spot_img
19 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Cha mẹ ly hôn, con gái nhỏ đau khổ viết thư gửi mẹ

Cuộc thi viết thư UPU dành cho các bạn trẻ quốc tế diễn ra nhiều năm qua đã trở thành địa chỉ quen thuộc, nơi mà các bạn trẻ có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm, cũng như nói lên suy nghĩ độc lập của bản thân về nhiều vấn đề trong cuộc sống. 

Năm 2022, một bức thư chấn động dành giải nhất của bạn Kim Chi, một bé gái lớp 5 đã viết thư cho mẹ, kể về niềm khát khao được ở với mẹ sau khi cha mẹ ly hôn. Câu chuyện xúc động này đã được nhiều tờ báo đăng lại, và được cộng đồng mạng không dấu được sự xúc động khi đọc bức thư này. Câu chuyện cũng để lại lời chuông cảnh tỉnh cho bất cứ cặp vợ chồng nào muốn ly hôn và có con nhỏ.

gia dinh
Ảnh minh họa

Câu chuyện của bé Kim Chi được chia sẻ như sau:

Gửi mẹ của con!

Mẹ à, con là Kim Chi – con gái của mẹ đây. Kim Chi của mẹ năm nay đã học lớp 5 rồi. Con đang cố gắng từng ngày để bố mẹ không buồn lòng vì con. Mẹ ạ, từ ngày sinh con được 2 tuổi, mẹ để con ở nhà với bố và bà nội rồi mẹ đi kiếm tiền ở xa. Lúc ấy, người ta bảo mẹ đi xa lắm tiền lắm. Mẹ gọi điện về bảo kiếm tiền về xây nhà, mua quần áo đẹp cho con.

Nhưng hiện nay con vẫn ở nhà cũ của bà nội. Mẹ đi làm đã 6 năm rồi. Khi con học lớp 4 mẹ về nhà. Con được ở với mẹ đúng 1 tuần rồi mẹ mang vali về nhà ông bà ngoại. Sau đó, bố mẹ li hôn. Đã từ năm đó con chẳng được sống cùng mẹ. Thi thoảng đi xa về, mẹ chỉ đến đón con. Mẹ mua sữa, mua quần áo cho con rồi mẹ lại vội đi.

Mẹ à, có lẽ mẹ không biết được rằng, con ao ước được mẹ hỏi học hành như thế nào. Mẹ có thể đến trường thăm con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác, họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về việc học tập của con”. 

Bức thư gửi mẹ của bé Kim Chi

Ngày thông báo họp phụ huynh, con cũng khóc mẹ ạ. Con gái khóc thật yếu đuối nhưng khi nào họp cô cũng dặn phải bảo bố mẹ đi nhé. Nhiều bạn có ông bà đi, cô nói nghe không hiểu, về nói lại bố mẹ không rõ.

5 năm học, con chưa bao giờ được mẹ đi họp phụ huynh. Bố lúc nào cũng bận đi làm kiếm tiền, còn mẹ đi làm xa cũng để kiếm tiền, chỉ có bà nội thôi. Con biết, bố mẹ không ở với nhau nữa thì con làm gì có quyền đòi hỏi bố mẹ phải đi họp cho con. Nhưng mẹ ơi, con ước ao một lần để mẹ đi họp cho con.

Con vẫn cố gắng từng ngày, năm nào con cũng được giấy khen. Bà bảo học giỏi, sau này đi học đại học để không phải đi làm xa vất vả như bố. Nhưng bà có đối xử tốt với con như thế nào, thì cũng không bằng mẹ.

Con xem trên facebook của mẹ rồi, mẹ lại có thêm em nữa. Con thật ghen tị với hai em vì được ở bên mẹ suốt ngày, được mẹ cho đi chơi. Giá mà con cũng được ở bên mẹ như thế thì tốt biết bao.

Mẹ ơi, mẹ hạnh phúc lắm phải không. Con chỉ mong mẹ hãy hiểu, mẹ vẫn còn một đứa con gái là con đang sống cùng bà nội mẹ nhé. Lần tới, mẹ về mẹ không phải mua sữa cho con đâu, vì dạo này con không uống sữa nữa. Bố đi làm ăn xa chẳng có thời gian chăm con, nhưng mẹ cũng ít về nhỉ. Con lại có thêm em nữa. Nhưng cứ có thêm một em nữa chắc bố sẽ không còn yêu con đâu, giống như mẹ ấy.

Con chỉ ao ước được ở bên mẹ, được cảm nhận cuộc sống ở cạnh mẹ như thế nào. Mẹ ơi, nếu có thể, lần họp phụ huynh sắp tới, mẹ gửi em và về họp phụ huynh cho con nhé.

Con yêu mẹ. Điều con mong muốn là mẹ luôn hạnh phúc và cũng đừng quên con mẹ nhé!“.

Nếu những ai là bậc cha mẹ, hãy nghĩ lại để sống có trách nhiệm với gia đình và con cái. Sự mai một các giá trị truyền thống làm con người trở nên ích kỷ. Khi đặt bút ký lên tờ đơn ly hôn, các bậc phụ huynh có bao giờ bình tĩnh suy xét, rằng quyết định này có phải xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân, và đã có suy xét đến hậu quả của nó hay chưa. Hậu quả đó chính là sự phiền lòng của cha mẹ, gia đình hai bên; đó là sự tổn thương của những đứa trẻ đột nhiên mất đi sự ấm cúng từ gia đình, sự yêu thương đầy đủ của bố mẹ, sự hàn gắn của anh chị em trong nhà mà lẽ thông thường chúng phải có.

Ảnh minh họa: New York Times.
Nhiều cặp vợ chồng khi quyết định ly hôn, đứa con không đủ sức níu kéo họ trở lại (Ảnh New York Times.)

Trong văn hóa truyền thống, vợ chồng kết hôn thường sống với nhau trọn đời. Sự gắn kết đó có được là vì người xưa biết trân trọng, duy trì tâm pháp và giữ gìn đạo đức. Người xưa xem hôn nhân là sự kiện trọng đại nhất trong đời người. Việc duy trì cuộc sống hôn nhân bền vững chính là trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Ly hôn ngày nay nhan nhản chỉ vì rất nhiều người không xem trọng cuộc sống hôn nhân và thiếu trách nhiệm.

Phật gia giảng Chân – Thiện – Nhẫn. Nếu mỗi người đều biết ước thúc suy nghĩ hành vi là thiện, gặp điều không tốt cũng dùng thiện để đối đãi, thì gia đình đều hữu hảo. Ai cũng biết tự hướng nội, nhìn vào hành vi của bản thân để sửa chữa sai lầm, thì không có những điều bất hạnh xảy ra. “Nam cương nữ nhu”, đó là bản chất mà Trời đã ban cho nam và nữ để sống hoà hợp, phù hợp với đạo lý.

Gia đình là tế bào của xã hội, xã hội muốn hưng thịnh, tồn tại thì mỗi tế bào đều phải tốt. Vì vậy quay về truyền thống chính là con đường tốt nhất để có được một cuộc sống bình an, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình.

Theo “Khát Vọng Cuộc Sống

TTK 4 01 1

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều