghĩa, thì anh cùng hệ thống giá trị giống như tôi, tôi chấp nhận, tôi không quan tâm đến hình thức của anh”.

“Mặc dù tôi là một Cơ đốc nhân nghiêm túc, nhưng trong những người bạn tốt của tôi thì đa số là những người bạn Pháp Luân Công. Họ là những người mà tôi cảm thấy yên tâm nhất. Tín ngưỡng của Pháp Luân Công là Chân Thiện Nhẫn. Bao nhiêu năm nay, họ có làm việc gì xấu không? Họ có bao giờ hại người không? Không hề. Họ cũng thiện lương, cũng chính nghĩa, cũng là tín ngưỡng cao thượng của nhân loại, thì tại sao tôi phải phản đối họ, điều này chẳng phải quá vô lý sao?”

“Vì vậy, tôi nói với những Cơ đốc nhân công kích tôi ‘không chuyên nhất’ rằng, cái mà các bạn tín ngưỡng là ‘hình thức’ và ‘danh từ’, không phải là ‘bản chất của tín ngưỡng’. Những người tin vào hình thức tôn giáo giống như những người Pharisêu trong Kinh Thánh, họ câu nệ ở hình thức tôn giáo, thuộc làu làu các kinh điển, nhưng họ không nói về chính nghĩa, như vậy có ích gì?”

“Tôi đã nói với một số người bạn rằng: Những thứ như ông đồng bà cốt, thầy phù thủy, những lời nói nhảm nhí vô nghĩa trên mạng, những thứ loạn bát nháo… các bạn đều tin, nhưng lời cảnh báo mạt thế của Đại sư Lý, người luôn đề xướng ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, và quan tâm tối thượng đến nhân loại, thì các bạn lại không tin?! – Bản thân điều này chính là biểu hiện của thời kỳ mạt thế rồi!”

Lời cảnh báo vượt ra ngoài tôn giáo

Ông Qua Bích Đông nói rằng, trước đây ông không hiểu từ “cứu người” mà các đệ tử Đại Pháp thường nói, “bây giờ tôi đã hiểu”, “giống như tai họa xảy ra, người ta bảo bạn: Hãy mau chạy đi”.

Ông cho rằng đây chính là “cứu người” vượt ra ngoài ngoài tôn giáo, về việc này, một số người vẫn không hiểu.

Ông Qua Bích Đông cho biết: “Tôi đã nói với một người bạn là mục sư Cơ đốc giáo rằng, giả sử hồng thủy hoặc sóng thần sắp ập đến, nếu lúc này có ai đó hét lên: ‘Sóng thần đang đến, các bạn hãy mau chạy đi! Tôi đến để cứu các bạn!’. Thế thì khi đó, liệu bạn còn cần phải phán xét “Anh ta có thuộc tôn giáo của mình hay không”; “Người này có liên quan đến mình hay không”; “Ông ấy có phải là sư phụ của mình hay không”? Người ta là đang cứu bạn. Việc duy nhất mà bạn có thể làm là: Nghe theo lời cảnh báo này, đi theo sự cứu rỗi này. Chỉ đơn giản thế thôi, đó là lẽ thường căn bản của con người”.

“Tôi đã đọc rất nhiều kinh sách tôn giáo. Tất cả những lời tiên tri đều giống với những gì tôn giáo nói. Tất cả đều nói rằng ‘Chúa sẽ cứu loài người khi có thảm họa’. Vậy sự cứu rỗi ở đâu? Cơ đốc nhân chúng tôi đều nói rằng, tôi đang chờ đợi sự trở lại của Chúa, chờ đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế Messiah. Tại sao? Đấng Cứu Thế Messiah đến để làm gì? Để cứu chúng ta. Vậy đó không phải là những gì Đại sư Lý đã nói sao? Không phải chỉ để cứu bạn sao? Không phải như vậy sao? Có gì khác biệt đâu?”

“Đây là lời cảnh báo mạt thế từ một Đấng Giác ngộ tầng thứ cao, vượt ra ngoài bất kỳ tôn giáo nào, không nhằm vào một nhóm nào đó, mà là nhắm vào toàn thể nhân loại. Đó là sự quan tâm tối thượng đối với con người. Nó đại diện cho ân điển của Chúa, ý chỉ của Chúa, tất cả nhân loại đều nên đến và lắng nghe”.

Ông Qua Bích Đông nói rằng, bệnh dịch hạch hiện đang hoành hành trên toàn thế giới, và đây được gọi là thảm họa đang đến.

“Nhân loại chúng ta trong ba năm qua đã trải qua sinh tử, bất kỳ người nào khi đối mặt với tai họa, nào ai biết được mình sẽ gặp phải điều gì? Có thể ngày mai tử vong. Vì vậy, trước bệnh dịch, nạn đói, hay những tai họa khác của toàn nhân loại, Đại sư Lý, người chưa bao giờ phát biểu với toàn thế giới và toàn nhân loại, đột nhiên bước ra phát biểu. Bởi vì nhân loại đã đến một tình huống rất nguy hiểm, chúng ta vẫn không nghe lời cảnh báo của Đại sư sao?”

Ông Qua Bích Đông cho biết, mọi người bây giờ nên nhận thức được cảnh báo này.

Ông trích dẫn câu chuyện ngụ ngôn Chúa gửi ba chiếc thuyền để cứu một người. Chuyện kể rằng, khi đối mặt với trận hồng thủy, một linh mục đã ba lần gặp được người chèo chiếc thuyền tam bản đến cứu, nhưng ông ta vẫn bất động với lý do: “Chúa nhất định sẽ cứu tôi”.

Cuối cùng, sau khi vị linh mục chết đuối, ông ta đã gặp được Chúa và nói: “Lạy Chúa, con dâng hiến cả đời, sao Ngài không cứu con?”.

Chúa phán: “Ta đã ba lần sai người đến cứu con, nhưng con đều từ chối”.

“Chúng ta cần biết tốt – xấu ác, và phân biệt rõ thiện – ác, đó là khả năng cơ bản nhất của con người” – Ông Qua Bích Đông nói: “Bất kể bạn ở tôn giáo nào hay địa vị nào, chỉ cần bạn là nhân loại, thì những lời của Đại sư Lý đều là sự cứu rỗi, khuyên bảo và cảnh báo bạn. Bạn cần phải phân biệt rõ giữa thiện và ác. Ở đây không có giới hạn tôn giáo nào. Điều này dành cho tất cả mọi người. Thành thật mà nói, cả ‘người tốt’ và ‘kẻ xấu’ đều được bao gồm trong đó. Bất kể bạn là ai, đều là đang cảnh báo bạn”.

Ông Qua Bích Đông cho rằng: Bài viết của Đại sư Lý tràn đầy lòng từ bi, là đại từ bi”.

Theo Thi Bình – Epochtimes

Thanh Hà (NTDVN) biên dịch

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều