“Thập ác bất xá” theo nghĩa mặt chữ là 10 tội ác không thể tha thứ. Trong lịch sử có khi nào pháp luật đặt ra những loại tội này? Phật giáo cũng có nói về Thập ác, và khác với kiến giải về luật pháp. Chính trị nói về pháp và hình (pháp luật và hình phạt), còn Phật gia giảng tội và xá (tội lỗi và tha thứ).
Con người trên thế gian ai không phạm lỗi!? Con người muốn biết nhất chính là làm sao để được tha thứ vì trong vô minh mà đã phạm tội “Thập ác bất xá”! Tội lỗi và sự tha thứ, làm thế nào để được tha thứ? Pháp luật và Phật Pháp cũng có kiến giải và khái niệm khác nhau.
10 tội ác theo hình pháp
Tôn chỉ của hình phạt là ở “dẹp loạn trừ bạo, cấm con người làm việc sai trái”, và đã có từ thời cổ đại. 10 tội nặng có thể thấy trong “Tề Luật 12 thiên” thời Nam Bắc triều. Liệt kê rõ 10 tội ác đó là những tội nào?
Năm Hà Tĩnh thứ 3 đời Vũ Thành Đế nhà Bắc Tề, Thượng thư lệnh Triệu Quận Vương Duệ đã dâng tấu “Tề Luật 12 thiên” (Luật Bắc Tề), trong đó có 10 trọng tội là: “Thứ nhất là phản nghịch, thứ hai là đại nghịch, thứ ba là làm phản, thứ tư là đầu hàng, thứ năm là ác nghịch, thứ sáu là vô Đạo, thứ bẩy là bất kính, thứ tám là bất hiếu, thứ chín là bất nghĩa, thứ mười là nội loạn”
Hình phạt của luật Bắc Tề thuộc lọai hình phạt nghiêm khắc, những tội nhân phạm vào các điều trong 10 trọng tội này thì không được đưa vào nội dung luận đàm chuộc tội. Cũng có nghĩa là không được dùng tiền tài của cải hoặc lao dịch để giảm tội hoặc miễn trừ hình phạt, ắt phải chịu hình phạt hoặc tử hình. Đây chính là nguồn gốc của câu “Thập ác bất xá”.
Đầu năm Khai Hoàng thứ nhất đời Tùy Văn Đế thế kỷ thứ 6, Lệnh Cao Quýnh thay đổi, đặt ra pháp luật mới, đa phần áp dụng pháp luật của triều Bắc Tề, và tiến hành điều chỉnh. Trong đó danh mục 10 trọng tội đại thể là giống nhau chỉ có khác biệt nhỏ. 10 trọng tội được ghi chép trong tùy thư theo thứ tự là: “Thứ nhất mưu phản, thứ hai mưu đại nghịch, thứ ba mưu phản bội, thứ tư ác nghịch, thứ năm vô Đạo, thứ sáu đại bất kính, thứ bẩy bất hiếu, thứ tám bất hòa, thứ chín bất nghĩa, thứ mười nội loạn”.
Triều Tùy Văn Đế, người phạm tội trong 10 trọng tội này cũng có điều khoản đặc biệt được giảm nhẹ hình phạt, gọi là “Bát nghị” (8 điều bàn luận), người có 8 tình trạng thân phận có thể có có hội giảm nhẹ hình phạt đó là: Thân, cố, hiền, năng, công, quý, cần, tân. Nhưng phải xóa bỏ danh tính tịch quán và xóa bỏ tất cả những tư cách vốn có (gọi là trừ danh).
Sau khi pháp luật mới năm Khai Hoàng thứ nhất đời Tùy Văn Đế được thực thi, người phạm tội chịu hình phạt vẫn rất nhiều, Tùy Văn Đế xem xét đánh thấy pháp luật quá nghiêm khắc, nên lại lệnh cho Tô Uy, Ngưu Hoằng sửa đổi pháp luật, loại bỏ 81 loại tội chết và 1100 loại tội chịu hình phạt khác. Từ đó pháp luật triều Khai Hoàng đơn giản cốt yếu, mà lại không sơ suất sai sót.
10 trọng tội “Thập ác” như sau:
1/ Mưu phản謀反: có mưu đồ làm nguy hại quốc gia đất nước.
2/ Mưu đại nghịch謀大逆: có mưu đồ hủy hoại miếu thờ tổ tông vua, sơn lăng (lăng mộ vua), cung vua.
3/ Mưu bạn謀叛: có mưu đồ phản bội tổ quốc, đầu địch.
4/ Ác nghịch惡逆: đánh đập hay mưu sát ông bà, cha mẹ hoặc các trưởng bối trực hệ: chú bác cô dì, anh chị, vợ chồng v.v.
5/ Bất đạo 不道: giết ba người một nhà và phanh thây người, hạ độc vật nuôi, phù chú yểm cầu hại người ta chết.
6/ Đại bất kính 大不敬: có hành vi bất kính đối với vua. Gồm có: ăn cắp đồ cúng tế Thần, các vật xe kiệu y phục của vua; ăn cắp và ngụy tạo quốc bảo; chế tạo thuốc cho vua không có công hiệu như ban đầu mà lại ghi gây hiểu lầm; như làm cơm cho vua, ngộ phạm cấm kỵ của ẩm thực; lái thuyền cho vua, sai sót không chặt chẽ; trách mắng vua làm hại lẽ phải, không giữ Lễ.
7/ Bất hiếu不孝: làm trái Hiếu đạo. Mắng ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ còn đó mà ra ngoài lập nhà riêng, chia tài sản, cung dưỡng thiếu sót đối với cha mẹ. Trong lúc để tang cha mẹ mà cử hành cưới hỏi, bỏ tang phục mà làm như bình thường. Nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà lánh mặt, trốn tránh chẳng thương xót, hoặc giả bảo là ông bà cha mẹ đã chết rồi.
8/ Bất mục不睦: chỉ trong gia tộc mưu hại lẫn nhau, bao gồm mưu sát hoặc buôn bán người thân trong gia tộc. Người thân ở đây nói đến là “Đại công” (* các loại người mặc tang phục) cho đến người tôn trưởng và “Tiểu công” họ hàng (* bà con) [2]
9/ Bất nghĩa不義: là nói đối đãi giữa lớn nhỏ, kẻ dưới với người trên, ấu tàn hại trưởng, còn có phụ nữ đối với trượng phu bất nghĩa.
Gồm cả: giết quan viên chính phủ, quan thứ sử, quan huyện, giết thầy dạy học, giết quan ngũ phẩm, cho đến vợ để tang chồng mà trốn tránh chẳng thương xót, bỏ áo tang để tái hôn.
10/ Nội loạn內亂: chỉ trong thân tộc có hành vi bất luân. Bao gồm: các loại “Tiểu công” gian dâm lấy người bề trên ngang với cha mình làm thiếp.
Thập ác và nghiệp báo trong Kinh Phật
Trong Phật giáo cũng có thuyết pháp về phạm “Thập ác” sẽ chịu nghiệp báo ác. Trong “Vị tằng hữu kinh” có viết về 10 trọng tội “Thập ác” là: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, nói hai mặt, ác khẩu, nói thêu dệt, tật đố, giận dữ oán hận, kiêu ngạo tà kiến.
Nguồn gốc gây ra tội Thập ác, có cái khởi đầu từ hành động bản thân, có cái khởi đầu từ việc không tu khẩu, có cái khởi đầu từ ý niệm, chấp trước tự ngã.
Khởi đầu từ thân bất thiện gồm: sát sinh, trộm cắp, tà dâm.
Khởi đầu từ khẩu bất thiện tạo khẩu nghiệp gồm: vọng ngôn (nói lời cuồng vọng), nói lời hai mặt (lời lia gián), ác khẩu (ác ngữ), lời thêu dệt (lời ô uế tà vạy).
Khởi đầu từ ý niệm bất thiện, chấp trước tự ngã, tâm tranh đấu, tâm hiển thị gồm: tật đố (đố kỵ, ghen ghét), tức giận oán hận (nổi giận, nổi nóng), kiêu ngạo tà kiến.
Phật gia giảng, thập ác của con người đều sẽ chịu ác báo.
Câu chuyện “Mục Kiền Liên cứu mẹ” hay được diễn lại trong các vở kịch trên sân khấu, mẹ của Mục Kiền Liên, một đệ tử của của Đức Phật lúc sinh thời không tu phúc, phạm đủ Thập ác, bởi vậy mà rơi vào địa ngục ngạ quỷ nhận nghiệp báo ác. Cho dù Mục Kiền Liên là đệ tử thần thông đệ nhất của Phật cũng cứu không được mẹ mình, thần thông quảng đại của ông cũng không giúp xoay chuyển được tội nghiệp đại ác của mẹ; người với người tự mình tạo tội nghiệp thì cần phải tự mình hoàn trả.
Kinh Phật khuyên con người chân thành sám hối sửa đổi, tu thiện, tu khẩu, tu bỏ ích kỷ của mình, có thể thay đổi vận mệnh. Cho nên, con người trong mê mà phạm tội “Thập ác bất xá”, làm sao để được tha thứ xóa bỏ đây?
Vẫn có thể qua chịu khổ mà hoàn nghiệp, qua cải thiện bản thân, tu thiện vị tha, tu hành khứ tư (gạt bỏ vị tư), mà đắc được thiện đức chuyển hóa nghiệp lực của mình. Phật gia giảng, chủ nguyên thần của con người là bất diệt, đức và nghiệp của con người đều đi theo nguyên thần. Hoàn trả hết nợ nghiệp, có thể có tương lai tốt đẹp, có thể đã bắt đầu một sinh mệnh mới.
Theo Epochtime, Secretchina
Nghi Vân (t/h)